KỸ THUẬT THỞ RA CHẬM KÉO DÀI Ở TRẺ NHỎ DƯỚI 3 TUỔI (số 112)
-
ĐẠI CƯƠNG
Kỹ thuật thở ra chậm kéo dài là một kỹ thuật làm tăng cường luồng khí thở ra. Kỹ thuật được tác động chậm vào cuối thì thở ra của trẻ làm tăng thể tích thở ra dự trữ (ERV) do đó làm giảm thể tích khí cặn (RV). Kỹ thuật này có hiệu quả với các tắc nghẽn phế quản nhỏ giúp thúc đẩy các chất bài tiết từ các phế quản nhỏ ra phế quản trung bình trước khi thực hiện các kỹ thuật tăng tốc thì thở ra.
-
CHỈ ĐỊNH
Trẻ có tổn thương gây ứ đọng đờm rãi ở các nhánh phế quản nhỏ, trẻ < 3 tuổi.
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– SpO2 < 90%.
– Tràn khí, tràn dịch màng phổi, vết thương lồng ngực, ổ bụng.
– Áp xe phổi, chảy máu phổ
– Dị dạng đường thở (dò khí thực quản…).
– Tăng huyết áp, rối loạn đông máu.
– Tim bẩm sinh nặng.
– Hôn mê.
– Xương thủy tinh.
-
THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Ống hút đờm có kích thước phù hợp
– Ống nghe.
– Khăn lau tay
5.4. Trang thiết bị
– Máy hút đờm
– Bàn thủ thuật cao ngang hông kỹ thuật viên.
5.5. Người bệnh
Giải thích cho người nhà người bệnh hiểu và phối hợp trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
5.6. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,3 đến 0,5 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng phục hồi chức năng hoặc phòng bệnh
5.9. Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ, bệnh án đầy đủ, có chẩn đoán, chỉ định rõ ràng.
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
– Vị thế trẻ: Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, bộc lộ vùng ngực của trẻ để không có gì cản trở giữa tay của người thực hiện và da của trẻ.
– Vị thế người thực hiện kỹ thuật viên: Đứng cạnh bàn – Vị trí đặt tay của người thực hiện kỹ thuật viên: Tay thuận của kỹ thuật viên đặt trên hõm ức và đường ngang vú. Tay còn lại đặt ở vị trí dưới cơ hoành để giúp cố định. |
– Dùng tay thuận giữ lồng ngực trẻ, cảm nhận nhịp hô hấp của trẻ bằng tay còn lại trong vài chu kỳ thở.
– Khi đến cuối kỳ thở ra của trẻ, tay thuận của người thực hiện kỹ thuật viên ép xuống lồng ngực của trẻ nhẹ nhàng theo hướng chéo, xuống D12-L. Tay còn lại chỉ để trên bụng cố định, không nên ấn xuống.
– Trung bình 2-3 lần ấn cho 10 nhịp thở mỗi đợt.
– Khi trẻ có khạc đờm dùng giấy thấm.
– Lặp lại kỹ thuật 2- 3 lần để đạt hiệu quả điều trị.
– Kết thúc kỹ thuật: Thu dọn dụng cụ, vệ sinh tay đúng kỹ thuật, ghi hồ sơ bệnh án.
-
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Dấu hiệu suy hô hấp như màu sắc da niêm mạc ở môi, mặt, SpO2 …
– Nếu có tai biến suy hô hấp: Xử trí theo phác đồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Postiaux, Guy (2009), Kinésithérapie respiratoire de l’enfant : les techniques de soins guidées par l’auscultation pulmonaire, De Boeck, Bruxelles.
- Postiaux, Guy (2016), Kinésithérapie et bruits respiratoires: Nouveau paradigme. Nourrisson, enfant, adulte, De Boeck supérieur.
- Reychler, Gregory, Roeseler, Jean, and Delguste, Pierre (2009), Kinésithérapie respiratoire.