KỸ THUẬT TẬP SỨC BỀN Ở NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH BẰNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC CÓ KIỂM SOÁT (số 142)
-
ĐẠI CƯƠNG
Luyện tập thể dục là vận động thể lực có kế hoạch và được thực hiện nhằm mục đích tăng sức bền, cải thiện khả năng gắng sức. Việc luyện tập cần phải theo dõi chặt chẽ, theo đúng khuyến cáo về tập luyện của bác sĩ tim mạch. Mục đích của hoạt động thể dục sức bền là tạo sự co cơ và chuyển động của các nhóm cơ lớn, làm tiêu hao năng lượng, tăng nhịp tim, tăng mức tiêu thụ oxy, tăng cung lượng tim và huyết áp tâm thu có kiểm soát.
-
CHỈ ĐỊNH
– Bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp ổn định với điều trị nội khoa (Class IA).
– Cơn đau thắt ngực ổn định (Class IB).
– Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu chủ-vành (Class IA).
– Bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da (Class IA).
– Suy tim mạn ổn định (Suy tim tâm thu hoặc tâm trương).
– Bệnh nhân sau ghép tim.
– Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim.
– Bệnh mạch máu ngoại biên (Class IA).
– Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mạch vành cao, đái tháo đường tuýp 2, rối loạn Lipid máu, tăng huyết áp, béo phì.
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Hội chứng mạch vành cấp không ổn định.
– Suy tim mất bù.
– Rối loạn nhịp thất nghiêm trọng.
– Có huyết khối trong tim với nguy cơ tắc mạch cao.
– Có tràn dịch màng ngoài tim từ trung bình đến lớn.
– Các bệnh viêm nhiễm đang tiến triển.
– Tăng huyết áp động mạch phổi.
-
THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
a. Nhân lực trực tiếp
– Bác sĩ Phục hồi chức năng được đào tạo về Phục hồi chức năng tim mạch.
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
b. Nhân lực hỗ trợ
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư
– Máy đo SpO2 cầm tay, huyết áp, máy thử tiểu đường, bánh kẹo, nước uống, sữa có đường,.
– Ghế tựa, bóng cao su, bóng kháng lực loại 1-2kg, tạ tay loại 1-2kg, gậy gỗ, bóng bay, thảm tập…
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
– Bông gạc để lau bẩn trên da người bệnh trước khi gắn điện cực và lau chất dẫn điện sau khi ghi điện tâm đồ.
– Giấy ghi điện tâm đồ tiêu chuẩn: 25 mm/s; 50 mm/s; 100 ms/s.
– Giấy dán kết quả điện tâm đồ.
5.4. Trang thiết bị
– Máy Shock tim( kiểm tra hoạt động hàng ngày), hệ thống báo động cấp cứu, máy hút đờm,xe thuốc cấp cứu.
– Phòng tập: Thoáng mát,đủ ánh sáng, tránh trơn trượt, lối ra vào thuận tiện trong xử lý cấp cứu.
– Dụng cụ luyện tập phải đảm bảo an toàn và đúng tiêu chuẩn.
5.5. Người bệnh
– Giải thích cho người bệnh về cách tiến hành kỹ thuật.
– Nằm yên tĩnh, không cử động.
– Nếu người bệnh kích thích vật vã thì phải dùng thuốc an thần.
– Loại bỏ vật dụng kim loại ra khỏi người.
5.6. Hồ sơ bệnh án
Phiếu điều trị phục hồi chức năng tim.
Tính toán cường độ luyện tập
– Để đảm bảo nhịp tim khi tập đạt trong ngưỡng luyện tập tạ tính theo phương pháp Karvoven:
+ Nhịp tim khi tập = (Nhịp tim tối đa – Nhịp tim nghỉ) x 60 – 80% + Nhịp tim nghỉ
+ Cường độ từ 60% đến 80%, k0, 6-0, 8.
5.7.Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,5 – 0,8 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng tập phục hồi chức năng
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Bước 1:
– Kiểm tra đối chiếu thông tin người bệnh, bệnh án, y lệnh, SpO2, mạch, huyết áp (đường máu nếu có chỉ định)
– Nhóm bệnh nhân luyện tập từ 6 – 8 người.
Bước 2:
– Người bệnh cần nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành luyện tập.
– Người bệnh cần chuẩn bị tranh phục thoáng mát,dễ vận động, nước uống, khăn thấm mồ hôi, quạt làm mát.
– Hướng dẫn người bệnh về các dấu hiệu bất thường như: mạch nhanh, tức ngực, khó thở, hụt hơi, choáng, tụt đường huyết.
Bước 3:
– Lựa chọn bài tập và dụng cụ phù hợp với chương trình luyện tập, các bài tập với gậy, bóng bay, bóng cao su, tạ tay, thảm tập,tạ treo, ghế đá tứ đầu, các bài phối hợp nhóm.
– Luyện tập dựa trên nguyên tắc FITT + M (Frequency: Tần số luyện tập, Intensity: Cường độ luyện tập, Time: Thời gian luyện tập, T: Loại bài tập, Mode: Ngắt quãng, liên tục).
Bước 4: Hướng dẫn người bệnh các cử động mẫu, yêu cầu người bệnh cố gắng đạt được tối đa.
Bước 5: Tiến hành luyện tập, bắt đầu khởi động làm ấm trong 5 phút.
Bước 6:
– Luyện tập theo chương trình đã lên kế hoạch, cường độ luyện tập ở mức 3 – 5 điểm Borg.
– Thời gian luyện tập trung bình từ 30 – 45 phút.
Bước 7: Kết thúc bài tập, thư giãn và kéo giãn tại chỗ.
Bước 8: Ghi chép bệnh án.
-
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Theo dõi cường độ luyện tập của từng bệnh nhân để có điều chỉnh phù hợp.
– Các dấu hiệu: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, đau cơ xương khớp (lưng, gối, cổ, bàn chân…)
– Người bệnh có dấu hiệu tụt đường huyết như mệt, vã mồ hôi, chóng mặt, đau đầu:
Xử trí ngừng tập, cho ngồi nghỉ, thử đường máu mao mạch, cho bệnh nhân uống sữa có đường, ăn bánh kẹo, nước đường. Nếu đường máu 3,9mml thì cho bệnh nhân quay trở về, liên hệ bác sĩ để xử trí thêm.
– Nếu người bệnh có đau tức ngực: xử trí ngừng luyện tập, ngồi ghế nghỉ ngơi 5 phút sau đó kiểm tra huyết áp. Báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
– Nếu người bệnh choáng, vã mồ hôi do hạ áp tư thế: xử trí ngừng tập, cho bệnh nhân nằm đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp bệnh nhân liên tục, báo bác sĩ để xử trí thêm.
– Bệnh nhân đột ngột mất ý thức, mất mạch: xử trí tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, gọi người hỗ trợ, kích hoạt hệ thống cấp cứu. Dùng máy Shock điện không đồng bộ, liều 200J. Nếu không thành công thì sốc lần 2 liều 300J. Nếu không thành công thì sốc lần 3 liều 360J, tiếp tục cấp cứu ngừng tuần hoàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Aquatic Exercise Association. (2017). Aquatic Fitness Professional Manual-7th Edition. Human Kinetics.
2.European Society of Cardiology. (2020). 2020 ESC Guidelines on sports cardiology and exercise in patients with cardiovascular disease.
3. Main, E., & Denehy, L. (2016). Cardiorespiratory Physiotherapy: Adults and Paediatrics. Elsevier Health Science.
4.2021 ESC Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical. European Heart Journal (2021)
5. French Society Of Cardiology Guidelines For Cardiac Rehabilitation In Adults. Recommandations Du Groupe Exercice Réadaptation Sport (Gers) De La Societe Francaise De Cardiologie Concernant La Pratique De La Readaptation Cardiovasculaire Chez L’adulte. 2011.