ĐIỀU TRỊ BẰNG MÁY KÍCH THÍCH LIỀN XƯƠNG (số 3)
1. ĐẠI CƯƠNG
– Việc chữa lành xương có thể được điều khiển bởi các kích thích bên ngoài (cơ sinh học) và bên trong (sinh học). Một loạt các can thiệp sinh học, cơ học và vật lý đã được phát triển để tăng cường khả năng chữa lành gãy xương. Các thiết bị kích thích xương được sử dụng phổ biến nhất đã được chứng minh là có hiệu quả là siêu âm xung cường độ thấp và thiết bị kích thích điện. Tác động của sóng siêu âm xung cường độ thấp (LIPUS) đối với việc chữa lành xương là tăng sự kết dính, tăng tốc
quá trình khoáng hóa và tái tạo xương.
– Máy siêu âm xung cường độ thấp không xâm lấn, được đeo trực tiếp vào da, truyền xung siêu âm qua mô để kích thích xương lành lại. Vì cường độ cao có thể làm hỏng các cơ quan, mô và tế bào, nên siêu âm xung cường độ thấp (LIPUS) đã được sử dụng đủ thấp để được coi là không nhiệt cũng không phá hủy. Rung động của siêu âm cường độ thấp sẽ kích thích mạnh các tế bào xương, khiến chúng chuyển thành dạng động, di chuyển từ vùng lành sang vùng gãy, tạo nên hiện tượng bồi tụ ổ gãy, một thời gian sau sẽ thúc đẩy quá trình liền xương.
– Có thể sử dụng dạng đầu phát tần số 1MHz hoặc 3MHz. Tần số 1MHz áp dụng cho vùng điều trị sâu, và tần số 3MHz áp dụng cho vùng điều trị nông.
– Máy kích thích liền xương có thể sử dụng tại bệnh viện hoặc tại nhà cho những người bệnh đã được phẫu thuât kết hợp xương hoặc đang được điều trị bảo tồn.
2. CHỈ ĐỊNH
– Gãy xương, xương chậm liền.
– Khoảng cách giữa 2 đầu xương dưới 1cm, người bệnh được cố định đầy đủ.
– Có các bệnh lý/ yếu tố gây chậm liền xương: đái tháo đường, đang sử dụng liệu pháp steroid, hút thuốc lá, loãng xương.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Gãy xương mới hở độ II hoặc độ III, hoặc cần can thiệp phẫu thuật.
– Gãy cột sống và vỡ hộp sọ
– Vùng ngực người bệnh mang máy điều hòa nhịp tim.
– Người bệnh bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
– Trên các da bị rách, hay điều trị trực tiếp trên vùng đang chảy máu, hoặc đe dọa chảy máu.
– Vùng bị huyết khối tắc mạch, thiểu năng mạch máu, loạn dưỡng.
– Khớp giả.
– Gãy xương bệnh lý do bệnh lý xương hoặc khối u/bệnh lý ác tính.
– Không điều trị trên các đầu xương, vùng khớp của trẻ em, nhất là phần sụn.
– Người bệnh đang mang thai hoặc cho con bú.
4. THẬN TRỌNG
– Không thực hiện trên các vùng da bị tổn thương
5. CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
b Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc:
– Gel siêu âm
5.3. Vật tư:
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau vị trí điều trị
5.4. Trang thiết bị
– Máy kích thích liền xương cùng các phụ kiện
5.5. Người bệnh
– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …
– Tư thế người bệnh phải thoải mái: nằm hoặc ngồi.
– Bộc lộ và kiểm tra vùng da điều trị. đảm bảo người bệnh không có các vật cấy ghép kim loại ở vùng điều trị, vùng da điều trị sạch sẽ và không bị trầy xước.
5.6. Hồ sơ bệnh án:
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7.Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,3 – 0,5 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng vật lý trị liệu
5.9. Kiểm tra hồ sơ:
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người
bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
6. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
– Chọn đầu phát thích hợp với vùng điều trị.
– Đặt đai cố định đầu phát vào vùng điều trị.
– Xoa gel siêu âm lên đầu phát.
– Đặt đầu phát vào đai cố định đầu phát rồi đậy nắp.
– Nhấn và giữ nút POWER trong khoảng 1,5 giây.
– Cắm đầu phát cho đến khi nghe tiếng tách ở chốt hãm.
– Chọn cường độ và tần số xung thích hợp. Tần số thấp cho vùng điều trị sâu, tần số cao hơn cho vùng điều trị nông.
– Đặt thời gian điều trị: 15 – 20 phút/lần.
– Hết giờ tắt máy (bằng tay hoặc tự động).
– Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.
7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Cảm giác và phản ứng người bệnh.
– Hoạt động của máy.
– Điện giật: Tắt máy và xử trí theo quy định.
– Dị ứng tại chỗ: Xử trí theo phác đồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Erdogan O, Esen E. Biological aspects and clinical importance of ultrasound therapy in bone healing. J Ultrasound Med. 2009 Jun;28(6):765-76.
2. F. Padilla, R. Puts, L. Vico, A. Guignandon, K. Raum. Stimulation of Bone Repair with Ultrasound. Biology, Physics Advances in experimental medicine and biology. 2016; 880:385-427.
3. Electrical and Ultrasound Bone Growth Stimulators. DIUnitedHealthcare® Individual Exchange Medical Policyhe shaft. 2022.
4. Yang MH, Lim KT, Choung PH, Cho CS, Chung JH. Application of Ultrasound Stimulation in Bone Tissue Engineering. Int J Stem Cells. 2010
May;3(2):74-9.