Tiếng Việt
Đại cương về bỏng
Chuyên ngành:
Tổng hợp, Phục hồi chức năng
Đại cương Bỏng là một cấp cứu thường gặp từ sinh hoạt lẫn nghề nghiệp. Thỉnh thoảng phải cấp cứu bỏng hàng loạt. Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể. Đối với loại bỏng này, điều trị rất đơn giản: cho bệnh nhân nghỉ ngơi, giảm đau và chống bội nhiễm. Số 20 % còn lại là bỏng vừa rộng vừa sâu. Loại này rất nặng, cần phải tập trung hồi sức tích cực, đặc biệt trong 8 giờ đầu. Tỷ lệ tử vong ở loại này còn rất cao. Nguyên nhân của bỏng Bỏng do nhiệt: Do nước sôi, do bỏng xăng… Có thể bỏng do nhiệt độ thấp: nước đá, nitơ lạnh… Bỏng do tia lửa điện (đặc biệt là điện cao thế), do sét đánh. Bỏng do hoá chất: phospho, acid, xút… Bỏng do phóng xạ. Cách tính diện tích bỏng Có nhiều cách tính diện tích bỏng, người lớn tính khác trẻ em vì ở trẻ em tỷ lệ giữa đầu - mặt - cổ so với các chi lớn hơn người lớn: Người lớn theo “luật 9” của Wallace: Vị trí Diện tích ( %) Cộng Đầu - mặt - cổ 9 % 9 % Thân mình phía trước 9 % x 2 18 % Thân mình phía sau 9 % x 2 18 % Một chi trên 9 % 18 % ( 2 tay) Một chi dưới 9 % x 2 36 % ( 2 chân ) Vùng hậu môn sinh dục 1 % 1 % 100 % Cách tính bằng lòng bàn tay ( theo Faust ): Mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân được tính bằng 1 % diện tích da bị bỏng. Đối với trẻ em: Trẻ em càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ đầu mặt cổ so với chi dưới càng lớn hơn người lớn. Mới đẻ 1 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 13 tuổi. Đầu mặt 20 % 17 % 13 % 10 % 8 % Hai đùi 11 % 13 % 16 % 18 % 19 % Hai cẳng chân 9 % 10 % 11 % 12 % 13 % Bỏng trên 15 % diện tích cơ thể ở người lớn và trên 8 % ở trẻ em là bỏng nặng. Phân loại độ sâu bỏng Người ta dựa vào nguyên nhân gây...
Đọc thêm..
Vui lòng đăng nhập để xem tiếp nội dung này.