VIÊM DẠ DÀY
Viêm dạ dày là thuật ngữ dùng đề chỉ tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày về mặt mô học, từ đó dẫn đến các tổn thương của niêm mạc dạ dày.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
– Khó chịu hoặc đau vùng thượng vị.
– Buôn nôn, nôn ói.
Cận lâm sàng
– Chẩn đoán đại thể khi nội soi và mô học qua mẫu mô sinh thiết.
– Xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân:
+ Các xét nghiệm chân đoán vi khuân HP: phương pháp xâm lấn (test urease, mô bệnh học), phương pháp không xâm lấn (test HP hơi thở).
+Tìm kháng thể tự miễn.
Thể lâm sàng
– Viêm dạ dày cấp: tổn thương niêm mạc dạ dày cấp tính với hình ảnh mô bệnh học có sự thâm nhập nhiều bạch cầu đa nhân.
– Viêm dạ dày mạn: bệnh lý có diễn biến âm thầm, thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rối loạn tiêu hóa với hình ảnh mô bệnh học thâm nhập nhiều bạch cầu đơn nhân và tương bào.
NGUYÊN NHÂN
Viêm dạ dày có liên quan nhiễm trùng
– Nhiễm HP (nguyên nhân thường gặp nhất).
– Nhiễm Helicobacter heilmannii.
– Viêm dạ dày mạn dạng mô hạt (Granulomatous gastritis) thường do nhiễm Mycobacterium, Syphilis.
– Nhiễm ký sinh trùng: Strongyloides specics.
– Nhiễm virus: CMV, Herpes virus.
Viêm dạ dày không liên quan nhiễm trùng
– Viêm dạ dày tự miễn.
– Viêm dạ dày do hóa chất: NSAIDs, Aspirin, trào ngược dịch mật.
– Viêm dạ dày do tăng ure huyết.
– Viêm dạ dày dạng mô hạt: Bệnh Crohn, Sarcoidosis, Gastritis lymphoma.
– Viêm dạ dày trong bệnh lý tạo keo (Collagennous gastritis).
– Viêm dạ dày nhiễm lympho (Lymphocytic gastritis).
– Viêm dạ dày nhiễm bạch câu ái toan (Eosinophilic gastritis).
– Viêm dạ dày do xạ trị.
– Viêm dạ dày do thiếu máu cục bộ (Ishemic gastriti).
– Viêm dạ dày phì đại (Hypertrophic gastritis-Bệnh Menetrier).
ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị
– Giảm nhanh triệu chứng.
– Kéo dài sự ổn định không triệu chứng của bệnh lý.
– Điều trị nguyên nhân.
Điều trị cụ thể:
Điều trị triệu chứng khi có kết quả chẩn đoán mô bệnh học
– Thuốc “trung hòa acid”, dạng không hấp thu, có chứa hỗn hợp nhôm-magie hydroxide. Liều dùng 1 gói sau mỗi bữa ăn 1-3 giờ và trước khi đi ngủ.
– Thuốc ức chế thụ thể H2: Ranitidine 150mg, uống 2 lần/ngày trước khi ăn, trong 8 tuần
– Thuốc PPI được khuyến cáo điều trị khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn HP (dùng liều chuẩn x 2 lần/ngày, uống trước khi ăn sáng 30 phút): Esomeprazole 40mg, Pantoprazole 40mg, Lansoprazole 30mg, Dexlansoprazol 30-60mg, Rabeprazole 20mg Omeprazole 20-40mg.
– Thuốc giảm co thắt cơ trơn: Spasmaverin 40mg 1 viên x 3 lần/ngày uống trước hoặc sau ăn, Trimebutin 100mg 1 viên x 3 lần/ngày uống trước hoặc sau ăn.
– Thuốc điều hòa vận động dạ dày: Domperidon mosapride 10-20mg x 3 lần/ngày, uống trước ăn.
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Misoprostol 400-800ug/ngày uống sau ăn, hoặc trước ngủ buổi tối, Rebamipide 100mg 1 viên x 3 lần/ngày uống sáng chiều và trước đi ngủ.
Điều trị theo nguyên nhân
Diệt vi khuẩn HP (xem phác đồ loét dạ dày tá tràng)
Viêm dạ dày tự miễn
Theo cơ chế gây bệnh:
+ Kháng thể kháng tế bào thành → Ức chế bài tiết acid.
+ Kháng thể kháng yếu tố nội tại → Kém hấp thu B12, tăng gastrin máu.
Chống chỉ định dùng thuốc ức chế tiết acid (nguy cơ gây ung thư dạ dày), chỉ dùng các nhóm thuốc giảm co thắt cơ trơn hoặc điều hòa vận động của dạ dày.
Viêm dạ dày mạn liên quan thuốc NSAIDs
– Tốt nhất vẫn là ngưng điều trị bằng nhóm thuốc này và xem xét phương pháp điều trị thay thế.
– Trong trường hợp cần thiết phải dùng: nên sử dụng nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX2 và/hoặc phối hợp thêm với các thuốc tác động trên quá trình cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và bảo vệ (PPI, gần đây có thêm bằng chứng rebamipide cũng có thể có tác dụng phòng ngừa tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa khi điều trị với kháng viêm không steroid).
– Nếu được xác định HP dương tính cần phải điều trị tiệt trừ trước khi dùng thuốc.
ĐÁNH GIÁ, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
– Nội soi kiểm tra khi bệnh nhân có triệu chứng viêm dạ dày kéo dài ở bệnh nhân dùng NSAIDs hoặc rượu.
– Trước khi kiểm tra hiệu quả điều trị diệt trừ vi khuân HP bệnh nhân phải ngưng thuốc kháng acid các loại > 2 tuần và ngưng kháng sinh > 4 tuần.
– Phương pháp phổ biến nhất kiểm tra vi khuẩn HP sau điều trị là xét nghiệm hơi thở, CLO test.
PHÒNG BỆNH
– Giảm sử dụng thuốc NSAID và rượu.
– Ứng phó tốt với stress.
– Tiệt trừ vị khuẩn HP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Bệnh viện Chợ Rẫy (2018), Viêm dạ dày mạn tính. Phác đồ điều trị nội khoa, Phần nội khoa tập 2, NXB Y học.
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2016), Phác đồ điều trị nội khoa.
3. Azer SA, Akhondi H. Gastritis. StatPearls Publishing (2019).
- BS Đỗ Thị Thuý Anh