Tổng quan chăm sóc bệnh nhân nội trú- tính chuyên nghiệp
ĐẠI CƯƠNG
♣ Mặc dù với các bệnh thường gặp, cách xử lý chung có thể được tóm tắt thành một số bước chính, nhưng kế hoạch điều trị cụ thể phải được cá thể hóa cho mỗi bệnh nhân. Cần giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân về các thủ thuật chẩn đoán và điều trị, bao gồm những nguy cơ có thể xảy ra các lợi ích và biện pháp thay thế. Điều đó giúp bệnh nhân lập kế hoạch hành vi và ứng phó phù hợp, đỡ lo lắng, và giúp cả bác sĩ có sự dự tính hợp lý.
♣Trong thời gian nằm viện, tác động qua lại giữa nhiều nhân viên y tế tham gia can thiệp, có thể dẫn tới các nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh nhân, do các sai sót của quy trình hoặc kĩ thuật chuyên môn. Thêm vào đó là các biến chứng khi điều trị, đòi hỏi phải có kiểm soát tốt. Vì vậy, cần cố gắng để giảm thiểu những sai sót, và các biện pháp cơ bản bao gồm:
- Sử dụng các chữ viết tắt chuẩn hóa và chỉ định liều rõ ràng (theo đúng quy định về văn bản bệnh án của ngành y tế)
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ và nhân viên y tế khác (theo quy trình làm việc hoặc phân công ekip của khoa phòng)
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa biến chứng thích hợp (quy trình chuyên môn)
- Phòng tránh nhiễm trùng bệnh viện bao gồm chú ý đến công tác vệ sinh và rút sớm các loại ống thông không cần thiết (quy trình chỗng nhiễm khuẩn bệnh viện)
- Thống nhất về chuyên môn trong nhóm lâm sàng (tính chuyên nghiệp trong làm việc nhóm)
♣ Y lệnh: cân nhắc các mô tả sau để xây dựng mẫu bệnh án và quy trình làm bệnh án một cách phù hợp, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hành chính
1. Nhập viện
∘ Y lệnh nhập viện phải viết ngay sau khi khám bệnh nhân. Mỗi phiếu y lệnh phải ghi rõ ngày giờ viết và chữ ký của bác sĩ (nên cân nhắc khi sử dụng chữ ký in sẵn và một vài số điện thoại liên lạc). Tất cả các y lệnh phải rõ ràng, ngắn gọn, có trình tự và đúng quy định; các đặc điểm này có thể thực hiện dễ dàng hơn nếu sử dụng máy tính (được quy trình hóa nhờ công nghệ).
∘ Để tránh bỏ sót, có thể sử dụng cách thức sau trong sắp xếp nội dung và trình tự của việc ghi lại tiếp nhận bệnh nhân vào viện (giúp ghi nhớ quy trình- 3 xác định/4C/3 thuốc/D/X):
- Xác nhận nhập viện: địa điểm và người bác sĩ chịu trách nhiệm đối với bệnh nhân
- Xác nhận chẩn đoán
- Xác nhận tình trạng của bệnh nhân
- Các chỉ số sinh tồn
- Các hạn chế vận động
- Chỉ định điều dưỡng: ví dụ đặt ống Foley dẫn lưu chăm sóc vết thương, cân bệnh nhân hàng ngày
- Chế độ ăn uống: nếu y lệnh khi nhịn ăn thì có thể vẫn dùng được thuốc đường uống, trừ khi được ghi chú
- Tiêm truyền tĩnh mạch: bao gồm cả thành phần và tốc độ
- Thuốc an thần thuốc giảm đau và các thuốc khác bổ sung khi cần thiết
- Thuốc bao gồm liều lượng số lần dùng đường dùng và chỉ định, ghi rõ dùng ngay liều đầu tiên khi thích hợp
- Dị ứng mẫn cảm và phản ứng thuốc trước đây
- Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
∘ Y lệnh hàng ngày: Trừ xác nhận nhập viện, tất cả các mục trên trong y lệnh phải được đánh giá lại thường xuyên và thay đổi theo tình trạng của bệnh nhân.
2. Xuất viện
∘ Phải lập kế hoạch xuất viện từ khi bắt đầu nhập viện. Cần đánh giá tình trạng xã hội và nhu cầu xuất điện của bệnh nhân ngày vào thời điểm này.
∘ Phải hướng dẫn bệnh nhân thực hiện khi thay đổi thuốc điều trị và áp dụng các phương pháp điều trị mới. Sự hiểu biết của bệnh nhân về phương pháp điều trị sẽ tác động đến việc tuân thủ điều trị.
∘ Cần phải kê đơn cho bệnh nhân và bệnh nhân cần phải được cung cấp đầy đủ đơn thuốc có hướng dẫn sử dụng và chỉ định.
∘ Nếu được, liên hệ bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân sau khi xuất viện để đảm bảo việc theo dõi điều trị đạt hiệu quả.
∘ Nếu được, phối hợp sớm với điều dưỡng, nhân viên xã hội và điều phối viên/nhà quản lý để tạo điều kiện cho bệnh nhân xuất hiện thuận lợi, và có kế hoạch cụ thể ngay sau khi xuất viện
Tham khảo hoạt động chuyên nghiệp cụ thể cho tính lý thuyết ở đây
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh biên soạn