THỦY VÀ NHIỆT TRỊ LIỆU
ĐỊNH NGHĨA
Thuỷ trị liệu là phương pháp trị liệu sử dụng nước để tác động lên mặt ngoài cơ thể. Nước là một môi trường thuận tiện để trao đổi nhiệt lượng với cơ thể, để tạo sức ép và sự kích thích cơ học trên mặt da và để thực hiện sự đề kháng hay trợ giúp đối với các cử động chủ động.
TÁC DỤNG NHIỆT
Nước có thể được dùng để tăng hay giảm nhiệt độ cục bộ hay toàn thân qua các hiện tượng dẫn nhiệt và đối lưu.
Dẫn nhiệt là sự nhường nhiệt lượng từ một vật có nhiệt độ cao cho một vật có nhiệt độ thấp hơn.
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng những luông khí hay nước chuyển động.
Tác dụng trị liệu tuỳ thuộc sự khác nhau giữa nhiệt độ da và nhiệt độ nước, phương thức ứng dụng, diện tích vùng trị liệu, tốc độ, thời gian và nhịp độ trị liệu.
Nóng
Khi các mô sinh vật được sưởi nóng, nhiệt độ của nó tăng lên, mạch máu giãn nở và lưu lượng máu gia tăng. Sự tăng nhiệt độ trong các mô làm tăng sự chuyển hoá trong cơ thể, do đó tạo thêm nhiệt lượng. Tiếp theo, nhiều mao mạch giãn nở, lưu lượng mắu và áp suất mao mạch gia tăng và kết quả là sự tiết dịch gia tăng. Một phần nhiệt lượng được dẫn truyền tới các mô khác do cơ chế điều hoà thân nhiệt, phân tán bớt nhiệt lượng bằng cách tăng lưu lượng máu từ vùng được sưởi nóng qua các vùng khác của cơ thể.
Da trở nên ướt và mồ hôi tiết ra.
Nếu một vùng bị viêm được sưởi nóng, hiện tượng thực bào gia tăng tại đó.
Tác dụng giảm đau và giãn cơ chưa được giải thích thoả đáng.
Khi toàn thân được sưởi nóng bằng một nhiệt lượng nhỏ, các tác dụng sau đây xảy ra:
- Mồ hôi tiết ra nhiều.
- Sự tuần hoàn máu và nhịp tim gia tăng.
- Huyết ấp giảm.
- Nhịp thở tăng.
- Sự bài tiết nước tiểu gia tăng.
- Hệ thần kinh bớt nhạy cảm.
Lạnh
Về nhiều mặt, lạnh có tác dụng trái ngược với nóng. Sự chuyển hoá giảm bớt trong các mô có nhiệt độ thấp. Sự co mạch một phần là hậu quả của sự giảm bớt trong các chất chuyển hoá và một phần là tác dụng trực tiếp đối với các mạch máu nhỏ. Ngoài ra còn co mạch của cơ thể nhằm điều hoà thân nhiệt.
Sự co mạch có tác dụng làm giảm phù nề. Yêu cầu dinh dưỡng trong các mô giảm bớt và hoạt động thực bào cũng giảm bớt. Ở mức độ lạnh nhiều như trong hỗn hợp nước lỏng và nước đá, sự giãn mạch có thể xảy ra đột ngột và có chu kỳ, có lẽ do cơ chế phản xạ của các mối nối tĩnh động mạch. Nếu cơ chế này vô hiệu, các mô sẽ bị tổn thương do ướp lạnh.
Trong thực nghiệm, sự biến đổi đột ngột và sâu sắc của nhiệt độ có khả năng kích thích các dây thần kinh và cơ. Mặt khác, sự đắp lạnh làm giãn nghỉ các cơ co cứng, có lẽ một phần do sự dẫn truyền của các dây thần kinh giảm bớt và phần khác do các thoi cơ có thể bị kích thích hơn.
TÁC DỤNG CƠ HỌC
Trạng thái tĩnh
Nước không luân chuyển có sức đẩy và sức ép đối với mọi vật đặt trong đó và cản lại sự chuyển động của vật.
Theo nguyên lý Archimede, sức đẩy của nước tương đương với trọng lượng của khối nước mà vật chiếm chỗ và có chiều ngược với chiều của trọng lực. Như vậy, khi một người đứng trong nước thì các khớp chi dưới chỉ chịu một trọng lượng không đáng kể vì sức đẩy của nước đã chịu bớt phần lớn trọng lượng thân thể.
Một vật chìm trong nước, phải chịu sức ép của các phần tử nước trên tất cả các mặt của vật. Áp suất tăng theo tỉ trọng của nước và độ sâu của môi trường. Tính chất này được ứng dụng vào trị liệu phù nề.
Sức cản đối với một vật di chuyển trong nước được tạo bởi sự cấu kết giữa các phần tử nước, nghĩa là độ quánh của nước. Sự cấu kết giữa các phần tử nước càng lớn thì độ quánh của nước càng cao. Sức cản của nước tuỳ thuộc tốc độ của cử động và hình thể của vật di chuyển trong nước. Tốc độ di chuyển càng lớn thì sức cản càng lớn.
Trạng thái động
Nước luân chuyển có tác dụng kích thích các thụ thể cảm giác của da giống như sự xoa bóp nhẹ, làm giãn cơ và giảm đau. Ngoài ra, dòng nước luân chuyển làm mềm và bong các lớp mô chết và các chất dịch khô phủ trên các vết thương và lở loét.
TAI BIỂN CỦA NHIỆT TRỊ LIỆU
Nóng
– Bỏng : nguyên nhân là nước quá nóng, do đó phải thử cảm giác nóng lạnh của người bệnh.
– Kiệt sức : người bệnh ngâm nước nóng quá lâu có thể bị truy tìm mạch do giãn mạch quá độ và tháo mồ hôi. Do đó không nên trị liệu với nước quá nóng.
Hội chứng trụy tim mạch gồm : choáng váng, khó chịu, buồn nôn, mặt xanh, chân tay lạnh, cơ thể tháo mồ hôi, huyết áp thấp, mạch nhanh, nhịp thở nhanh và nông. Nếu đề phòng tai biến này thì phải cho người bệnh uống nước có pha ít muối trong thời gian trị liệu.
Lạnh và nước đá:
– Nhiễm lạnh : người bệnh rùng mình hoặc run, người nổi da gà, môi tái do phản xạ co mạch toàn thân. Sự nhiễm lạnh không gây hậu quả tai hại nếu ngưng điều trị kịp thời và đắp ấm cho người bệnh ngay sau đó.
– Nhạy cảm: hiện tượng này biểu hiện bằng các dấu hiệu cục bộ như vết mẩn đỏ và các triệu chứng toàn thân trầm trọng như mạch nhanh và huyết áp thấp có thể đưa đến ngất xỉu. Đây là hiện tượng rất ít khi gặp.
– Nứt nẻ da: sự ướp lạnh lâu ở nhiệt độ thấp làm nứt nẻ da. Tai biến này là hậu quả của sự đắp đá không đúng kỹ thuật. Thí dụ: đặt đá trực tiếp lên da hay đắp đá quá lâu ở một chỗ không thay đổi.
CÁC ĐỘ NÓNG VÀ LẠNH
Cảm giác nóng và lạnh mang tính chủ quan, nên cần được xác định rõ ràng bằng nhiệt độ cụ thể.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA NHIỆT TRỊ LIỆU
Chống chỉ định tuyệt đối
- Viêm cấp và chấn thương.
- Vết thương nhiễm khuẩn.
- Tắc động mạch hay tĩnh mạch.
- Ung thư.
Chống chỉ định tương đối
- Giảm tuần hoàn ngoại vị.
- Giảm cảm giác nóng lạnh.
- Trẻ em và người bệnh tâm thần.
- Bệnh tim mạch, hô hấp và thận (không trị liệu toàn thân).
CÁC PHƯƠNG THỨC THỦY TRỊ LIỆU
Ngâm nước toàn thân
Người bệnh được ngâm toàn thân tới mức cằm. Tuỳ theo nhiệt độ, tính chất của nước và thời gian ngâm để có những kết quả khác nhau. Đối với tính chất của nước thì nước khoáng có tác dụng kích thích hơn và gây đổ mồ hôi nhanh hơn nước thường.
Ngâm nước nóng
Tác dụng : tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng biến dưỡng và đổ mồ hôi. Tạo thư giãn cơ, giảm đau, giảm co cứng. Huyết áp khởi đầu tăng rồi hạ. Nhịp thở nhanh và nông.
Kỹ thuật : tăng nhiệt độ nước trong bổn tới 37,8º, nhiệt độ tạo giãn cơ tối đa, có thể kết hợp với xoa bóp dưới nước và cũng có thể tập vận động. Thời gian ngâm nước có thể từ 20-30 phút. Kết thúc buổi điều trị bằng lau khăn mát hay xoa cồn.
Chỉ định :
- Viêm khớp.
- Các chứng đau thắt của cơ quan tiêu hoá và tiết niệu.
- Viêm dây thần kinh.
- Chấn thương.
Chống chỉ định : bệnh nặng gây suy nhược, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bướu giáp, lồi mắt (basedow?), động kinh, bệnh van tim, khuynh hướng chảy máu, rối loạn cảm giác nóng lạnh.
Ngâm nước lạnh
Tác dụng : nhịp tim chậm lại mặc dù ban đầu hơi tăng. Nhịp thở chậm và sâu. Phản ứng của người bệnh : khởi đầu giãn mạch nông đỏ da, cảm giác ấm dễ chịu. Khi ngâm da dần trở nên xanh và có thể xanh tái nếu ngâm lâu. Khi ra khỏi nước, da hồng trở lại do phần ứng giãn mạch. Hậu quả tăng biến dưỡng, khiến ăn ngon và tăng huyết áp, chống sốt.
– Kỹ thuật : nước ở nhiệt độ từ 10-26,7º, ngâm nước lạnh kết hợp với chà xát để trợ giúp khả năng đáp ứng của người bệnh. Làm ấm người bệnh trước bằng cách vận động hay tắm vòi. Ngâm nước toàn thân từ 4 giây tới 3 phút, ngừng ngâm trước khi bệnh nhân nhiễm lạnh. Sau đó toàn thân được lau khô, chà xát mạnh bằng khăn bông.
– Chỉ định : kích thích biến dưỡng, chứng phì mập hoạt động chức năng giảm, táo bón vô trương lực.
– Chống chỉ định : cao huyết áp, khuynh hướng chảy máu, viêm thận, liệt cứng, táo bón co giật, thần kinh bị kích thích, người bệnh yếu và thiếu máu.
Ngâm nước từng phần
Được áp dụng trong trường hợp người bệnh không có khả năng chịu được tác dụng ngâm nước toàn thân hoặc chỉ có yêu cầu điều trị cục bộ. Vùng điều trị có thể là tay, chân hoặc các phần của thân mình.
Ngâm tay
Cho người bệnh ngâm tay vào bồn nước. Khởi đầu nhiệt độ ở mức trung bình (33,9 – 36,1º). Thêm nước nóng cho tới khi nhiệt độ nước lên tới 43º. Thời gian ngâm 20 phút, với hiệu quả giãn mạch, giảm đau, giảm cơ co cứng, nhịp mạch tăng nhẹ. Nhiệt độ tăng đều ở các chi. Ra mồ hôi trong khoảng 20 phút.
Ngâm từng phần với nhiệt độ tăng dần được dùng trong các trường hợp viêm khớp, đau ngực, cao huyết áp, xơ động mạch vành.
Ngâm bàn chân hoặc chân
Với tác dụng tùy thuộc vào nhiệt độ nước và thời gian ngâm.
– Tác dụng : tạo xung huyết da và tăng tuần hoàn cục bộ. Giảm xung huyết trong các cơ quan vùng chậu và các phần trên thân mình. Tạo thư giãn các cơ co giật, giảm đau.
– Kỹ thuật : nước ở nhiệt độ 36,7 – 37,8º. Mức nước ở trên cổ chân khoảng 8cm. Thêm nước nóng để đạt tới nhiệt độ khoảng 43º. Sau buổi điều trị thấm khô bàn chân. Thời gian điều trị từ 10-30 phút.
– Chỉ định : đau dây thần kinh, trật cổ chân sau giai đoạn cấp, giảm đau, làm dịu cơn chuột rút, đau cơ, đau bàn chân và cắng chân, tình trạng viêm thấp khớp và bệnh gót chân.
– Chống chỉ định: bệnh tuần hoàn ngoại biên.
Ngâm nước nóng lạnh xen kẽ
– Tác dụng : gia tăng tuần hoàn nhiều và lâu, tạo cơ thắt và thư giãn các mạch máu.
– Kỹ thuật : cần 2 thùng : 1 chứa nước nóng (43º) và 1 thùng chứa nước lạnh (16º).
Ngâm nước nóng 10 phút – nước lạnh 1 phút.
Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.
Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.
Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.
Kết thúc bằng ngâm nước nóng 5 phút.
– Chi định :
- Rối loạn tuần hoàn ngoại vi do co thất động mạch.
- Đổ mồ hôi chân tay.
- Viêm khớp, trật gân.
– Chống chỉ định : thiểu năng động mạch, xơ cứng động mạch và các bệnh tuần hoàn ngoại biên tới giai đoạn nặng, bệnh đái tháo đường.
Tắm kết hợp với kích thích cơ học
Tắm bồn nước xoáy
– Tác dụng : tắm kết hợp với truyền nhiệt dẫn và xoa bóp nhẹ. Tác dụng xoa bóp làm giãn cơ, giảm đau, giãn mạch, cải thiện tuần hoàn cục bộ, làm mềm mô sẹo, giam kết dính, làm bong các mô chết.
– Kỹ thuật : bổn nước xoáy có gắn turbin điện, nước trong bồn được khuấy động liên tục bằng một động cơ. Nước được pha dung dịch sát trùng nhẹ.
Nhiệt độ nước được duy trì trong khoảng 35-37º nếu trị liệu toàn thân và trong khoảng 37-40º nếu trị liệu cho các chi.
– Chỉ định :
- Chấn thương cũ.
- Bong gân, cứng khớp, kết dính.
- Sẹo đau, mỏm cụt đau.
- Viêm dây thần kinh.
- Viêm gân, viêm khớp.
- Chuẩn bị cho xoa bóp, tập luyện và kích thích điện.
– Chống chỉ định :
- Đái tháo đường.
- Phình tĩnh mạch.
- Giai đoạn nặng của bệnh xơ cứng động mạch và của bệnh tuần hoàn ngoại biên.
Tắm bồn Hubbard
Đây là một bồn đủ rộng để người bệnh có thể nằm thẳng trong nước. Toàn thân người bệnh, trừ đầu và cổ, chìm trong nước. Nước thường được khuấy động như trong bồn nước xoáy.
– Kỹ thuật: nhiệt độ nước trong bồn Hubbard vào khoảng 32-40º. Sử dụng nhiệt độ thấp hơn trong chương trình vận động tập chủ động. Dùng nhiệt độ cao hơn trong trường hợp cần tạo thư giãn cơ như đối với người bệnh bại não, tập kéo giãn các mô mềm. Có thể điều khiển nhiệt độ nước, vận tốc và áp suất nước xoáy bằng hệ thống điều khiển, thời gian điều trị từ 10-30 phút.
– Chi định :
- Bệnh bại liệt.
- Liệt cứng.
- Viêm khớp mạn tính mất điều hợp cơ. Các trường hợp thần kinh như viêm tuỷ cắt ngang.
- Đau vùng thắt lưng.
- Vết thương bỏng.
– Chống chỉ định : sốt và nhiễm trùng ở giai đoạn cấp, viêm khớp cấp, viêm đau dây thần kinh cấp, viêm thận, bệnh tim.
Tắm vòi và vòi phun
Tắm vòi hay vòi phun đều là phương pháp thủy trị liệu có kết hợp với kích thích cơ học.
+ Tắm vòi : là một cột nước đơn thuần, hướng trực tiếp vào một phần bề mặt thân thể. Có hai loại tắm vòi : (a) tắm vòi đơn giản, (b) tắm vòi kéo nắn là tắm vòi kết hợp với xoa bóp và kéo nắn.
+ Tắm phun: là nhiều tia nước hướng trực tiếp vào bề mặt của thân thể.
– Tác dụng : tắm vòi hay tắm phun có thể dùng cục bộ hay toàn thân. Đối với nước nóng có tác dụng kích thích, nước trung tính có tác dụng làm dịu, nước lạnh có tác dụng kích thích giống như tắm lạnh.
– Kỹ thuật : cần điều chỉnh nhiệt độ và áp suất trước khi bắt đầu cuộc điều trị. Nên bắt đầu với nhiệt độ trung tính rồi tăng dần với nhiệt độ tối đa. Chấm
dứt điều trị bằng nước mát khoảng 21,1 độ C.
Nhiệt độ, áp suất và thời gian điều trị :
+ Vòi nóng : 37,8 º; 4,5- 9kg; 10 giây – 3 phút.
+ Vòi trung tính : 33,3- 36,1ºC; 2,25- 4,5kg; 2-5 phút.
+ Vòi lạnh : 21,1- 10º; 4,5- 11,2kg; 5-30 giây.
– Chỉ định :
+ Vòi nóng : giảm đau, kích thích và làm sạch.
+ Vòi trung tính : làm dịu kích thích thần kinh và mất ngủ.
+ Vòi lạnh : dùng sau tắm nóng để giảm tiết mồ hôi.
– Chống chỉ định : bệnh tim, bệnh thận, xơ cứng động mạch, bướu cổ lộ nhãn (basedow), kích thích thần kinh, cao huyết áp, phình tĩnh mạch (tránh áp suất trên vùng liên hệ).
Tắm hơi nóng
Không khí được bão hoà hơi nước nóng ở 40-45º và được luân chuyển bằng quạt gió. Sự truyền nhiệt chậm và lâu của hơi nước giúp cho các mô thích ứng với trạng thái gia tăng chuyển hoá. Có thể ứng dụng phương thức này để trị liệu cục bộ hay toàn thân. Cần nhớ lau khô người bệnh sau khi trị liệu để tránh nhiễm lạnh.
Các chỉ định của phương thức này là những chỉ định chung của nhiệt ẩm.
TẬP VẬN ĐỘNG TRONG NƯỚC
Tác dụng sinh lý
Nước có thể được dùng để tạo lực để kháng hay trợ giúp sự vận động. Sức cản của nước gia tăng tỉ lệ thuận với tốc độ của cử động và diện tích vùng thân thể đi chuyển. Có thể dùng sức cản này vào việc tập luyện với sức đề kháng tăng tiến.
Ngược lại, sức đẩy của nước nâng đỡ thân mình chống lại trọng lực. Sự nâng đỡ này có tác dụng giảm đau ở các khớp chịu trọng lượng thân thể, mặt khác, cảm giác vô trọng lực khiến người bệnh làm cử động dễ dàng nên có tác dụng tâm lý lớn và gây thích thú cao sự tập luyện.
Ngoài ra, phải kể thêm tác dụng giãn cơ và giảm đau của nước nóng.
Tuy nhiên, trong những buổi tập đầu, một số người bệnh cảm thấy mệt do tác dụng của nhiệt và sức ép của nước trên thân thể.
Tập luyện toàn thân và tập đi có thể thực hiện trong bổn Hubbard, nhưng tập bơi thì cần có hồ nước. Nước của hồ cần được thanh trùng thường xuyên và duy trì ở nhiệt độ 36-37º. Người bệnh phải tắm trước và sau khi trị liệu trong hồ.
Chỉ định :
- Áp dụng rộng rãi cho các trường hợp bệnh lý của bộ vận động.
- Viêm thấp khớp – chấn thương.
- Bại liệt trẻ em
- Phẫu thuật chuyển gân.
Hồ nước trị liệu có giá trị đặc biệt đối với trẻ em, do nội dung điều trị được lồng trong nội dung sinh hoạt, giải trí. Chẳng hạn trẻ bại liệt có thể vui thích và trở nên di động hơn với chương trình tập luyện đưới nước.
Chống chỉ định
+ Bệnh nhiễm cấp tính.
+ Bệnh lây ngoài da, vết thương hở.
+ Suy tim, kiệt sức, huyết áp cao hay thấp quá.
+ Trường hợp mất kiểm soát cơ vòng.
+ Thời kỳ kinh nguyệt.
+ Bệnh hô hấp.
Nguyên tắc tập vận động trong nước
Lượng giá người bệnh
Sau khi đọc bệnh án, kỹ thuật viên ghi lại tóm tắt bệnh của người bệnh, tuổi tác, nghề nghiệp và các dữ kiện cần thiết khác.
Khám da để phát hiện các trường hợp bệnh lý da, vết thương nhiễm trùng.
Vết thương nhỏ không phải là chống chỉ định, có thể dùng băng keo không thấm nước dán lại.
Lượng giá người bệnh đặc biệt về phương diện lực cơ, tầm hoạt động khớp, sự điều hợp và thăng bằng, khả năng hoạt động và di chuyển đi trên cạn. Ghi nhận các điểm khuyết tật và tổng trạng. Lập hồ sơ điều trị và theo dõi.
Hướng dẫn giải thích cho người bệnh mục đích chương trình trị liệu, các điểm cần thiết.
Trắc nghiệm thử cơ có thể thực hiện ở dưới nước, theo quy ước được biến cải như sau :
- 0 = không có co cơ.
- 1 = co cơ với sức nổi trợ giúp.
- 2 = co cơ không có sức nổi.
- 2+ = co cơ kháng lại sức nổi.
- 3 = co cơ kháng lại sức nổi nhanh.
- 4 = co cơ kháng lại sức nổi với phao nhẹ.
- 5 = co cơ kháng lại sức nổi với phao lớn.
Chuẩn bị
Độ ẩm
– Nhiệt độ trong hồ được giữ ở 36-37º. Nhiệt độ này thay đổi tùy trường hợp và tùy từng loại bệnh.
– Phòng điều trị phải thoáng.
– Nên để sẵn khăn lau hay tấm đắp để ủ ấm người bệnh sau khi điều trị.
Tẩy uế
– Hồ phải được thay nước và làm sạch mỗi ngày.
– Kiểm tra kỹ lưỡng da của người bệnh trước khi cho xuống hồ để tránh lây cho các người bệnh khác.
Tiêu và tiểu tiện
Nhắc nhở những người bệnh mới nên đi tiêu và tiểu trước khi điểu trị.
Tắm vòi.
Dùng cho người bệnh trước và sau khi điều trị. Thường dùng nước ấm 34-35º.
Bữa ăn
Người bệnh không được điều trị ngay sau khi ăn.
Dụng cụ
- Tay vịn gắn chặt vào thành hề. .
- Xà kép.
- Bậc thang đi xuống hồ có thành vịn ở hai bên.
- Máng đỡ chìm trong nước.
- Ghế thấp và nặng đủ để đặt vững chắc trong hồ.
- Phao đủ cỡ.
- Tấm cản nước.
- Bóng và đồ chơi nổi trên nước.
Tập luyện
Những phương pháp giữ chặt
– Dùng dụng cụ có sẵn.
– Dùng tay để giữ chặt.
- Kỹ thuật viên có thể vào hồ với người bệnh hoặc trường hợp tập theo lớp, người bệnh tập từng cặp một.
Kỹ thuật viên có thể đứng ngoài hồ để điều khiển động tác nếu thành hồ cao ngang thắt lưng kỹ thuật viên.
– Hoạt động đồng thời của cả hai chi.
– Khi tập luyện một khớp hông hay vai thì có thể giữ chặt xương chậu hay đai vai bằng cách quân bình động tác bởi động tác của chi bên kia.
Vị thế
Cần lượng giá xem trọng lượng riêng của chi thể lớn hay nhỏ hơn nước, nghĩa là chi thể nổi hay chìm trong nước để chọn vị thế thích hợp. Nếu chi thể nổi thì sức đẩy của nước là lực có ưu thế, còn chìm thì trọng lực có ưu thế.
Tập luyện có trợ giúp là làm cử động theo hướng của lực có ưu thế.
Tập luyện có đề kháng được thực hiện theo hướng ngược lại.
Chi dưới
Cử động ngang hông
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– VỊ thế : đứng.
– Bài tập : người bệnh dang chân qua một bên.
– Vị thế : người bệnh nằm nghiêng, chân chìm trong nước.
– Bài tập : người bệnh dang chân phía trên hướng về phía mặt nước.
(2) Ở vị thế trung:
– Vị thế: nằm ngửa,nằm sấp.
– Bài tập : người bệnh dang hai chân xa nhau.
(3) Có đề kháng do sức đẩy của nước :
– Vị thế : nằm nghiêng.
– Bài tập : người bệnh dang chân dưới hướng về phía đáy.
Cử động áp hông :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : người bệnh nằm nghiêng, hai chân dang.
– Bài tập : người bệnh nâng chân dưới lên về phía mặt nước.
(2) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm ngửa với hai chân dang nằm sấp với hai chân dang.
– Bài tập : người bệnh áp hai chân lại với nhau.
(3) Có đề kháng do sức đẩy của nước :
– Vị thế : người bệnh nằm nghiêng với hai chân dang.
– Bài tập : người bệnh áp chân trên xuống sát chân bên kia.
Cử động gập hông :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế ; đứng.
– Bài tập : người bệnh gập hông với gối gập (nâng gối).
(2) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm nghiêng.
– Bài tập : người bệnh đưa gối chân trên ra phía trước.
(3) Có đề kháng do sức đấy của nước
– Vị thế : nằm sấp.
– Bài tập : người bệnh đưa gối về phía bụng.
Cử động duỗi hông :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : nằm sấp.
– Bài tập : người bệnh nâng chậu lên hướng về phía mặt nước.
– Vị thế : đứng.
– Bài tập : người bệnh đưa một chân ra sau.
(2) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm nghiêng, hông gập.
– Bài tập : người bệnh đưa chân ra sau.
(3) Có đề kháng do sức đẩy của nước
– Vị thế : nằm ngửa.
– Bài tập : người bệnh duỗi chân ra sau.
– Vị thế : đứng trên một chân, chân kia gập ở khớp hông.
– Bài tập : người bệnh hạ chân xuống trở lại vị thế đứng.
Cử động xoay hông :
(1) Xoay trong – có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : người bệnh nằm ngửa, gối gập 90 độ.
– Bài tập : người bệnh đưa hai bàn chân ra hai bên, giữ hai gối sát nhau.
(2) Xoay trong – xoay ngoài :
– Vị thế : nằm ngửa, đứng.
– Bài tập : người bệnh xoay toàn thể chân vào trong hay ra ngoài.
(3) Xoay hông kết hợp với dang và áp :
– VỊ thế : đứng với một bàn chân móc vào cơ bắp chân kia.
– Bài tập : người bệnh đưa gối vào trong hay ra ngoài.
(4) Xoay ngoài kết hợp với dang hông :
– Vị thế : nằm ngửa, gối gập 90 độ.
– Bài tập : người bệnh đưa hai gối ra hai bên, giữ hai bàn chân sát nhau.
Cử động gập gối :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : đứng.
– Bài tập : người bệnh gập một gối, hai đùi giữ sát vào nhau.
(2) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm nghiêng.
– Bài tập : người bệnh gập gối.
(3) Có đề kháng do sức đẩy của nước :
– Vị thế : nằm ngửa.
– Bài tập : người bệnh gập cẳng chân xuống.
Cử động duỗi gối :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : người bệnh nằm ngửa, gối gập 90 độ.
– Bài tập : người bệnh duỗi thẳng gối.
(2) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm nghiêng với một gối gập.
– Bài tập : người bệnh duỗi thẳng gối.
(3) Có đề kháng do sức đẩy của nước :
– Vị thế : người bệnh đứng một chân gập gối.
– Đài tập : người bệnh duỗi thẳng gối.
Cử động gập lòng cổ chân
– Vị thế : đứng.
– Bài tập : người bệnh nâng người trên đầu các ngón chân (nhón gót).
Có thể gia tăng sức mạnh của cơ bắp bằng cách :
+ Thực hiện động tác trong hồ mức nước thấp. –
+ Thực hiện động tác trên một chân.
Tập đi
Tập đi có thể tăng tiến bằng cách giảm chiều sâu của mực nước, vì thế sẽ giảm sức đẩy của nước tác dụng lên cơ thể, nghĩa là tăng thêm tác dụng của trọng lực.
Chi trên
Cử động dang vai :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : ngồi hay đứng với mực nước ngang vai.
– Bài tập : người bệnh dang tay qua bên ngang mực nước.
– Vị thế : nằm nghiêng với tay duỗi dang 90º.
– Bài tập : người bệnh đưa tay dưới dang đến đầu.
(2) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm ngửa.
– Bài tập : người bệnh dang tay ra hai bên.
(3) Có đề kháng do sức đẩy của nước :
– Vị thế : người bệnh nằm nghiêng với tay dưới dọc theo thân mình.
– Bài tập : người bệnh dang tay dưới ra đến 90º.
Cử động áp vai :
(1) Ở vị thế trung :
– Vị thế : nằm ngửa với tay dang hai bên duỗi thẳng hai bên đầu.
– Bài tập : người bệnh dang tay về một bên thân mình.
(2) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– Vị thế : ngồi hay đứng, tay dang hai bên thân minh, nước ở ngang mực vai.
– Bài tập : người bệnh đưa hai tay về phía thân mình.
Gập vai ở thế dang :
(1) Ở vị thế trung :
– Vị thế : người bệnh ngồi hay đứng, tay dang, nước ngang mực vai.
– Bài tập : người bệnh đưa tay ra trước.
(2) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước
– Vị thế : người bệnh nằm sấp, hai tay dang hai bên, lòng bàn tay hướng
xuống sàn.
– Bài tập : người bệnh đưa hai tay ra trước.
Duỗi vai ở thế dang
(1) Ở vị thế trung :
– Vị thế : ngồi hay đứng, tay ở thế gập ra trước 90º.
– Bài tập : người bệnh đưa hai tay ra hai bên tối đa.
(2) Có để kháng do sức đẩy của nước
– Vị thế : nằm ngửa, tay dang hai bên với lòng bàn tay hướng lên.
– Bài tập : người bệnh hạ tay xuống trong nước.
Gập vai (có trợ giúp bởi sức đẩy) :
– Vị thế : ngồi hay đứng với mực nước ngang vai, hai tay buông thõng bên mình.
– Bài tập : người bệnh đưa hai tay ra trước.
Duỗi vai (có đê kháng bởi sức đấy của nước).
– Vị thế : nằm ngửa.
– Bài tập : người bệnh hạ hai tay xuống trong nước với lòng bàn tay áp xuống.
Xoay vai :
– Vị thế
+ Ngồi, hai tay dang hai bên `
+ Đứng, hai tay dang hai bên.
+ Nằm ngửa, hai tay dang hai bên.
– Bài tập : người bệnh xoay tay vào trong và ra ngoài.
Xoay trong với vai áp và gập khuỷu
– Vị thế : :
+ Nằm ngửa.
+ Ngồi.
+ Đứng.
– Bài tập : người bệnh di chuyển bàn tay từ phía sau đầu xuống dần đến lưng.
Gập khuỷu :
(1) Có trợ giúp bởi sức đẩy của nước :
– VỊ thế :
+ Đứng, tay áp.
+ Ngồi, tay áp.
– Bài tập : người bệnh gập khuỷu.
(2) Ở vị thế trung
– Vị thế :
+ Ngổi với tay nổi ngang mặt nước.
+ Đứng với tay nổi ngang mặt nước.
– Bài tập : người bệnh gập khuỷu.
Duỗi khuỷu :
(1) Có để kháng do sức đẩy của nước
– Vị thế :
+ Ngồi với tay áp, khuỷu gập.
_ + Đứng với tay áp, khuỷu gập.
– Bài tập : người bệnh duỗi thẳng khuỷu.
(2) Ở vị thế trung :
– VỊ thế
+ Ngồi với tay nổi ngang mặt nước, khuỷu gập.
+ Đứng với tay nổi ngang mặt nước, khuỷu gập.
– Bài tập : người bệnh duỗi thẳng khuỷu.
Quay sấp và quay ngửa cẳng tay
– Vị thế:
+ Ngồi hay đứng với tay áp và khuỷu gập.
+ Ngồi hay đứng với tay để nổi ngang mặt nước và khuỷu gập.
– Bài tập : người bệnh quay sấp và quay ngửa cắng tay.
Thân mình
Gập thân :
– Vị thế :
+ Nằm sấp hơi nghiêng người ra trước, hai tay nắm xà kép (đặt trong nước).
+ Nằm sấp hơi nghiêng ra trước, tay nắm thanh vịn thành hồ. Cần dùng phao nổi.
⇒Bài tập : người bệnh gập hai gối đưa lên ngực.
– Vị thế : nằm nghiêng.
⇒Bài tập : người bệnh gập hai gối đưa lên ngực.
Cả hai bài tập trên có thể thực hiện bằng cách để hai gối thẳng để tăng chiều dài tay đòn.
– Vị thế :
+ Nằm ngửa giữa hai xà kép.
+ Nằm ngửa tay nắm vào thanh vịn thành hồ, dùng phao để nâng đỡ vùng chậu và đề kháng cử động.
+ Nằm ngửa tay nắm thanh vịn thành hồ với hai bàn chân được nâng đỡ bằng phao.
⇒Bài tập : người bệnh hạ vùng chậu xuống bằng cách co cơ bụng và gập hông.
– Vị thế : nằm ngửa với hai bàn chân được giữ cố định, dùng một phao để nâng đỡ vùng chậu.
⇒Bài tập : người bệnh chồm người tới trước để chạm các ngón chân.
Duỗi thân :
– Vị thế : người bệnh ngồi gập gối, tay vịn xà kép.
⇒Bài tập : người bệnh duỗi thân mình và chậu để trở qua thế nằm sấp hơi nghiêng người ra trước.
– Vị thế : người bệnh nằm nghiêng với gối gập sát ngực.
⇒ Bài tập : người bệnh duỗi gối trước rồi đến duỗi hông và thân mình.
– Vị thế :
+ Nằm ngửa, tay nắm thanh vịn thành hồ.
– Bài tập : người bệnh uốn cong lưng. Nằm ngửa, tay nắm thanh vịn thành hồ với vùng chậu hoặc cổ chân được nâng đỡ bằng phao.
⇒Bài tập : người bệnh hạ hai chân xuống phía đáy hồ và đồng thời ưỡn lưng.
Nghiêng bên thân mình
– Vị thế : người bệnh nằm ngửa, dùng một phao nâng đỡ chậu.
⇒Bài tập : người bệnh đu đưa cả hai chân từ bên này sang bên kia.
Chú ý : cử động phải xảy ra ở cột sống.
⇒Bài tập : người bệnh nghiêng thân từ bên này sang bên kia.
Hai bài tập trên có thể thực hiện trong thế nằm sấp.
– Vị thế : nằm nghiêng, nâng đỡ ở vùng các xương sườn phía dưới.
⇒Bài tập : người bệnh gập bên xương sống bằng cách hạ hai chân và thân mình xuống nước.
Xoay thân :
– Vị thế : nằm ngửa.
⇒Bài tập : người bệnh xoay vùng chậu qua trái rồi qua phải.
Có thể cho người bệnh gập hông trên, duỗi hông trên và duỗi hông dưới kết hợp với xoay thân.
– Vị thế : nằm ngửa, hai tay dang hai bên, hai chân được giữ chặt, dùng một phao nâng đỡ vùng chậu.
⇒Bài tập : người bệnh dùng tay phải chạm bàn chân trái bằng cách gập hông và cột sống rồi xoay thân. Lặp lại với tay trái và bàn chân phải.
Xoay thân có đề kháng :
– Vị thế :
+ Ngồi dang hai tay, cầm hai quạt thẳng góc với mặt nước.
+ Đứng dang hai tay, cầm hai quạt thẳng góc với mặt nước.
⇒Bài tập : người bệnh xoay qua trái rồi qua phải.
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý