Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

Thuốc hạ lipid máu

Chuyên ngành: Nội tiết

Statin

Cơ chế: ức chế HMG-CoA Reductase của quá trình tổng hợp cholesterol (mạnh nhất lúc 0-3am) => Chủ yếu giảm LDL

Phân nhóm:

  • Tiềm lực thấp (t1/2 ngắn): Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin => Dùng buổi tối
  • Tiềm lực cao (t1/2 dài): Atorvastatin, Rosuvastatin => Dùng bất cứ lúc nào trong ngày, thường sau ăn chiều

Phân loại liệu pháp Statin:

  • Cường độ cao (hạ LDL ≥50%):

+ Atorvastatin 40-80mg:

+ Rosuvastatin 20-40mg

  • Cường độ TB (hạ LDL 30-50%)

+ Atorvastatin 10-20mg

+ Rosuvastatin 5-10mg

+ Các Statin khác

  • Cường độ thấp (hạ LDL < 30%)

+ Pravastatin 10-20mg

+ Lovastatin 20mg

Bốn nhóm đối tượng hưởng lợi từ Statin (CĐ Statin) theo ATP-IV

    1. LS XVĐM: phòng ngừa thứ phát
      • ACS, tiền căn NMCT, SA, tiền căn PCI, CABG
      • Tiền căn PAD, tái tưới máu ĐM khác.
      • Tiền căn CVA, TIA
    2. LDL-C ≥190 mg/dl: phòng ngừa nguyên phát
    3. ĐTĐ 40-75t
    4. Nguy cơ biến cố tim mạch do XVĐM trong 10y ≥ 7.5% theo Pooled Cohort Equation

ADR:

  • Độc gan: tăng Transaminase
  • Ly giải cơ: tăng CPK
  • Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, chán ăn, khó tiêu, táo bón

CCĐ:

  • Bệnh gan hoạt động
  • Tăng Transaminase hoặc CPK không giải thích được
  • Có thai hoặc cho con bú
  • Dị ứng

Fibrate

Cơ chế: kích hoạt thụ thể PPARa trong tổng hợp enzym để oxy hoá acid béo => Giảm VLDL => Chủ yếu giảm TG

Gồm:

      • Gemfibrozil
      • Fenofibrate

CĐ:

  • Tăng TG
  • Rối loạn b-lipoprotein máu

ADR

  • Rối loạn tiêu hoá
  • Tăng Transaminase hoặc ALP
  • Bệnh cơ khi dùng cùng Statin: do ức chế cạnh tranh glucuronil hoá làm Statin ứ đọng trong máu

CCĐ:

  • Suy gan, suy thận nặng
  • Có thai
  • Trẻ em

Resin gắn acid mật

Cơ chế: gắn với acid mật ở ruột rồi thải qua phân nên giảm LDL-C

Gồm: Cholestyramin, Colesevelam, Colestipol

CĐ:

  • Tăng cholesterol máu GĐ dị hợp tử
  • Tăng lipid máu hỗn hợp
  • Giảm ngứa cho BN ứ mật

ADR

  • Rối loạn tiêu hoá: táo bón, đầy bụng, khó tiêu
  • Tăng TG do tăng tổng hợp cholesterol bù trừ kéo theo

Acid nicotinic (Niacin)

Cơ chế: ức chế huy động acid béo từ mô mỡ ngoại biên về gan => Giảm TG, LDL, chủ yếu tăng HDL (là thuốc hạ lipid duy nhất làm giảm Lp (a))

CĐ: Tất cả dạng tăng Lp máu (trừ dạng thiếu lipoprotein lipase)

ADR:

  • Đỏ bừng và ngứa: do dãn mạch thông qua PG
  • Độc gan: do chuyển hoá qua đường nicotinamid
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Loét dạ dày
  • Tăng acid uric máu
  • Tăng ĐH
  • Giảm thị lực

CCĐ

  • Bệnh gan hoạt động
  • Loét dạ dày
  • Gout
  • Có thai

Ezetimibe

Cơ chế: ức chế hấp thu phytosterol và cholesterol ở ruột do ức chế protein vận chuyển NPC1L1 => Giảm CM

CĐ:

  • Tăng Sitosterol (Sterol thực vật)
  • Phối hợp với Statin để trung hoà tác dụng tăng tái hấp thu cholesterol ở ruột của Statin

ADR

  • Tiêu chảy
  • Đau cơ
  • Ho
  • Tổn thương gan

Probucol

Cơ chế: chất chống oxy hoá => Bảo vệ LDL không bị oxy hoá => Giảm tái hẹp mạch vành sau can thiệp

CĐ: giảm u vàng cho BN giảm LDL-R và đột biến apo-B

ADR

  • Giảm HDL
  • Tiêu chảy
  • Tăng Eosinophil
  • QT kéo dài
  • Phù mạch

CCĐ: điều trị tăng lipid máu đơn thuần (do làm giảm HDL)

Acid omega-3