TẬP VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT MẶT
Các bài tập bao gồm tập cơ quanh mắt và tập cơ quanh miệng.
Tập vận động chủ động vùng miệng
– Chu môi lại giữ nguyên trong 5 giây.
- Phồng má và chu môi.
- Thử dùng ống hút để uống nước
- Ăn ở bên miệng mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
– Chu môi lại và di chuyển phần môi này từ bên này sang bên kia. Không được di chuyển lưỡi. Lặp lại 10 lần.
– Mím chặt môi lại và nói “m…m…m”, rồi nói “p…p…p”, rồi nói “b…b…b”.
– Bắt đầu với việc há to miệng và ẩn răng dưới môi. Mím môi lại tạo thành hình chữ “O”. Lặp lại 5 lần.
– Tập nói chữ A, I:
- Chữ A: Há miệng rộng nhất có thể, phát âm “A” kéo dài, có thể dùng 01 ngón tay hỗ trợ đẩy nhẹ cơ mặt vùng góc hàm bên bệnh lên cao cho cân với bên lành. Lặp lại 5 lần.
- Chữ I: Cắn chặt 2 làm răng, nhe răng căng miệng sang hai bên, phát âm “I” kéo dài, có thể dùng 01 ngón tay hỗ trợ kéo đẩy nhẹ cơ mặt vùng góc hàm bên bệnh về phía mang tai. Lặp lại 5 lần.
Tập luyện liên tục mỗi ngày đến khi khỏi. Có thể lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
Tập vận động (chủ động và thụ động) vùng mắt
Các bước thực hiện:
- Đưa mắt nhìn xuống dưới
- Nhẹ nhàng đưa ngón tay trỏ lên mắt để giữ mắt nhắm
- Tay còn lại nhẹ nhàng kéo căng lông mày lên (lặp lại dọc theo đường chân mày). Điều này sẽ làm thư giãn mí mắt và giúp nó trở lên linh hoạt
- Nhắm mắt càng lâu càng có thể
- Dùng tay ấn nhẹ hai mí mắt lại với nhau.
- Tích cực vận động cơ mặt (rướn mày, há miệng rộng, nhắm chặt mắt)
Các bài tập cơ mặt thụ động
Dùng tay tự thực hiện các động tác cơ bản để tác động đến những nhóm cơ khác nhau trên khuôn mặt.
Các bước thực hiện:
- Ngồi thả lỏng trước gương
- Dùng tay nhẹ nhàng di chuyển một bên lông mày lên trên
- Dùng tay đẩy nhẹ lông mày về phía mũi
- Dùng tay đẩy nhẹ vùng da ở má, dưới mắt về phía mũi
- Dùng tay kéo nhẹ khóe miệng về phía tai
- Nhấc khóe miệng lên trên
Tự massage mặt
Massage mặt có thể thực hiện cùng với các phương pháp điều trị khác để giúp cải thiện khả năng cảm nhận cảm giác trên mặt. Các thao tác massage trên mặt gồm:
- Massage vòng tròn trên da (xoa da)
- Dùng ngón tay hoặc ngón cái để bấm chặt
- Kéo vuốt
Ngoài ra, một số phương pháp khác giúp điều trị liệt dây thần kinh số 7 gồm:
- Chườm nóng lên vùng bị liệt để giúp giảm đau
Lưu ý khi tập các bài tập liệt dây thần kinh số 7
Để giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh và hiệu quả, bạn cần lưu ý nên và không nên làm những điều sau:
Nên làm
- Thực hiện các bài tập cơ mặt tại nhà và trước gương để có thể thực hiện đúng động tác.
- Cần kiên nhẫn và vận động các cơ mặt nhẹ nhàng.
- Nên thực hiện các bài tập ít nhất 3 lần mỗi ngày.
- Tùy theo thể trạng và tình hình cải thiện, bạn nên điều chỉnh tần suất và mức độ lặp lại các bài tập.
- Nên chú ý đến khuôn mặt khi bạn tập thể dục. Tập trung quan sát và cảm nhận phần bên mặt bình thường đang hoạt động, sau đó thử hình dung bên phần mặt bị liệt và cố gắng thực hiện theo từng bước nhỏ.
- Tập thể dục trong thời gian ngắn, nhưng có thể tăng tần suất tập trong ngày. Số lượng không bằng chất lượng, do đó bạn đừng cố gắng tập khi đang mệt mỏi. Tập đúng một vài lần vẫn tốt hơn là tập sai nhiều lần.
Không nên
- Đừng nên gắng sức hoặc lo lắng quá nhiều về việc mình có hoàn thành tốt tất cả bài tập hay không.
- Đừng dùng quá sức lực lên các cơ mặt để tránh ảnh hưởng lên các cơ không liên quan.
Người bị liệt dây thần kinh số 7 cần chú ý đến việc bảo vệ và giữ ẩm đôi mắt. Hãy đảm bảo mắt được nhắm trong khi ngủ. Ngoài ra, việc ăn uống cũng có thể khá khó khăn cho người bệnh do các cơ mặt không cử động được theo ý muốn. Để giữ được thức ăn ở trong miệng, bạn có thể dùng tay giữ chặt góc miệng lại