Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

Người khuyết tật

Chuyên ngành: Tin tức

- Đỗ Thịnh

NKTật [Thông tin được chọn, lưu]
Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Theo nguoibaotroonline.vn // https://asvho.vn/uy-ban-quoc-gia-ve-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-tong-ket-hoat-dong-nam-2023-va-de-ra-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2024-a2477.html Save: Thurs, June 06, 2024, 05:35 AM
* Ngày 28/12/2023, Ủy ban Quốc gia (UBQG) về người khuyết tật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Ảnh: 1/ Ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu khai mạc Hội nghị. 2/ Ông Tô Đức, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội báo cáo tại Hội nghị.
3/ Bà Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại hội nghị. 4/ Ông Đinh Xuân Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người mù Việt Nam phát biểu.

Đến dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch UBQG về người khuyết tật Việt Nam; bà Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Tô Đức, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, Chánh Văn phòng UBQG về người khuyết tật; bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; ông Khuất Văn Qúy, Phó Vụ trưởng Vụ Gia Đình, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; cùng các đại diện là thành viên UBQG về người khuyết tật Việt Nam đến từ các bộ ngành Nội vụ, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Dân vận Trung ương và các tổ chức của và vì người khuyết tật…

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, Hội nghị là dịp để ủy ban và các thành viên, các cơ quan ban ngành, các tổ chức tổng kết lại những chương trình, hoạt động vì người khuyết tật; cùng nhau trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động cũng như đề xuất những giải pháp hiệu quả, nhiệm vụ trọng tâm trong 2024.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Tô Đức, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết: Năm 2023, các hoạt động của công tác NKT đã được triển khai toàn diện, đồng bộ, chủ động với sự quan tâm và phát huy trách nhiệm của các thành viên Ủy ban, các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hữu quan. Việc bảo vệ quyền của NKT và thực hiện các chính sách trợ giúp NKT luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch trợ giúp NKT; một số chính sách trợ giúp NKT được tích cực điều chỉnh phù hợp với thực tế. Những đổi mới trong hoạt động truyền thông mang lại hiệu quả thực chất, thúc đẩy chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, tạo sinh kế phù hợp để NKT tự chủ cuộc sống. Các rào cản xã hội từng bước giảm dần, quyền của NKT ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 7 triệu NKT, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ; 28,3% là trẻ em; gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng. Tính đến cuối năm 2023, đã có trên 3 triệu NKT được cấp giấy chứng nhận khuyết tật. Thực hiện chính sách trợ giúp đời sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho NKT, năm 2023, ngân sách Nhà nước đã bố trí 31,3 tỷ đồng thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và 489 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục với NKT. Đã có 1,6 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng, 342.329 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng BTXH tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và hàng triệu NKT, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức của NKT đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt của NKT, điển hình như: Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam vận động được 552 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật quy ra tiền); Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các Hội thành viên vận động tài trợ được gần 555 tỷ đồng; Hội Người mù Việt Nam vận động hơn trên 118 tỷ đồng và nhiều phần quà có giá trị; Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam vận động được hơn 7,7 tỷ đồng (bao gồm 5,9 tỷ đồng tiền mặt và 1,8 tỷ đồng hiện vật quy ra tiền). Các hoạt động trợ giúp NKT được triển khai rất đa dạng, đáp ứng thiết thực nhu cầu của đối tượng được trợ giúp.

Năm 2023, nhiều NKT được dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế. Trong đó, Hội người mù Việt Nam mở 91 lớp cho 1.192 học viên học nghề xoa bóp bấm huyệt, tin học, chăn nuôi, đan lát. Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam dạy nghề cho 1.421 học viên, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức 33 lớp dạy nghề cho 596 trẻ em khuyết tật… Thông qua nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động đã cho 1.314 dự án của người lao động là NKT vay vốn và tạo việc làm cho 8.838 lao động khuyết tật.

Cùng với đó, NKT được tiếp cận giao thông, thể hiện ở các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé với mức miễn giảm từ 25% – 100% cho NKT khi tham gia giao thông công cộng. Năm 2023 có 142.964 lượt NKT được miễn giảm giá vé giao thông đường bộ; 5.108lượt hành khách là NKT được giảm 30% giá vé đi tàu; 19 khách hàng được giảm giá vé đường hàng không.

Cũng trong năm 2023, các trung tâm trợ giúp pháp lý toàn quốc đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1.510 lượt NKT có khó khăn về tài chính.

Để tiếp tục chăm lo đời sống, sức khỏe cho người khuyết tật trong năm 2024, Ủy ban Quốc gia về NKT đã đề đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Ủy ban Quốc gia về NKT sẽ nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến NKT để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Chú trọng những chính sách đột phá để tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm. Tiếp tục xây dựng và triển khai mô hình sinh kế cho NKT tại 7 tỉnh và nhân rộng mô hình của Bộ Lao động đã triển khai…Bên cạnh đó tổ chức hoạt động hiệu quả Trung tâm giáo dục đặc biệt quốc gia; thúc đẩy thành lập và hoạt động hiệu quả trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương…

Tại Hội nghị Tổng kết, các đại biểu tham dự về cơ bản nhất trí với dự thảo báo cáo, đánh giá cao những kết quả hoạt động đã đạt được. Đồng thời, Hội nghị cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự, góp phần hoàn thiện dự thảo báo cáo cũng như có những khuyến nghị, đề xuất để đảm bảo công tác tổ chức, triển khai kế hoạch nhiệm vụ 2024 cùng các chính sách hỗ trợ NKT ngày càng hiệu quả.
================================
* Trong xã hội Việt Nam có khoảng 900.000 người khiếm thị (NKT), chiếm 1,2% dân số cả nước, trong đó có khoảng hơn 600.000 người thị lực hỏng hoàn toàn [2]. Họ là những người bị hạn chế về thị giác – cơ quan được đánh giá là tiếp nhận đến trên 80% thông tin về một đối tượng.
================================
* Thông tin y tế 09 – 12/10/2020
12/10/2020 | 08:59 AM // https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/thong-tin-y-te-09-12-10-2020
|
1. Ngày Thị giác thế giới: Việt Nam có khoảng 2 triệu người bị mù lòa, có thị lực kém
Ngày 8/10/2019, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù lòa Bộ Y tế, Bệnh viện Mắt TW, Hội Nhãn khoa Việt Nam và các tổ chức Phòng chống mù lòa quốc tế tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ mít –tinh hưởng ứng Ngày thị giác thế giới (World Sight Day) năm nay với chủ đề “Hope in Sight – Ánh sáng hy vọng” . Đây là năm thứ 18 Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới.
Phát biểu tại lễ Mít tinh Ngày Thị giác Thế giới năm 2020, PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt TW cho biết nhiều bệnh lý về mắt đang diễn biến phưc tạp, đặc biệt 2 bệnh lý về mắt có thể phòng tránh được vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa hiện nay: bệnh đục thủy tinh thể và tật khúc xạ ở trẻ em. PGS. TS Cung Hồng Sơn nhấn mạnh, công tác phòng chống mù lòa cần sự chung tay của toàn xã hội, không ngừng nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc mắt. Việc thăm khám định kỳ các bệnh về mắt tại các cơ sở chuyên khoa mắt sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các bệnh về mắt, mang lại hiệu quả cao trong công tác điều trị.
Nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa, với mục tiêu giúp cho tất cả mọi người sẽ biết cách tự bảo vệ, chăm sóc và tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc mắt ở bất cứ nơi nào.
Vì vậy Ngày Thị giác thế giới là sự kiện truyền thông quan trọng nhất trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ mắt. Đây là thời gian để mọi gia đình bệnh nhân về mắt tham gia với thế giới rộng lớn, mọi người có thể tìm hiểu, chia sẻ những hiểu biết về chăm sóc mắt.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi thọ dân số trên thế giới ngày càng tăng, thì giảm thị lực và mù từ những bệnh mạn tính cũng tăng. Hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, cần khám mắt định kỳ hàng năm, trong đó ước khoảng 45 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm khoảng 80%. Đặc biệt cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù và cứ 1 phút thế giới có thêm một trẻ bị mù, 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn. Việt Nam được xếp trong các nhóm nước này.
Theo PGS.TS Hồng Sơn, Hiện Việt Nam có khoảng 2 triệu người bị mù lòa, có thị lực kém. 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác dẫn đến mù lòa, như đục thủy tinh thể, glôcôm, bệnh võng mạc đái tháo đường…có thể được phòng ngừa hoặc điều trị một cách dễ dàng và ít tốn kém. Điều quan trọng là người bệnh có được sự can thiệp đúng, sớm, để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao, giúp phục hồi tốt thị lực.
Đáng chú ý, tật khúc xạ (cận thị, viễn thi, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6 – 15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15.000.000 em, với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20%, thì Việt Nam ước tính gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị. Tuy nhiên, việc khám và cấp kính cho trẻ em mắc tật khúc xạ (cận ,viễn, loạn thị) lại là một trong những biện pháp can thiệp rẻ tiền và có hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ mù loà gặp nhiều rào cản từ nhận thức, cơ sở vật chất và kinh phí….
Vì vậy,“Ngày Thị giác thế giới” là ngày có một ý nghĩa rất lớn, giúp mỗi người dù ở mọi độ tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, mọi vị trí trong xã hội, hãy quan tâm chăm sóc sức khỏe thị giác, vì “có sáng mắt là có tất cả”. nhầm mục đích để nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về các vấn đề liên quan đến mù lòa và suy giảm thị lực, tầm quan trọng của mục tiêu thị giác 2020: “Hope in Sight – Ánh sáng hy vọng”, và là vấn đề sức khỏe cộng đồng quốc tế, rất cần sự chung tay giúp sức từ mọi người trong xã hội.
Được biết, tại Bệnh viện Mắt TW trong những năm qua, với sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao của ngành Y tế, đặc biệt là vai trò nòng cốt của cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Mắt, đã có nhiều sáng tạo, chủ động, nỗ lực để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống mù lòa và chăm sóc mắt cho người dân. Nổi bật là Bệnh viện đã xây dựng được mạng lưới chăm sóc mắt và tổ chức hoạt động hiệu quả, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến cơ sở; áp dụng nhiều khoa học, kỹ thuật để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh…(09.10.2020, 961)