Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

NGHIỆM PHÁP TINETTI

Chuyên ngành: Phục hồi chức năng

I. ĐẠI CƯƠNG

Ngã ở người cao tuổi tăng dần theo tuổi do giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể như teo cơ, đau khớp, giảm thị lực, giảm thăng bằng… Đánh giá các yếu tố nguy cơ ngã ở người cao tuổi là nhiệm vụ của chuyên khoa phục hồi chức trong lão khoa.
Thang điểm Tinetti dùng để đánh giá chức năng thăng bằng động cho người cao tuổi, là công cụ để đánh giá nguy cơ ngã.

II. CHỈ ĐỊNH

– Đánh giá thăng bằng cho người cao tuổi.
– Đáng giá nguy cơ ngã.
– Xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng cho người cao tuổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Nguy cơ đau thắt ngực không ổn định.
– Không kiểm soát được tư thế đưng, rối loạn thăng bằng.
– Huyết áp không ổn định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện
Bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
2. Phương tiện
Địa điểm đánh giá: phòng tập, hành lang đảm bảo không gian yên tĩnh.
3. Người bệnh
Giải thích mục đích làm test.
4. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1:
Thực hiện theo thứ tự bảng đánh giá dưới đây
THANG ĐIỂM TINETTI
Người bệnh ngồi ghế không có tay vịn
1 Thăng bằng ngồi
0 Ngả sang 2 bên hoặc trượt ra trước
1 Ngồi vững, chắc chắn
Đề nghị người bệnh đứng dậy
2. Đứng dậy
0 Không thể thực hiện mà không có trợ giúp
1 Thực hiện được với trợ giúp ở cánh tay
2 Thực hiện được không cần trợ giúp
3. Cố gắng đứng dậy
0 Không thể nếu không có trợ giúp
1 Có thể đứng dậy được nhưng cần thử nhiều lần
2 Làm được ngay từ lần đầu
4. Thăng bằng đứng
0 Không vững
1 Vững nhưng cần dụng cụ trợ giúp
2 Vững, không cần trợ giúp
5. Test kích thích thăng bằng khi chụm chân
0 Không vững
1 Vững nhưng 2 chân dang rộng trên 10cm hoặc cần dụng cụ trợ giúp
2 Vững, 2 chân chụm
6. Đẩy (ngƣời bệnh đứng chụm chân, người đánh giá đẩy người bệnh ở phía trên xương ức, đẩy 3 lần)
0 mất thăng bằng khi đẩy
1 Đung đưa nhưng sau đó lấy được thăng bằng
2 Đứng vững
7. Nhắm mắt
0 Mất thăng bằng
1 Vẫn giữ được thăng bằng
8. Người bệnh cần phải xoay 360º
0 xoay với bước không liên tục
1 xoay với bước liên tục
9. Giữ vững trụ khi xoay
0 Không ổn định
1 Ổn định
10. Người bệnh phải đi 1 đoạn dài 3m sau đó vòng lại về phía ghế ban đầu, có thể dùng dụng cụ trợ giúp như gậy hoặc khung
Đánh giá khởi đầu
0 do dự hoặc thử nhiều lần mới đứng dậy được
1 không do dự, đứng dậy được
11. Chiều dài bước, chân phải đung đưa
0 Chân phải không vượt qua chân chịu lực
1 Vượt qua bước chân trái chịu lực
12. Chiều cao bước chân, chân phải đung đưa
0 chân phải không nhấc khỏi nền
1 nhấc cao khỏi nền
13. Chiều dài bước, chân trái đung đưa
0 Chân trái không vượt qua chân phải chịu lực
1 Vượt qua bước chân phải chịu lực
14. Chiều cao bước chân, chân phải đung đưa
0 Chân trái không nhấc khỏi nền
1 Nhấc cao khỏi nền
15. Đối xứng bước chân
0 Chiều bước chân phải và trái không đều
1 Chiều dài bước chân phải và trái đều nhau
16. Liên tục bước chân
0 Bước chân không liên tục, dừng bước
1 Bước chân liên tục
17. Lệch trục đường đi
0 Lệch trục rõ so với vạch chỉ dẫn
1 Lệch ít, cần dụng cụ trợ giúp
2 Không lệch trục, không cần dụng cụ trợ giúp
18. Ổn định thân mình
0 Đung đưa, cần dụng cụ trợ giúp
1 Không lắc lư thân nhưng ngả ra trước hoặc đung đưa cánh tay
2 Không đung đưa, không cần phải tỳ hay vịn
19. Độ rộng bước chân
0 Chân đế rộng
1 Chân đế gần như bình thường
20. Người bệnh phải ngồi trên ghế
0 Ngồi không an toàn, không tính được khoảng cách phù hợp, ngồi phịch xuống ghế
1 Xử dụng cánh tay nhưng các cử động không đều đặn
2 Ngồi an toàn, các cử động đều đặn
Tổng tối đa 28 điểm
Bước 2. Đánh giá kết quả
 Tổng điểm < 20: nguy cơ ngã rất cao.
 Điểm trong khoảng 20 – 23: nguy cơ ngã cao.
 Điểm trong khoảng 24 – 27: nguy cơ ngã ít.
 Điểm 28: bình thường.
* Thời gian test 30 – 45 phút.

VI. THEO DÕI

Trong quá trình đánh giá thang bằng động, người đánh giá đi cạnh người bệnh để hỗ trợ khi người bệnh bị mất thăng bằng, theo dõi các triệu chứng như khó thở, đau ngực, chóng mặt… cần dừng đánh giá.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Trong quá trình đánh giá thang bằng động, người đánh giá đi cạnh người bệnh để hỗ trợ khi người bệnh bị mất thăng bằng.
Có thể xuất hiện khó thở hay các triệu chứng đau ngực, chóng mặt… cần dừng đánh giá, cho người bệnh nghỉ ngơi, theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 báo bác sĩ để xử trí theo phác đồ.