LƯỢNG GIÁ THEO THANG ELADEB (số 74)
-
ĐẠI CƯƠNG
Đánh giá nhu cầu chăm sóc của người bệnh là một phần trọng tâm điều tra tâm thần, trị liệu tâm lý và tâm lý xã hội giúp xác định chiến lược tối ưu của các biện pháp can thiệp, sự lựa chọn và ưu tiên của các mục tiêu điều trị. Người bệnh bị rối loạn tâm thần mạn tính có nhiều chẩn đoán, triệu chứng khác nhau, rối loạn chức năng nhận thức, thiếu kỹ năng sống và các vấn đề xã hội.
Lượng giá theo thang ELADEB (Lausanne instrument to evaluate patients’ needs and difficulties – thang đo đánh giá những khó khăn và nhu cầu chăm sóc) đã được phát triển để đánh giá những khó khăn hiện tại và nhu cầu được chăm sóc. Thang ELADEB dựa trên phương pháp sắp xếp kiểu phân chia với các thẻ hình ảnh mười tám lĩnh vực cuộc sống. Người bệnh được mời phân loại và xếp hạng các thẻ đại diện cho các lĩnh vực mà họ nhận thấy khó khăn và nhu cầu. Mười tám lĩnh vực chấm điểm từ 0 (không vấn đề/cần) đến 3 (vấn đề/nhu cầu rất quan trọng). Công cụ này được chia thành hai phần đánh giá độc lập: đánh giá những khó khăn và đánh giá nhu cầu can thiệp bổ sung.
-
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị rối loạn tâm thần mãn tính bao gồm:
– Rối loạn tâm thần do sử dụng chất kích thích thần kinh
– Tâm thần phân liệt
– Rối loạn tính khí
– Rối loạn thần kinh và lo âu
– Rối loạn hành vi
– Rối loạn nhân cách
– Chậm phát triển trí tuệ
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có
-
THẬN TRỌNG
Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện:
- a) Nhân lực trực tiếp:
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
- b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư:
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
– Thủ công: Thang đánh giá ELADEB (phụ lục 1) và một cây bút.
5.4. Trang thiết bị:
– Máy vi tính/máy tính bảng/điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng ELADEB
5.5. Người bệnh
– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …
– Tư thế người bệnh phải thoải mái, tốt nhất là ở tư thế nằm hoặc ngồi.
5.6. Hồ sơ bệnh án:
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 01 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện:
5.9. Kiểm tra hồ sơ:
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Thực hiện phân loại và xếp hạng các thẻ đại diện cho các lĩnh vực mà họ cảm nhận được những khó khăn và nhu cầu.
6.1. Đánh giá khó khăn
Đánh giá cấu trúc ba yếu tố
Yếu tố 1: Khó khăn.
– Đây là một yếu tố chung của khó khăn. Mỗi hạng mục trong số 18 mục (trừ tài chính) tương quan có ý nghĩa đối với yếu tố chung này.
Yếu tố 2: Nhiệm vụ hành chính.
– Các hạng mục tài chính, công việc hành chính và công việc nhà phụ thuộc vào yếu tố này.
Yếu tố 3: Lo lắng xã hội.
– Các hạng mục như giao thông, nơi công cộng, gia đình và chăm sóc bản thân dựa trên yếu tố này.
– Người bệnh được mời phân loại và xếp hạng các thẻ đại diện cho các lĩnh vực mà họ cảm nhận được những khó khăn
– Mỗi mục trong số 18 mục cho điểm từ 0 (không vấn đề ), 1 (gặp vấn đề không quan trọng), 2 (gặp vấn đề trung bình), đến 3 (vấn đề rất quan trọng).
6.2. Đánh giá nhu cầu cần chăm sóc
Đánh giá cấu trúc ba yếu tố
Yếu tố 1: Nhu cầu chăm sóc.
– Đây là một yếu tố chung của nhu cầu chăm sóc. Mỗi mục trong số 18 mục có tương quan đáng kể đến yếu tố chung này.
Yếu tố 2: Nhiệm vụ hành chính.
– Các hạng mục về chỗ ở, tài chính, công việc và các nhiệm vụ hành chính phụ thuộc vào yếu tố này.
Yếu tố 3: Lo lắng xã hội và sức khỏe thể chất.
– Các hạng mục như giao thông, nơi công cộng, trẻ em, thực phẩm, chăm sóc bản thân và sức khỏe thể chất đều phụ thuộc vào yếu tố này.
– Người bệnh được mời phân loại và xếp hạng các thẻ đại diện cho các lĩnh vực mà họ cảm nhận được những nhu cầu
– Mỗi mục trong số 18 mục cho điểm từ 0 (không cần thiết phải can thiệp), 1 (nhu cầu can thiệp không khẩn cấp – người bệnh có thể đợi hơn 3 tháng trước khi can thiệp), 2 (nhu cầu cần thiết vừa phải – dự kiến can thiệp khoang sau 1 đến 2 tháng) đến 3 (nhu cầu khẩn cấp – dự kiến can thiệp trong vòng 30 ngày).
– Theo dõi tình trạng tri giác, nhận thức và dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.
– Khi muốn đánh giá tiến bộ của người bệnh hoặc điều chỉnh chương trình điều trị, Kỹ thuật viên có thể đánh giá lại bằng thang ELADEB
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bellier-Teichmann T, Golay P, Bonsack C, Pomini V. Patients’ Needs for Care in Public Mental Health: Unity and Diversity of Self-Assessed Needs for Care. Front Public Health. 2016;4:22. Published 2016 Feb 17. DOI: 10.3389/fpubh.2016.00022
- Rexhaj S, Monteiro S, Golay P, Coloni-Terrapon C, Wenger D, Favrod J. Ensemble programme for early intervention in informal caregivers of psychiatric adult patients: a protocol for a randomised controlled trial. BMJ Open. 2020;10(7):e038781. Published 2020 Jul 30. doi: 10.1136/bmjopen-2020-038781.
Phụ lục
THANG ELADEB
1.Đánh giá khó khăn
STT | Hạng mục | Không vấn đề
(0 điểm) |
Vấn đề nhỏ
(0 điểm) |
Vấn đề trung bình
(0 điểm) |
Vấn đề quan trọng
(0 điểm) |
1 | Nơi ở | ||||
2 | Tài chính | ||||
3 | Công việc | ||||
4 | Thời gian rảnh | ||||
5 | Công việc hành chính | ||||
6 | Công việc nhà | ||||
7 | Giao thông | ||||
8 | Nơi công cộng | ||||
9 | Tình bạn | ||||
10 | Gia đình | ||||
11 | Trẻ con | ||||
12 | Mối quan hệ thân thiết | ||||
13 | Thức ăn | ||||
14 | Chăm sóc bản thân | ||||
15 | Sức khỏe thể chất | ||||
16 | Sức khỏe tâm thần | ||||
17 | Thói nghiện | ||||
18 | Điều trị |
*Ghi chú: Mỗi mục trong số 18 mục cho điểm từ 0 (không vấn đề ), 1 (gặp vấn đề không quan trọng), 2 (gặp vấn đề trung bình), đến 3 (vấn đề rất quan trọng).
2.Đánh giá nhu cầu chăm sóc, can thiệp bổ sung
STT | Hạng mục | Không có nhu cầu
(0 điểm) |
Nhu cầu không khẩn cấp
(1 điểm) |
Nhu cầu vừa phải
(2 điểm) |
Nhu cầu khẩn cấp
(3 điểm) |
1 | Nơi ở | ||||
2 | Tài chính | ||||
3 | Công việc | ||||
4 | Thời gian rảnh | ||||
5 | Công việc hành chính | ||||
6 | Công việc nhà | ||||
7 | Giao thông | ||||
8 | Nơi công cộng | ||||
9 | Tình bạn | ||||
10 | Gia đình | ||||
11 | Trẻ con | ||||
12 | Mối quan hệ thân thiết | ||||
13 | Thức ăn | ||||
14 | Chăm sóc bản thân | ||||
15 | Sức khỏe thể chất | ||||
16 | Sức khỏe tâm thần | ||||
17 | Thói nghiện | ||||
18 | Điều trị |
* Ghi chú: Mỗi mục trong số 18 mục cho điểm từ 0 (không cần thiết phải can thiệp), 1 (nhu cầu can thiệp không khẩn cấp – người bệnh có thể đợi hơn 3 tháng trước khi can thiệp), 2 (nhu cầu cần thiết vừa phải – dự kiến can thiệp khoảng sau 1 đến 2 tháng) đến 3 (nhu cầu khẩn cấp – dự kiến can thiệp trong vòng 30 ngày).
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh