Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP Ở TRẺ EM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ trị liệu, Phục hồi chức năng
Lượng giá ngôn ngữ hay gặp khó khăn khi sử dụng các test đã chuẩn hóa từ một ngôn ngữ khác. Vì vậy phải hiểu về Ngôn ngữ học khi tìm hiểu và sử dụng trắc nghiệm.

- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm
Lượng giá kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp là đánh giá mức độ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tại thời điểm tiến hành lượng giá.
2. Mục tiêu
– Lượng giá sự phát triển của trẻ.
– Đề ra chương trình can thiệp.
– Đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.

II. CHỈ ĐỊNH

– Trẻ nói khó: bại não.
– Trẻ nói ngọng, nói lắp.
– Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
– Trẻ tự kỷ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện
Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên ngôn ngữ.
2. Phương tiện
Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi….
3. Người bệnh
– Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.
– Giải thích cho gia đình các nội dung lượng giá.
4. Hồ sơ bệnh án
– Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
– Ghi nhận xét trước lượng giá.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: đối chiếu chỉ định lượng giá và tên trẻ.
Bước 2: tiến hành lượng giá.
Thời gian lượng giá từ 20 – 30 phút.
1. Nội dung phiếu lượng giá kỹ năng ngôn ngữ
BẢNG LƯỢNG GIÁ CÁC KĨ NĂNG NGÔN NGỮ
Họ và tên trẻ……………………………………Ngày sinh…./…../……..
Đánh dấu các tiểu mục: Trẻ làm được Trẻ không làm được Trẻ thỉnh thoảng làm được

Hiểu ngôn ngữ Diễn đạt ngôn ngữ
1- Hiểu ngữ cảnh. 1- Phát ra những âm thanh ban đầu
2- Hiểu tên người.
Theo dõi mọi người nói chuyện.
2- Nói những từ có tính xã hội: gọi Mẹ, Bố
3- Chỉ được một số bộ phận cơ thể. 3- Làm các tiếng động của con vật, ôtô.
4- Hiểu tên của đồ vật khi sử dụng dấu hiệu. 4- Nói một số từ ban đầu.
5- Hiểu tên đồ vật mà không sử dụng dấu hiệu. 5- Làm dấu hoặc nói tên nhiều đồ vật, tranh ảnh.
6a- Hiểu các từ hoạt động.
b- Chỉ ra các đồ vật khi bạn nói về các sử dụng của chúng.
6a- Nói các từ hành động
b- Những vật này để làm gì?
7- Hiểu câu có hai từ
a- Đặt 2 đồ vật vào với nhau.
b- Tên và hành động.
7- Nói hai từ cùng một lúc
a- Tên và từ ban đầu.
b- Hai danh từ (tên).
c- Tên và hành động.
d- Hoạt động và danh từ.
8- Hiểu những từ mô tả
a- To/nhỏ.
b- Dài/ngắn.
c- Những cái này của ai?
d- Màu sắc.
8a- Nói các từ mô tả.
b- Nói các từ chỉ vị trí.
c- Nói các đại từ.
d- Nói các từ để hỏi.
9- Hiểu một câu có ba từ
a- Nhớ lại ba đồ vật.
b- Nơi để các đồ vật.
c- Số lượng.
d- Các câu hỏi Ai, Cái gì, Ở đâu?
9- Nói ba từ cùng nhau.
10- Hiểu các câu khó + từ diễn tả
a- Giữa, bên cạnh, sau, trước.
b- Thì quá khứ và tương lai.
c- Các từ khác.
10a- Nói các câu dài, thử kể 1  câu chuyện. Sử dụng các liên từ diễn tả đúng thứ tự thời gian, sở hữu, đại từ, từ chỉ …

Ngày thử: Lần 1: ……/…../…. Lần 2: ……./ ……./ ….Lần 3: ……/ …../ …
Người thử: ………………………………………..
2. Cách lượng giá
– điền đầy đủ các thông tin hành chính.
-đọc từng câu trong mỗi lĩnh vực. Hỏi cha mẹ kết hợp với quan sát và giao tiếp với trẻ.
Bước 3. Kết luận sau lượng giá
Mức độ phát triển của trẻ
– Hiểu ngôn ngữ: tương ứng bao nhiêu tháng tuổi.
– Diễn đạt ngôn ngữ: tương ứng bao nhiêu tháng tuổi.
Đề ra chương trình can thiệp cho trẻ
– Mỗi đợt điều trị nên chọn 3 kỹ năng can thiệp: 2 kỹ năng trẻ thỉnh thoảng làm được và 1 kỹ năng trẻ chưa làm được.
– Đánh giá lại trẻ sau mỗi tuần để có kế hoạch can thiệp tiếp theo.

VI. THEO DÕI

Sự hợp tác của cha mẹ và trẻ trong quá trình lượng giá.

VII. TAI BIẾN

Không có.