Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

LƯỢNG GIÁ KHẢ NĂNG PHỐI HỢP HAI TAY TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY (số 81)

Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
  1. ĐẠI CƯƠNG

Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (Activities of daily living – ADL) bao gồm các hoạt động nhằm mục đích phục vụ bản thân trong đời sống gia đình như: ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa, chải tóc, đi vệ sinh và di chuyển trong phạm vi nhà ở (di chuyển giữa các địa điểm như giường, ghế, bồn tắm hoặc vòi hoa sen).

Vai trò của sự phối hợp 2 tay trong sinh hoạt hàng ngày: khả năng vận động của hai tay đóng vai trò chính trong việc thực hiện các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày, trong đó, rất nhiều động tác yêu cầu sự phối hợp 2 tay hoặc 2 tay có thể hỗ trợ cho nhau trong khi thực hiện một động tác khó.

Lượng giá khả năng phối hợp hai tay trong sinh hoạt hằng ngày (ABILHAND đối với người bệnh và ABILHAND – Kids đối với trẻ bại não từ 6- 15 tuổi) là một phương pháp đánh giá dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn do người bệnh ghi nhận về mức độ khó khăn trong việc sử dụng bàn tay của họ khi thực hiện các hoạt động bằng tay tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Thang đánh giá này được coi như hoạt động chức năng chủ động của chi trên và đo lường khả năng thực hiện các tác vụ bằng hai tay, không kể đến cách thức hoàn thành các tác vụ này như thế nào.

Mục đích của thang đánh giá ABILHAND, nhằm:

– Tìm ra vấn đề của người bệnh trong khi hoạt động chức năng bằng 2 tay.

– Đánh giá trước khi tập luyện, đánh giá lại hiệu quả sau khi tập luyện và thay đổi chương trình can thiệp phù hợp với người bệnh.

  1. CHỈ ĐỊNH

Thang đánh giá này dùng để đánh giá cho người bệnh có rối loạn khả năng phối hợp hai tay trong sinh hoạt hàng ngày (ADLs).

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Người bệnh mất khả năng nhận thức trong các trường hợp hôn mê, mất ý thức.

– Các trường hợp không thuộc trong mục chỉ định ở trên.

  1. THẬN TRỌNG

– Không có

  1. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện:

  1. a) Nhân lực trực tiếp :

– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng

– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

  1. b) Nhân lực hỗ trợ: không có

5.2. Thuốc: không có

5.3. Vật tư:

– Găng tay

– Mũ giấy

– Khẩu trang y tế

– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn

– Khăn lau tay

– Bàn, ghế

– Bộ câu hỏi theo từng dạng người bệnh

– Bút.

5.4. Trang thiết bị:

– Phòng lượng giá yên tĩnh, nhiệt độ phòng thoải mái, hạn chế tiếng ồn

5.5. Người bệnh:

– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …

– Tư thế người bệnh phải thoải mái, tốt nhất là ở tư thế nằm hoặc ngồi.

– Kiểm tra và bộc lộ vùng da điều trị.

5.6. Hồ sơ bệnh án:

Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.

5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 01 giờ

5.8. Địa điểm thực hiện:

– Phòng tập ngôn ngữ trị liệu.

5.9. Kiểm tra hồ sơ:

– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…

  1. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Bước 1: KTV lựa chọn bộ câu hỏi phù hợp với người bệnh

Bước 2: Giải thích về các thành phần trong bộ câu hỏi và các mức độ đánh giá để giúp người bệnh hiểu và chọn được điểm đánh giá phù hợp nhất. KTV chỉ giải thích một lần trước khi người bệnh thực hiện

Bước 3: Người bệnh có cơ hội trả lời thử với nhiều nhất là 5 câu đánh giá. KTV được phép giải thích về nội dung nhưng không gợi ý trả lời mục cho điểm cho người bệnh.

Bước 4: Người bệnh trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi ABILHAND phù hợp. Đối với người bệnh là trẻ em, bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ sẽ tham gia vào quá trình đánh giá nếu trẻ không đủ khả năng tham gia quá trình này.

Bước 5: Tổng hợp và đánh giá điểm

Phân tích sử dụng mô hình Rasch để chuyển đổi các điểm số thô thành một thước đo tuyến tính. Phép đo tuyến tính có thể được xác định ngay cả khi một số mục chưa được trả lời (thiếu các câu trả lời sẽ chỉ làm giảm độ chính xác của phép đo).

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Ghi chép đầy đủ hồ sơ. Tái đánh giá sau 3 tháng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://www.physio-pedia.com/ABILHAND_Assessment
  2. http://rssandbox.iescagilly.be/abilhand.html.

 

Phụ lục

  1. BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ
STT Hoạt động Mức độ khó khăn khi tham gia hoạt động
0

Không thực hiện được

1

Thực hiện khó khăn

2

Thực hiện dễ dàng

NA

Không đánh giá được

1 Kéo khóa quần
2 Lột vỏ củ hành tây
3 Gọt bút chì
4 Mở nút chai
5 Dũa móng tay
6 Gọt vỏ khoai tây bằng dao
7 Cài cúc quần
8 Mở lọ có lắp xoáy
9 Cắt móng tay
10 Xé vỏ túi bim bim hoặc bánh
11 Kéo vỏ thanh sô cô la xuống
12 Đóng đinh
13 Quết bơ vào miếng bánh mì
14 Rửa tay
15 Cài cúc áo
16 Luồn chỉ vào đầu kim
17 Thái thịt
18 Gói quà
19 Kéo nhanh khóa áo khoác
20 Kéo nhanh khóa balo, túi
21 Lột vỏ hạt dẻ
22 Mở thư
23 Lấy kem đánh răng vào bàn chải đánh răng

 

  1. BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
STT Hoạt động Mức độ khó khăn khi tham gia hoạt động
0

Không thực hiện được

1

Thực hiện khó khăn

2

Thực hiện dễ dàng

NA

Không đánh giá được

1 Nhấc can nước
2 Sử dụng kẹp giấy
3 Viết một câu
4 Sử dụng tuốc- nơ- vít
5 Bắt ốc vít
6 Lắp bóng đèn
7 Thái thịt
8 Gọt vỏ khoai tây bằng dao
9 Lấy tiền xu ra khỏi túi áo (quần)
10 Gọt vỏ bút chì
11 Đóng đinh
12 Giữ 1 chiếc bút 4 ngòi trong một tay
13 Nhặt đồng xu trên bàn
14 Gói quà
15 Khóa cửa bằng chìa khóa và ổ khóa
16 Lột vỏ củ hành
17 Chải đầu
18 Xé vỏ gói bim bim hoặc bánh
19 Mở vòi nước
20 Kéo nhanh khóa áo khoác
21 Mở lọ có lắp xoáy
22 Đóng đinh
23 Kéo nhanh khóa balo, túi
24 Luồn chỉ vào đầu kim
25 Mở nút chai
26 Cắt móng tay
27 Chải đầu

 

3.BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH XƠ CỨNG BÌ

STT Hoạt động Mức độ khó khăn khi tham gia hoạt động
0

Không thực hiện được

1

Thực hiện khó khăn

2

Thực hiện dễ dàng

NA

Không đánh giá được

1 Cầm kéo
2 Kéo vỏ thanh sô cô la xuống
3 Kéo nhanh khóa áo khoác
4 Lấy tiền xu ra khỏi túi áo (quần)
5 Thái thịt
6 Mở vòi nước
7 Lột vỏ hạt dẻ
8 Luồn chỉ vào đầu kim
9 Kéo nhanh khóa balo, túi
10 Chải đầu
11 Xoa kem dưỡng da
12 Lau cửa sổ
13 Gọt vỏ khoai tây bằng dao
14 Cài cúc quần
15 Xé vỏ gói bim bim hoặc bánh
16 Rửa rau
17 Buộc dây giầy
18 Xoáy ốc ở đồng hồ đeo tay
19 Mở nút chai
20 Đeo đồ trang sức
21 Quết bơ vào miếng bánh mì
22 Cắt móng tay
23 Mở lọ có lắp xoáy
24 Sử dụng kẹp giấy
25 Lột vỏ củ hành
26 Mở thư

 

  1. BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG THẦN KINH
STT Hoạt động Mức độ khó khăn khi tham gia hoạt động
0

Không thực hiện được

1

Thực hiện khó khăn

2

Thực hiện dễ dàng

NA

Không đánh giá được

1 Lau tay
2 Quết bơ vào miếng bánh mì
3 Khóa cửa bằng chìa khóa và ổ khóa
4 Kéo nhanh khóa balo, túi
5 Lấy kem đánh răng vào bàn chải đánh răng
6 Đổ nước vào cốc
7 Mở hộp bánh mỳ
8 Mở vòi nước
9 Rửa tay
10 Mở hộp kem đánh răng
11 Mở gói bánh
12 Cài cúc váy
13 Đóng vòi nước
14 Kéo nhanh khóa áo khoác
15 Mở nút chai
16 Cắt móng tay
17 Đưa chìa khóa vào ổ khóa
18 Đếm tiền
19 Xé vỏ gói bim bim hoặc bánh
20 Gọt vỏ bút chì
21 Chia thẻ bài
22 Kéo vỏ thanh sô cô la xuống

 

  1. BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG BÀN TAY
STT Hoạt động Mức độ khó khăn khi tham gia hoạt động
0

Không thực hiện được

1

Thực hiện khó khăn

2

Thực hiện dễ dàng

NA

Không đánh giá được

1 Nhấc chảo lên
2 Là quần áo
3 Xé vỏ gói bim bim hoặc bánh
4 Quết bơ vào miếng bánh mỳ
5 Chống đẩy
6 Đóng đinh
7 Mở can bằng dụng cụ mở can
8 Sử dụng tuốc- lơ- vít
9 Mở nút chai
10 Giũ ga giường
11 Mở lọ có lắp xoáy
12 Gọt vỏ khoai tây bằng dao
13 Quấn khăn
14 Cắt hàng rào
15 Buộc dây giầy
16 Chơi quần vợt
17 Vỗ tay nhiệt liệt
18 Quay vô lăng ô tô
19 Cắt móng tay
20 Kéo nhanh khóa áo khoác
21 Đi găng tay
22 Xáo bài và chia thẻ bài
23 Lau cửa sổ

 

  1. BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO TRẺ BẠI NÃO TỪ 6- 15 TUỔI
STT Hoạt động Mức độ khó khăn khi tham gia hoạt động
0

Không thực hiện được

1

Thực hiện khó khăn

2

Thực hiện dễ dàng

NA

Không đánh giá được

1 Mở nắp hũ mứt
2 Đeo cặp/ ba lô đi học
3 Mở nắp kem đánh răng
4 Kéo vỏ thanh sô cô la xuống
5 Tắm phần thân trên
6 Xắn tay áo len
7 Gọt vỏ bút chì
8 Cởi áo sơ mi
9 Lấy kem đánh răng vào bàn chải đánh răng
10 Mở hộp bánh mỳ
11 Mở lọ có lắp xoáy
12 Kéo khóa quần
13 Cài cúc áo thun, áo len
14 Đổ nước vào cốc
15 Bật đèn ngủ
16 Đội mũ
17 Kéo nhanh khóa áo khoác
18 Cài cúc quần
19 Xé vỏ gói bim bim hoặc bánh
20 Kéo khóa áo
21 Lấy tiền xu ra khỏi túi áo (quần)