LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG BÀN TAY THEO ABILHAND-KIDS (số 70)
-
ĐẠI CƯƠNG
ABILHAND-KIDS là công cụ đo lường được xây dựng để lượng giá khả năng vận động tay trong các sinh hoạt hàng ngày trên trẻ em bị khuyết tật chi trên đặc biệt là cho trẻ bại não (CP) từ 6 đến 15 tuổi. Thang ABILHAND-KIDS bao gồm 21 mục đánh giá các khó khăn của trẻ được ghi nhận bởi phụ huynh. Mỗi mục đánh giá được chia thành 3 mức độ từ dễ, khó, và không thực hiện được dựa trên khả năng của trẻ. Đo lường ABILHAND-KIDS liên quan đáng kể đến các hoạt động giáo dục tại trường, loại bại não và chức năng vận động thô/khéo léo.
-
CHỈ ĐỊNH
– Bại não, chậm phát triển vận động, rối loạn điều hợp.
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Không có.
-
THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện:
- a) Nhân lực trực tiếp:
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
- b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư:
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
– Bàn, ghế.
– Bộ câu hỏi ABILHAND-KIDS, và 1 cây bút viết.
5.4. Trang thiết bị: không có
5.5. Người bệnh
– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …
– Tư thế người bệnh phải thoải mái, tốt nhất là ở tư thế nằm hoặc ngồi.
– Kiểm tra và bộc lộ vùng da điều trị.
5.6. Hồ sơ bệnh án:
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 01 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện:
5.9. Kiểm tra hồ sơ:
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
– Bước 1: Chuẩn bị.
Phụ huynh được yêu cầu nhớ lại về sự thực hiện hoạt động của trẻ trong 3 tháng gần nhất để trả lời phỏng vấn hoặc điền vào bảng câu hỏi, bằng cách ước lượng sự hoạt động của trẻ là dễ hay khó trong từng hoạt động, khi hoàn thành mỗi hoạt động:
+ Không sử dụng công nghệ hay người giúp đỡ.
+ Không kể chi được sử dụng để thực hiện hoạt động.
+ Không kể sử dụng bất cứ chiến lược nào.
– Bước 2: Phụ huynh trả lời bảng câu hỏi dựa trên đánh giá nhận biết chi tiết về khả năng của trẻ là dễ hay khó thực hiện ở các hoạt động được hỏi, mỗi mục được chấm theo thang điểm (không thể, khó, dễ). Các hoạt động trẻ không thực hiện trong vòng 3 tháng trước đó được đánh dấu không thực hiện (dấu “?” trong biểu mẫu chấm điểm).
+ Ở mỗi hoạt động được hỏi, có 4 khả năng trả lời:
▪ Không thể (1): Trẻ không thực hiện được hoạt động khi không sử dụng trợ giúp
▪ Khó (2): Trẻ có thể thực hiện hoạt động không cần trợ giúp nhưng có khó khăn
▪ Dễ (3): Trẻ có thể thực hiện hoạt động không cần trợ giúp và không có khó khăn
▪ Dấu “?”: Phụ huynh không thể đánh giá sự kho khăn khi tham gia vì trẻ không thực hiện hoạt động. Tuy nhiên, nếu hoạt động chưa bao giờ thử vì trẻ không thể thì được đánh giá “không thể” thay cho dấu “?”
+ Trẻ KHÔNG bao giờ được yêu cầu thực hiện hoạt động trước mặt người lượng giá.
+ Hướng dẫn phụ huynh chỉ đưa ra khi bắt đầu. 5 câu hỏi được sử dụng để huấn luyện phụ huynh cảm giác được từng mức độ trong cách tính điểm.
+ Các hoạt động được đưa ra theo nhiều thứ tự khác nhau ở mỗi lần đánh giá để tránh hiệu ứng hệ thống.
– Bước 3: Đánh giá và ghi nhận kết quả
+ KTV dựa vào bảng trả lời của phụ huynh và nhập lên hệ thống đánh giá điện tử (phiếu lượng giá chức băng bàn tay theo Abilhand-kid) nhằm mục đích đo lường sự tiến bộ cho trẻ qua các lần can thiệp.
+ KTV ghi chép hồ sơ bệnh án, ghi chú các mục có/chưa có cải thiện qua phân tích.
-
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– ABILHAND-KIDS được sử dụng để định hướng chương trình can thiệp và tái lượng giá hiệu quả can thiệp cho trẻ bại não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Arnould C, Penta M, Renders A, Thonnard JL. ABILHAND-Kids: a measure of manual ability in children with cerebral palsy. Neurology 2004; 63: 1045-52.
Phụ lục
PHIẾU LƯỢNG GIÁ CHỨC BĂNG BÀN TAY THEO ABILHAND-KID
ABILHAND-KIDS | ||||||
Họ và tên người bệnh: | Giới tính: | |||||
Năm sinh: | Số hồ sơ: | Ngày đánh giá: | ||||
Người đánh giá: | ||||||
Mô tả mức độ khó trong các hoạt động sau | Không thể | Khó khăn | Dễ dàng | ? | ||
1 | Mở nắm lọ/hủ mứt | |||||
2 | Đeo cặp/balo (đến trường) | |||||
3 | Mở nắp chai/tuýp kem đánh răng | |||||
4 | Mở miếng gói thanh sô cô la | |||||
5 | Tắm phần thân trên | |||||
6 | Xắn/gấp nếp ống tay áo (áo lạnh tay dài) | |||||
7 | Chuốt bút chì | |||||
8 | Cởi áo thun có cổ (áo polo) | |||||
9 | Nặn kem đánh răng lên bàn chải | |||||
10 | Mở hộp bánh mì | |||||
11 | Tháo/mở nắp chai nước | |||||
12 | Kéo khoá quần | |||||
13 | Cài/khuyu cúc áo (sơ mi/áo lạnh) | |||||
14 | Rót 1 ly/cốc nước | |||||
15 | Bật đèn bàn | |||||
16 | Đội nón/mũ | |||||
17 | Cài khoá kéo áo khoác | |||||
18 | Cài/khuy cúc quần | |||||
19 | Mở gói bim bim/snack | |||||
20 | Kéo khoá kéo áo khoác | |||||
21 | Lấy 1 đồng xu ra khỏi ví | |||||
Tổng cộng: |