Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

LIỆU PHÁP ÂM NHẠC MÚA TRỊ LIỆU (số 31)

Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
  1. ĐẠI CƯƠNG

– Nguồn gốc của liệu pháp có thể bắt nguồn từ phong trào nhảy hiện đại của thế kỷ 19. Liệu pháp được phát triển từ ý tưởng rằng múa có thể vượt ra ngoài giải trí đơn giản và được sử dụng như một hình thức giao tiếp và biểu đạt.

– Thực chất múa trị liệu không nhất thiết phải theo đuổi một hình thức cụ thể nào. Bạn có thể tự sáng tạo động tác cho mình, miễn là thoải mái với những động tác ấy, không bị ràng buộc, dần dần bạn rơi vào trang thái ham thích, tâm trí không một suy nghĩ nào ngoài cảm giác thăng hoa được giải phóng.

– Múa trị liệu là một dạng liệu pháp sử dựng chuyển động của cơ thể để giúp người tập đạt được sự hòa nhập về mặt cảm xúc, nhận thức, thể chất và xã hội.

– Liệu pháp múa giúp người bệnh giảm mức độ căng thẳng, tìm sự cân bằng trong tinh thần, phòng ngừa và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

– Giúp người bệnh tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng tính mềm dẻo của cơ và khớp, động tác múa cần sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ (cảm giác giác quan, nhận thức và các cử động nên múa còn giúp tăng cường chức năng nhận thức, cải thiện thăng bằng).

– Liệu pháp múa thúc đẩy sự tự nhận thức, sự tự tin vào bản thân và khi múa người bệnh thể hiện cảm xúc.

– Liệu pháp múa có khả năng củng cố các kỹ năng giao tiếp, duy trì các mối quan hệ xã hội.

  1. CHỈ ĐỊNH

– Người bệnh tâm thần đang trong giai đoạn phục hồi.

– Nghiện chất

– Động kinh

– Các rối loạn nhận thức như trong các bệnh sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu (tai biến mạch não), thể Lewi, sa sút trí tuệ trán thái dương, bệnh Parkinson.

– Rối loạn giao tiếp ngôn ngữ ở người tự kỷ.

– Các bệnh lý cơ thể gây ra các rối loạn tâm thần.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Người bệnh kích động, chống đối.

– Người bệnh không có khả năng phối hợp, người bệnh có bệnh lý nội – ngoại khoa cấp tính.

– Giai đoạn cấp tính của bệnh lý tâm thần.

  1. THẬN TRỌNG

– Người bệnh có các triệu chứng loạn thần còn dao động.

  1. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện: 03 người

  1. a) Nhân lực trực tiếp

– 01 Bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ phục hồi chức năng

– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng hoặc cán bộ tâm lý

  1. b) Nhân lực hỗ trợ

– 01 Điều dưỡng được đào tạo chuyên khoa tâm thần hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

5.2. Thuốc: không có

5.3. Vật tư

– Sách hướng dẫn

– Phiếu theo dõi đánh giá

– Các thang lượng giá về cảm xúc (thang đánh giá tâm trạng nhanh).

– Bảng kiểm để lượng giá hoạt động của người bệnh ….

5.4. Trang thiết bị

– Loa

– Máy vi tính

– Tivi

– Amply

– Micro

– Đàn Gitar

– Đàn Organ

– Sáo.

5.5. Người bệnh

– Tập trung người bệnh giải thích cho người bệnh tin tưởng yên tâm tự nguyện tham gia.

– Người bệnh nắm được các bước tiến hành trong quá trình tham gia hoạt động

– Người bệnh biết tự đánh giá mức độ thay đổi cảm xúc hành vi của bản thân

– Số lượng người bệnh tham gia tối đa 15 người.

5.6. Hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định

– Hồ sơ bệnh án chuyên khoa: Phiếu điều trị, Kế hoạch phục hồi chức năng.

– Sổ ghi chép của cán bộ hướng dẫn.

5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,75 giờ.

5.8. Địa điểm thực hiện kỹ thuật: Phòng trị liệu.

5.9. Kiểm tra hồ sơ, phiếu chỉ định:

– Người thực hiện tiếp nhận người bệnh, tiếp nhận phiếu chỉ định, kiểm tra đối chiếu phần thông tin hành chính trên phiếu chỉ định với thông tin cá nhân của người bệnh.

– Nhập tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán … của người bệnh vào máy và vào sổ theo dõi.

  1. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Bước 1:

– Chào hỏi làm quen

– Giới thiệu nội dung hoạt động, quy trình thực hiện trong buổi hoạt động

– Ý nghĩa của hoạt động, từng động tác trong hoạt động

– Đánh giá tâm trạng, cảm xúc trước khi bước vào hoạt động

Bước 2: Tập khởi động

– Một là để căng cơ bắp

– Hai là làm nóng cơ thể: Khởi động không kỹ trước khi tập hiệu suất vận động sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí gây chấn thương.

Bước 3: Người thực hiện tập mẫu từng động tác, người bệnh quan sát.

Bước 4: Người bệnh tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

– Người bệnh đứng thành vòng tròn, cùng nhau nhịp nhàng nhảy múa theo điệu nhạc.

– Cứ thế xoay đều trong vòng tròn từ bài hát này đến bài hát khác.

– Vòng tròn dừng lại, nắm tay nhau cùng nhau nhìn nhau, hít vào, thở ra cả vòng tròn bình yên cảm nhận sự kết nối, đồng điệu và hơi ấm nhẹ nhàng bên nhau. Ngoài ra còn có rất nhiều biến tấu từ múa trị liệu khác

Bước 5: Kết thúc và tổng kết

– Nhận xét và tổng kết hoạt động

– Khuyến khích khen thưởng bằng tinh thần và vật chất

– Đánh giá tâm trạng sau khi tham gia hoạt động.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Theo dõi diễn biến tâm lý, mức độ tập trung của người bệnh, sự phối hợp tham gia hoạt động. Khi có biểu hiện bất thường yêu cầu dừng hoạt động

– Người bệnh bỏ tham gia giữa chừng cố gắng động viên khuyến khích để người bệnh tiếp tục tham gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Fran J. Levy. Dance/Movement Therapy. The American Alliance for Health, Physical Education, Recreation, and Dance 1900 Association Drive Reston, Virginia 2209.
  2. Karkou V & all. Dance movement therapy for dementia. Cochrane Database of Systematic Reviews 2017, Issue 2. Art. No.: CD011022
  3. Javier Olazarán. Nonpharmacological Therapies in Alzheimer’s Disease: A Systematic Review of Efficacy. Dement Geriatr Cogn Disord 2010;30:161-178
  4. Rainbow T. Psychophysiological Effects of Dance Movement Therapy and Physical Exercise on Older Adults with mild dementia: A Randomized Controlled Trial.J Gerontol B Psychol Sci Soc Sci, 2020, Vol. 75, No. 3, 560-570.”.
  5. Nguyễn Văn Thọ (2009) Nhà xuất bản Y học Hà Nội “Liệu pháp âm nhạc và ứng dụng liệu pháp tâm lý – âm nhạc trong điều trị bệnh nhân tâm thần”.