Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

KỸ THUẬT TẬP LUYỆN KHẢ NĂNG VIẾT (số 27)

Chuyên ngành: Hoạt động trị liệu, Phục hồi chức năng, Nhi khoa
  1. ĐẠI CƯƠNG

– Khả năng viết tay liên quan đến khả năng học tập của trẻ, thông thường cần có nhóm trị liệu bao gồm giáo viên, KTV hoạt động trị liệu, gia đình và trẻ đưa ra thảo luận và quyết định đến mục tiêu điều trị trong đó KTV hoạt động trị liệu đóng vai trò điều phối và định hướng cho chương trình can thiệp. KTV hoạt động trị liệu có thể đánh giá các thành phần cơ bản hỗ trợ chữ viết tay của học sinh, giải quyết các vấn đề liên quan đến khó khăn trong học tập của trẻ bằng những kỹ thuật chuyên môn sâu và cha mẹ có thể khuyến khích các hoạt động ở nhà để hỗ trợ kỹ năng viết tay cho trẻ

– Khi nhóm trị liệu tập chung vào mục tiêu chính là hoạt động học tập của trẻ thì cả 2 kỹ thuật chính là khắc phục sửa chữa những vấn đề liên quan đến chức năng và cơ thể cũng như kỹ thuật bù trừ- sử dụng các dụng cụ trợ giúp, thay thế, hay dụng cụ thích nghi đều được sử dụng.

– Kỹ thuật tập luyện khả năng viết dựa trên 5 mô hình can thiệp bao gồm: kỹ thuật phát triển thần kinh, mô hình tiếp nhận, mô hình cảm giác- vận động, sinh cơ học, tâm lý xã hội.

  1. CHỈ ĐỊNH

– Các kỹ thuật trên được lựa chọn phù hợp với từng trẻ có vấn đề về khả năng viết tay, ảnh hưởng đến khả năng học tập bao gồm:

+ Trẻ ở các cấp học, đặc biệt là bậc tiểu học có vấn đề về khả năng viết tay

+ Bại não

+ Tự kỷ

+ Tăng động giảm chú ý (ADHD)

+ Chậm phát triển tinh thần

+ Hội chứng Rett

+ Đoạn chi chi trên…

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Không có

  1. THẬN TRỌNG

– Không có

  1. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện

  1. a) Nhân lực trực tiếp

– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng

– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

  1. b) Nhân lực hỗ trợ: không có

5.2. Thuốc: không có

5.3. Vật tư

– Găng tay

– Mũ giấy

– Khẩu trang y tế

– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn

– Khăn lau tay

– Bàn, ghế tựa, ghế túi đỗ

– Bóng trị liệu

– Thú nhún

– Bút viết, bút chì, bút màu… các loại

– Dây chun trị liệu

– Dụng cụ tập chức năng bàn tay

– Dụng cụ trợ giúp cầm bút

5.4. Trang thiết bị: Không có

5.5. Người bệnh

– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện: mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra

– Trẻ cần được đảm bảo an toàn, thoải mái trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.

– Tiếp xúc với trẻ, để trẻ hợp tác trong quá trình can thiệp.

5.6. Hồ sơ bệnh án

– Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.

– Ghi chép hồ sơ về quá trình lượng giá, mục tiêu, kế hoạch can thiệp cụ thể từng ngày trên trẻ. Cần có bảng theo dõi sự tiến triển của trẻ sử dụng các thang điểm tiêu chuẩn hoặc chữ viết cùng một nội dung của trẻ được ghi lại trước khi tập luyện sau 1 thời gian tập luyện để so sánh sự khác biệt.

5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 1 giờ

5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng tập Phục hồi chức năng

5.9. Kiểm tra hồ sơ:

– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng chỉ định…

  1. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Lựa chọn các chương trình can thiệp phù hợp với vấn đề và mục tiêu của trẻ.

Bước 1: Sử dụng kỹ thuật phát triển thần kinh (NDT) trong tập luyện khả năng viết tay

– Các hoạt động chuẩn bị tư thế khi ngồi viết tay

– Các hoạt động chuẩn bị cho chi trên trước khi viết tay

Bước 2: Sử dụng kỹ thuật tiếp nhận trong tập luyện khả năng viết tay

Bước 3: Sử dụng kỹ thuật cảm giác- vận động trong tập luyện khả năng viết tay

Bước 4: Sử dụng mô hình sinh cơ học trong tập luyện khả năng viết tay

– Chuẩn bị cho khả năng cầm bút

– Chuẩn bị cho dụng cụ viết

– Chuẩn bị giấy viết

Bước 5: Sử dụng mô hình can thiệp tâm lý xã hội trong tập luyện khả năng viết tay

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Trong suốt quá trình can thiệp cần theo dõi phản ứng đáp ứng của trẻ cũng như sự tiến triển ở trẻ theo mục tiêu điều trị.

– Ghi chép lại sự tiến triển khả năng viết tay ở trẻ. Tái đánh giá lại sự tiến triển ở trẻ sau mỗi chương trình tập luyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.https://www.researchgate.net/publication/12404378_Handwriting_Current_Trends_in_Occupational_Therapy_Practice

2.http://northumberlandeducation.co.uk/wp-content/uploads/2018/06/DCD-OT-Activity-Advice-Pack-Final-4.pdf

3.Jane Case- Smith, Jane Clifford O’Brien, (2009). Occupational therapy for children.