KỸ THUẬT-LIỆU PHÁP TRÒ CHƠI DIXIT (số 62)
-
ĐẠI CƯƠNG
– Trò chơi Dixit được thiết kế để lôi kéo người chơi vào thế giới sắc màu đầy mộng mơ của trò chơi.
– Giúp người bệnh tham gia vào các hoạt động tập thể, đồng thời giúp người bệnh sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt, lưu loát hơn.
– Giúp người bệnh tăng khả năng diễn đạt logic thông qua trò chơi.
– Giúp người bệnh tăng khả năng tập trung chú ý.
-
CHỈ ĐỊNH
– Tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, trầm cảm, stress sau sang chấn, rối loạn ám ảnh, hội chứng rối loạn ăn uống, động kinh…
– Khó khăn trong giao tiếp,
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Người bệnh kích động, chống đối, không tự nguyện tham gia.
– Người bệnh sa sút trí tuệ, người bệnh đang trong giai đoạn bệnh lý cấp tính.
-
THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
- a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
- b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
– Phiếu tính điểm.
– 84 thẻ bài.
– 36 token vote (với 6 màu sắc khác nhau được đánh số từ 1 – 6).
– 6 chú thỏ bằng gỗ.
5.4. Trang thiết bị: không có
5.5. Người bệnh
– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra
5.6. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 01 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng tập Phục hồi chức năng
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Bước 1:
– Chào hỏi làm quen.
– Giới thiệu nội dung trò chơi, quy trình thực hiện trò chơi.
– Ý nghĩa của trò chơi.
– Đánh giá tâm trạng, cảm xúc trước khi bước vào thực hiện trò chơi.
Bước 2: Người thực hiện làm mẫu, bệnh nhân quan sát.
Bước 3: Người bệnh chơi theo hướng dẫn của người thực hiện.
– Mỗi đội chọn 1 chú thỏ gỗ đặt vào khoảng trống số 0 của đường ghi điểm.
– Xáo 84 thẻ bài và chia cho mỗi người chơi 6 thẻ, số còn lại để rút (không lộ bài trên tay với người cùng chơi).
– Người chơi sẽ hóa thân thành người kể chuyện trong lượt chơi của mình, người bệnh phải nhìn vào 6 thẻ bài có hình ảnh minh họa trên tay mình và tạo nên một câu chuyện (người chơi có thể thoải mái dùng các ngôn ngữ để sáng tạo).
– Người chơi khác sẽ chọn trong 6 thẻ bài có hình ảnh minh họa của họ phù hợp nhất với câu chuyện được tạo nên bởi người kể chuyện.
– Cách tính điểm:
+ Nếu tất cả người chơi đã tìm thấy thẻ bài hình của người kể hoặc nếu tất cả không tìm thấy thì người kể sẽ không ghi điểm.
+ Trong trường hợp khác người kể ghi được 3 điểm và những người chơi khác cũng ghi được số điểm tương tự.
+ Mỗi người chơi, ngoại trừ người kể sẽ ghi nhận lại điểm của mình trên mỗi phiếu đặt trước mặt và di chuyển con thỏ dọc theo đường ghi điểm sao cho cùng số điểm mà mình ghi được.
Bước 4: Kết thúc trò chơi: Người nào ghi nhiều điểm nhất là người thắng cuộc (30 điểm).
Bước 5: Kết thúc và tổng kết
– Nhận xét và tổng kết .
– Khuyến khích khen thưởng bằng tinh thần và vật chất.
– Đánh giá tâm trạng sau khi tham gia hoạt động.
-
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Theo dõi diễn biến tâm lý, mức độ tập trung của người bệnh, sự phối hợp tham gia hoạt động.
– Khi có biểu hiện bất thường yêu cầu dừng hoạt động.
– Người bệnh bỏ tham gia giữa chừng cố gắng động viên khuyến khích để người bệnh tiếp tục tham gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MOUSNIER Etienne, KNAFF Laurence, ES-SALMI Abdessamê, “The “Dixit” Card Game as a Support for Metaphorical Representations: A Medium for Systemic Therapy under Mandate”, Thérapie Familiale, 2016/4 (Vol. 37), p. 363-386.
- IKIZ Simruy, BéZIAT Antoine, “Dixit® Board game, a projective mediation for adolescents?”, Revue de psychothérapie psychanalytique de groupe, 2020/1 (No 74), p. 145-155.