KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN ĐỐI TÁC GIAO TIẾP (số 52)
-
ĐẠI CƯƠNG
Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người. Trong quá trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Thực chất, giao tiếp là quá trình trao đổi giữa hai hay nhiều người sử dụng một mã cử chỉ, từ ngữ để có thể hiểu được một thông tin chính thức hay phi chính thức. Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin luôn có 2 chiều: Chuyển từ người phát tin đến người nhận tin, đồng thời phải có sự phản hồi lại của người nhận tin đối với người phát tin. Có như vậy quá trình giao tiếp mới thực sự hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định.
-
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh các thể bệnh, với các triệu chứng:
– Có khó khăn trong việc biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc.
– Có sự tự tin thấp, thụ động, ít giao tiếp.
– Các rối loạn tâm lý ở trẻ em: nói lắp, lo âu, ám ảnh sợ, ám ảnh, tự kỷ, Asperger, khó học…
– Trầm cảm, rối loạn lo âu.
– Rối loạn stress sau sang chấn.
– Các bệnh lý cơ thể có liên quan đến tâm lý hành vi: cao huyết áp, AIDS, ung thư, sau các bệnh thực tổn tại não như tai biến mạch não, viêm não…
– Chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ và vừa.
– Tâm thần phân liệt.
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Rối loạn tâm thần giai đoạn cấp tính.
– Chậm phát triển tâm thần nặng.
– Người bệnh câm, điếc, từ chối trị liệu.
-
THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
- a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
- b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư:
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
5.4. Trang thiết bị: không có
5.5. Người bệnh
– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra
Người bệnh ở các thể bệnh đáp ứng với những yêu cầu sau:
– Không có dấu hiệu gây rối
– Có một số chức năng nhận thức (tri giác sự vật, phán đoán,…)
– Hiểu được yêu cầu của hoạt động
5.6. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 01 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng tập Phục hồi chức năng
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Bước 1: Người bệnh được giới thiệu mục đích giao tiếp ( gì, nội dung cụ thể, cách tham gia, người tham gia, người làm mẫu, người trợ giúp)
Bước 2: Người bệnh được thảo luận nội quy hoạt động, quy tắc, quy định của việc tuân thủ hoạt động trị liệu.
Bước 3: Thảo luận kinh nghiệm của bệnh nhân về chủ đề. Cho người bệnh thảo luận về những trải nghiệm cá nhân trước khi điều trị. Đánh giá nhu cầu của người bệnh và gia đình. Từ đó xây dựng chương trình trị liệu cụ thể có ưu tiên các kỹ năng giao tiếp có ích cho người bệnh trước. Xây dựng và đưa ra chương trình trị liệu ngắn hạn và dài hạn.
Bước 4: Hướng dẫn người bệnh các bước cụ thể trong quá trình thao tác, thực hành kỹ năng giao tiếp
Bước 5: Người bệnh thao tác lại, nhắc lại các bước, nhận xét đánh giá, ghi chép lại và thực hiện bài tập về nhà.
Hoạt động của mỗi buổi trị liệu: 20- 30 phút
– Phần 1 (5 phút): Người bệnh ôn tập nội dung buổi trước và giải đáp thắc mắc phát sinh, phân tích bài tập áp dụng.
– Phần 2 (5 – 10 phút): Người bệnh/ gia đình được giới thiệu kỹ năng mới
– Phần 3 (10 – 15 phút): Bệnh nhân thực hành
– Phần 4 (5 phút): Phản hồi và ôn lại
– Phần 5 (5 phút): Tổng kết buổi trị liệu, giao bài tập về nhà …
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Diễn biến tâm lý và sức khỏe trong quá trình tập luyện
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ (Hướng dẫn về Ngôn ngữ trị liệu), Quyết định số 2536/QĐ-BYT ngày 16 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
- Cruice M., Blom Johansson M., Isaksen J., & Horton, S. (2018), “Reporting interventions in communication partner training: A critical review and narrative synthesis of the literature”, Aphasiology, 32(10), 1135-1166.
- Horton S., Pound C. (2018), “Communication partner training: re-imagining community and learning”, Aphasiology, 32(10), 1250-1265.
- Wiseman-Hakes C., Ryu H., Lightfoot D., et al. (2020), “Examining the efficacy of communication partner training for improving communication interactions and outcomes for individuals with traumatic brain injury: A systematic review”, Archives of rehabilitation research and clinical translation, 2(1), 100036.
- Tactus Therapy Solutions Ltd (2021), “How to: Communication Partner Training (CPT) for Aphasia” from https://tactustherapy.com/communication-partner- training-cpt/