KỸ THUẬT CAN THIỆP PHCN BẰNG GIÀY, NẸP CHỈNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC DỊ TẬT BÀN CHÂN (BÀN CHÂN BẸT, BÀN CHÂN LÕM, BÀN CHÂN VẸO TRONG, BÀN CHÂN VẸO NGOÀI) (số 154)
-
ĐẠI CƯƠNG
Giày chỉnh hình (Orthopedic Shoe) là một loại dụng cụ phục hồi chức năng dùng điều trị, phục hồi chức năng các bệnh lý về bàn chân nhằm hỗ trợ lực ngoài cẳng chân và bàn chân. Có hai loại: thấp và cao cổ.
Vật liệu làm giày dép chỉnh hình thường được sử dụng da thật từ da bò, lợn, ngựa, cừu.
-
CHỈ ĐỊNH
Giày chỉnh hình dùng điều trị và phục hồi chức năng cho các trường hợp sau:
– Trường hợp dị tật bẩm sinh bàn chân
– Trường hợp các bệnh lý thần kinh, tổn thương trung ương và ngoại biên
– Chấn thương chi dưới
– Đi nẹp chỉnh hình quá cỡ
– Kết hợp với vanh nẹp truyền thống với giày chỉnh hình
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Trường hợp sưng viêm cấp
– Trường hợp liệt hoàn toàn chi dưới
– Các vấn đề về dây chằng hay cần nắn chỉnh ở gối
-
THẬN TRỌNG:
Không
5. CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
– 02 Kỹ thuật viên chỉnh hình
b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư
– Da thật, da mũ, da lót, da đế, EVA, chỉ may và các bán thành phẩm khác.
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
5.4. Trang thiết bị
– Máy mài, máy khâu, máy lạng da, máy hút chân không, máy ép hơi
– Lò nhiệt
– Dụng cụ cầm tay chuyên dụng: súng nhiệt, dụng cụ bấm lỗ, bộ dụng cụ chuyên biệt làm giày, keo …
5.5. Người bệnh
Được giải thích, hướng dẫn và hợp tác trong quá trình điều trị và thực hiện theo các quy định hiện hành.
5.6. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật:
5.8. Địa điểm thực hiện: Đơn vị xưởng chỉnh hình phục hồi chức năng
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
6.1. LÀM NẸP, GIÀY CHỈNH HÌNH
Bước 1: Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh
– Lượng giá các yếu tố như: bậc cơ, tầm vận động khớp chi dưới và trên, môi trường sống nghề nghiệp và làm việc.
– Phân tích dáng đi bệnh lý
– Xác định mục đích, tiêu chí trợ giúp của giày chỉnh hình dựa trên kết quả phân tích và lượng giá bệnh nhân.
– Thiết kế giày chỉnh hình phù hợp với chỉ định, mục đích và yêu cầu sử dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Bước 2: Bó bột tạo khuôn
– Lấy mẫu in bàn chân và lấy số đo trên bệnh nhân trước khi bó.
– Bó bột trên bệnh nhân để lấy khuôn mẫu phần cả hai bên chân.
– Lấy đường dóng ở mặt phẳng trước và bên.
Bước 3: Tạo cốt dương
– Hàn kín cốt và gia cố bằng băng bột trước khi đổ bột. Cách ly cốt bột bằng nước xà phòng
– Pha bột và đổ bột.
Bước 4: Chỉnh sửa cốt dương
– Gỡ bỏ băng bột khỏi cốt dương, đánh dấu lại đường dóng.
– Chỉnh sửa cốt dương: dóng dựng và lấy đường dóng cho cốt bột dương, chỉnh sửa cốt theo bệnh nhân (phụ thuộc vào từng người bệnh trên từng trường hợp cụ thể).
Bước 5: Hút nhựa trong
– Cắt nhựa và gia nhiệt bằng máy hút chân không
– Cắt giày trong và tăng cường băng bột
Bước 6: Đổ xốp tạo khuôn Polyurethane (PU)
– Cân 2 chất tạo xốp và chất tạo cứng theo định lượng cho 1 đôi giày.
– Gỡ băng bột và nhựa trong khỏi khuôn.
– Mài nhẵn khuôn
Bước 7: Thử giày trong trên người bệnh
– Gia công lót giày
– Cắt nhựa trong và gia nhiệt bằng máy hút chân không.
– Tháo giày trong ra khỏi khuôn và cắt các đường viền sắc cạnh.
– Thử tĩnh trên bệnh nhân, đánh dấu các điểm tì đè, các điểm rộng.
– Kiểm tra đường dóng dựng trên 2 mặt phẳng trước, sau.
Bước 8: Sửa lại khuôn PU (Polyurethane)
– Mài các điểm đã đánh dấu rộng và so sánh với giày thử trong.
– Bồi bả ma tít và các điểm tì đè sau đó mài nhẵn lại toàn bộ khuôn.
Bước 9: Gia công giày lót thử
– Tạo mẫu và cắt da lót
– May nối các điểm tiếp giáp
– Vào khuôn
– Gia cố gót, mũi giày và đế ngoài
Bước 10: Thử giày lót trên người bệnh
– Thử động trên bệnh nhân, quan sát dáng đi và làm chỉnh sửa cần thiết.
– Cho bệnh nhân đi giày thử về nhà trong vòng 1 đến 2 tuần.
Bước 11: Gia công mũ giày
– Tạo mẫu và cắt da mũ
– May nối các điểm lắp ráp của mũ giày
– Vào khuôn mũ giày vào đế giày
Bước 12: Hoàn thiện
– Mài nhẵn đế giày
– Đục lỗ cho dây giày
– Đánh xi
– Thử động, kiểm tra lần cuối và hướng dẫn người bệnh các chăm sóc bảo dưỡng giày da, đi giày bao nhiêu tiếng khi có giày mớ
6.2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÀY CHỈNH HÌNH
Bệnh nhân ở tư thế thỏa mái, thuận tiện cho việc đi giầy chỉnh hình.
Bước 1: KTV Gấp bàn chân về phía mu chân rồi đặt giầy xuống mặt dưới bàn chân.
Bước 2: Giữ giầy, nẹp ôm sát bàn chân đồng thời xỏ chân vào giầy, buộc dây.
Bước 3: Cho người bệnh đứng dậy đi lại thử bằng giầy trong 10-15 phút và đánh giá lại (đau, điểm tì đè, dáng đi..).
Bước 4: Người tập: tập cho bệnh nhân đi 20- phút
-
THEO DÕI, TÁI KHÁM
* Theo dõi người bệnh trong quá trình làm giày
* Tái khám
– Định kỳ 3-6 tháng/lần
– Đánh giá kết quả sử dụng của giày chỉnh hình với tiêu chí và yêu cầu đặt ra ban đầu cho người bệnh.
– Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh với giày chỉnh hình được cung cấp.
– Đánh giá độ vừa vặn của giày chỉnh hình.
– Kiểm tra tình trạng giày nếu dây đai, khóa, đệm lót, khớp hỏng do quá trình sử dụng: thay dây đai, khóa, đệm lót, khớp, sửa chỉnh cho vừa vặn, phù hợp.
* Chỉ định làm mới trong các trường hợp sau:
+ Hết thời gian sử dụng của nguyên vật liệu.
+ Thay đổi thiết kế để phù hợp với tiến trình điều trị, phục hồi chức năng của người bệnh.
+ Thay đổi thiết kế để phù hợp với thay đổi về thể chất của người bệnh
* Tai biến và xử trí
– Tổn thương da bệnh nhân trong quá trình bó bột và tháo khuôn bột: xử trí tùy theo mức độ tổn thương của người bệnh.
– Đau hoặc trầy da, da đổi màu, chai do tỳ đè quá mức tại các điểm cần nắn chỉnh và điểm chịu lực do quá trình sử dụng giày: điều chỉnh, thay thế, thay đổi hoặc làm mới nhằm đảm bảo duy trì tốt chức năng hỗ trợ của giày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chapter 1 – Atlas of Limb Prosthetics: Surgical, Prosthetic, and Rehabilitation Principles
- Atlas of Amputations and Limb Deficiencies, Fourth Edition
- SirindhornSchool of Prosthetics & OrthoticsFaculty of Medicine SirirajHospital, MahidolUniversity – Manual 2010.
- WHO standards for prosthetics and orthotics, 2017 (ISBN 978-92-4-151248-0)./.