Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

Khung nội dung kiến thức cho nhà Ngôn ngữ trị liệu

Chuyên ngành: Ngôn ngữ trị liệu, Tài liệu thường thức, Chăm sóc người có vấn đề sức khỏe, Chăm sóc trẻ em

Việc xây dựng và phổ biến các chương trình đào tạo với thời lượng từ 1-2 buổi, tới 3 tháng, 6 tháng và chương trình cử nhân hiện nay có thể khiến các nhà hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực này trở nên bối rối. Việc ban hành một chương trình đào tạo hiện nay, thay vì trả lời câu hỏi “kiến thức nào là cần thiết để nhà chuyên môn có thể thực hành nghề và tự cập nhật kiến thức theo hướng dẫn sau đó” thì các nhà giáo dục nghề nghiệp chạy theo “chuẩn”, một thứ luôn tồn tại ở phía “đường chân trời”.

Để giúp các nhà chuyên môn có thể tự sắp xếp lại kiến thức đã tiếp thu cho chính mình và chuẩn bị kế hoạch nâng cao kiến thức, tôi xin đưa ra một khung lý thuyết, đặt tên cho các nội dung kiến thức, mà tên này có thể bị thay đổi khi nhà chuyên môn tham gia một khóa học cụ thể, do đặc thù ngành nghề của người thuyết trình.

Việc đặt tên theo góc nhìn của nhà Tâm thần học có thể chưa bao quát được các lĩnh vực kiến thức phong phú của một nghề nghiệp, nhưng sẽ được bổ sung.

Khoa học cơ sở

Giải phẫu

– Giải phẫu Hệ hô hấp

– Giải phẫu Miệng – Họng

– Giải phẫu Tai

– Giải phẫu Thần kinh:

+ 12 đôi dây sọ não

+ Giải phẫu thân não

+ Giải phẫu tiểu não

+ Giải phẫu đại não

Sinh lý

– Sinh lý thần kinh

– Sinh lý lời nói: cấu âm (âm vị)

Sinh hóa thần kinh:

– Các chất dẫn truyền

Khoa học thần kinh

– Hoạt động của synap

– Mạch thần kinh

– Tính khả biến của hệ thần kinh

– Quá trình sinh thần kinh và sự trưởng thành của hệ thần kinh

Chức năng tâm lý

– Cảm giác- tri giác- vận động

– Tư duy- Hành vi

– Trí nhớ

– Học tập

– Ngôn ngữ

– Động lực: Thúc đẩy- Cảm xúc

– Xã hội tính: các đặc tính liên quan đến nhóm

– Các giai đoạn phát triển của cuộc đời

– Stress và ứng phó

Giao tiếp

Bệnh học Lời nói- Ngôn ngữ

Rối loạn nuốt

Rối loạn ăn uống

– Rối loạn cho ăn

– Rối loạn thức ăn chọn lọc

– Ăn nhiều và chán ăn

Thính học và bệnh lý về thính lực- lời nói

Rối loạn phát triển thần kinh: bệnh lý trẻ em

Rối loạn nhận thức thần kinh: bệnh lý người lớn

– Chấn thương

– Thoái hóa thần kinh

Các phương pháp Can thiệp

Nguyên tắc chung

– ICF/ ICF-CY

– Can thiệp đa ngành

Can thiệp sinh học

– Can thiệp xâm nhập (ngoại khoa)

– Can thiệp thuốc

– Can thiệp không dùng thuốc khác

+ Vật lý trị liệu

+ Y học bản địa

Can thiệp theo nguyên lý giáo dục

– Ngôn ngữ trị liệu

– Hoạt động trị liệu

– Giáo dục

+ Giáo dục chính thống

+ Giáo dục đặc biệt và các mô hình can thiệp

Can thiệp ngôn ngữ trị liệu- Cấu trúc của quá trình can thiệp

Can thiệp theo nguyên lý văn hóa- xã hội

– Tìm hiểu chính sách

– Phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO) trên các nguyên tắc phi lợi nhuận

Thực hành lâm sàng:

Đạo đức hành nghề

Thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng

Kĩ năng thực hành lâm sàng căn bản:

  1. Lập hồ sơ khách hàng
  2. Lượng giá- ABA
  3. Xác định mục tiêu can thiệp
  4. Lập kế hoạch can thiệp dài hạn
  5. Lập kế hoạch phiên can thiệp
  6. Tiếp cận đối tượng can thiệp: can thiệp trong môi trường hòa nhập
  7. Phối hợp đa ngành
  8. Suy ngẫm lâm sàng
  9. Quản lý công việc
  10. Quản trị tài nguyên