Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

GIÁO TRÌNH DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC- Chương 2

Chuyên ngành: Ngôn ngữ trị liệu, Phục hồi chức năng
Bài soạn dựa trên "Cơ sở ngôn ngữ học và_tiếng Việt" của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến, 2008 và GIÁO TRÌNH DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC của Bùi Mạnh Hùng và Hoàng Dũng, 2007.

- BS Đỗ Thị Thuý Anh biên soạn

NGỮ ÂM HỌC

TỔNG QUÁT

1.1. Đối tượng của Ngữ âm học

Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu về âm thanh của ngôn ngữ. Bộ môn này còn nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ viết và hình thức âm thanh của ngôn ngữ.

Tương ứng với hai mặt tự nhiên và xã hội của ngữ âm, Ngữ âm học có hai phân môn khác nhau.

Ngữ âm học (nghĩa hẹp): Đây là phân môn nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm, tức là phân tích, miêu tả âm thanh của ngôn ngữ theo góc nhìn sinh lí học (Ngữ âm học cấu âm), hoặc vật lí học (Ngữ âm học âm học), hay theo sự tiếp nhận của người nghe (Ngữ âm học thính giác). Trong sách vở Ngôn ngữ học, khi không có sự hiểu lầm, thuật ngữ này được rút gọn thành Ngữ âm học. Ngữ âm học (nghĩa hẹp) áp dụng các phương pháp khoa học tự nhiên nghiên cứu những đặc trưng vật lí hay âm học của các âm thanh thực tế và những phương cách cấu âm của chúng, không phân biệt chúng thuộc vào ngôn ngữ nhất định nào.

Âm vị học: Đây là phân môn nghiên cứu mặt xã hội hay chức năng tâm lý (nhận thức) của ngữ âm trong từng ngôn ngữ. Phân môn này, với những phương pháp và khái niệm riêng của mình, sẽ cho ta biết trong một ngôn ngữ nhất định có những đơn vị ngữ âm gì, đặc điểm phân bố và sự tương tác của chúng ra sao trong khi kết hợp thành các phát ngôn. Nói cách khác, đối tượng của âm vị học là sự tổ chức của ngữ âm trong một ngôn ngữ cụ thể.

Tóm lại, đối tượng của ngữ âm học là ngữ âm với sự xem xét từ ba mặt của nó: mặt sinh vât học (cấu âm), mặt vật lí học (âm học) và mặt chức năng tâm lý-xã hội (ngôn ngữ học).

1.2. Bản chất và cấu tạo của ngữ âm

1.2.1. Về mặt âm học (vật lý học)

Cũng như các âm khác trong tự nhiên, âm trong ngôn ngữ là một sự chấn động của không khí bắt nguồn từ sự rung động của một vật thể nào đó.

Âm truyền đi trong không khí dưới hình thức những làn sóng nối tiếp nhau, với tốc độ chừng 340m/giây . Mỗi âm được phân biệt bằng 5 yếu tố sau đây:

1.2.1.1. Độ cao

Độ cao phụ thuộc vào tốc độ rung động, nghĩa là phụ thuộc vào số lượng rung động xảy ra trong một đơn vị thời gian: số rung động càng nhiều (tần số càng lớn) thì âm càng cao. Đơn vị đo rung động là Hertz, viết tắt là Hz. Mỗi Hertz bằng một chu kì rung động (gồm chuyển động con lắc 2 phía, một ngả về phía này và một ngả về phía kia so với vị trí cân bằng) trong một giây. Để xác định tần số của một âm, chỉ cần đếm số đỉnh sóng âm trong một đơn vị thời gian (ở hình 4, có 10 đỉnh sóng âm trong 0,5 giây, tức tần số là 20Hz.). Cần lưu ý rằng tần số là đặc trưng vật lí, còn độ cao là câu chuyện tâm lí. Tai bình thường của con người chỉ có thể nghe được trong giới hạn từ 16Hz đến 20.000Hz. Nhìn chung, tần số ở lời nói của trẻ con là vào khoảng 200-500Hz; của phụ nữ là 150- 300Hz; của nam giới là 80-200HZ.

Các âm vô thanh cao hơn các âm hữu thanh. Khi phát âm hữu thanh, dây thanh rung động ở đàn ông là từ 80 đến 200Hz, ở đàn bà có thể lên đến 400Hz, do dây thanh của đàn ông thường dài và to hơn của đàn bà. Nhưng khi phát âm vô thanh, tần số thường trên 2000Hz. Độ cao của ngữ âm bị quy định bởi nhiều nhân tố, mà quan trọng nhất là sự căng của dây thanh. Âm sẽ cao nếu dây thanh căng, và sẽ thấp nếu dây thanh chùng. Ngoài ra, lượng hơi từ phổi ra gia tăng cũng làm âm cao lên. Mặt khác, sự biến đổi vị trí dây thanh cũng kéo theo sự biến đổi về độ cao; ở cách phát âm giọng kẹt, âm thường thấp.

Độ cao của ngữ âm cho ta biết nhiều thông tin phi ngôn ngữ (giới tính, tuổi tác, xúc cảm…) và cả những thông tin Ngôn ngữ học nữa. Tất cả các ngôn ngữ đều sử dụng sự khác biệt về độ cao để đánh dấu ranh giới các đơn vị cú pháp. Hầu như câu bình thường trong mọi ngôn ngữ đều kết thúc bằng độ cao đi xuống. Trái lại, những câu nói ngập ngừng, chưa kết thúc đều có độ cao đi lên. Cao độ không những quan trọng trong việc hình thành trọng âm, ngữ điệu, mà ở một số ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái…, nó còn góp phần tạo nên một đơn vị ngữ âm riêng, là thanh điệu.

1.2.1.2. Độ to

Độ to phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh, tức vào biên độ (độ dời lớn nhất của một vật thể so với vị trí cân bằng; xem hình 3). Độ to là chuyện tâm lí, khác với biên độ và độ mạnh là đặc trưng vật lí. Biên độ càng lớn âm càng mạnh. Đơn vị đo độ mạnh là decibel, viết tắt là dB. Nếu âm này hơn âm kia 5dB thì độ to tãng xấp xỉ hai lần. Nhưng nếu độ mạnh thay đổi 1dB, thì sự thay đổi về độ to chỉ mới đạt đến ngưỡng có thể nghe được (ngưỡng sai biệt).

Nói chung, khi có sự rung động của dây thanh, nguyên âm nghe to nhất, sau đó, kém hơn một chút là các phụ âm có luồng hơi thoát ra bên lưỡi (phụ âm xát) hay theo đường mũi (phụ âm mũi). Các âm xát vô thanh nghe rất yếu, còn các âm tắc vô thanh -p, -k, -t như trong các từ ráp, rác, rát tiếng Việt, là hoàn toàn không có độ mạnh và do đó, không có độ to, hay nói cách khác là zêrô về mặt âm học; sự khác biệt ngữ âm giữa các từ trên thể hiện ở tính chất âm học của nguyên âm đứng trước. Trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nga…, độ to đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ra trọng âm của từ. Ở nhiều ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á, âm tiết thứ hai của từ song tiết thì bao giờ cũng có trọng âm, gọi là âm tiết chính, còn âm tiết thứ nhất không mang trọng âm, gọi là âm tiết phụ hay tiền âm tiết; nguyên âm ở âm tiết phụ thường hay biến đổi bởi vì ở vị trí không mang trọng âm, các âm vị sẽ mất dần các đặc trưng của chúng.

1.2.1.3. Độ dài.

Độ dài hay trường độ của âm phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay chóng của các phần tử không khí. Trong tiếng Việt, ví dụ, a trong hai dài hơn a trong hay.

1.2.1.4. Âm sắc (pitch)

Âm sắc là sắc thái riêng của âm. Tiếng đàn dương cầm và tiếng đàn vĩ cầm dù đánh lên cùng một nốt với độ cao và độ to như nhau, thì nghe vẫn khác nhau, đấy là sự khác nhau về âm sắc.

Âm sắc khác nhau ở:

  • Vật tạo ra âm khác nhau, chẳng hạn vật bằng đống như chuông âm sẽ khác với vật bằng gỗ như mõ.
  • Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, ví dụ dùng phím đánh đàn, dùng tay bật đàn, dùng cung kéo nhị, v.v…
  • Hiện tượng cộng hưởng khác nhau như tiếng nói của một người ở nhà xây và ở nhà gỗ, v.v… Đây là lí do giải thích vỉ sao các nhà hát phải có một kiến trúc đặc biệt.

Âm thanh không phải là một sự rung động đơn giản, mà là hợp thể của nhiều rung động xảy ra đồng thời. Gảy vào một sợi dây đàn không những sợi dây đàn sẽ rung lên toàn bộ, mà còn chấn động từng phần: nửa phần dây, một phần ba, một phần tư… Sự chấn động toàn bộ có tần số thấp nhất, gọi là âm cơ bản (thường được kí kiệu là F0), quyết định độ cao của cả âm phức hợp. Các âm cục bộ, gọi là họa âm, có tần số cao hơn và là bội số của tần số âm cơ bản.

Tính chất của các họa âm bị tác động bởi hiện tượng cộng hưởng. Thực chất của hiện tượng này là ở chỗ một vật thể có khả năng rung động, nếu tần số rung động của nó tương đương với tần số rung dộng của một vật thể khác, thì nó sẽ hấp thu rung động của vật thể này, và chính nó cũng phát ra âm thanh, kết quả là âm thanh được tăng cường. Dây đàn chẳng hạn, do thể tích bé không thể truyền một lượng không khí bị rung động đáng kể, nghĩa là bản thân nó chỉ tạo được âm rất nhỏ. Muốn truyền được dao động của dây đàn đến khối lượng lớn không khí, người ta phải dùng đến bầu đàn như một khoang cộng hưởng. Khi dây đàn rung, nhóm họa âm nào có tần số tương đương với tần số rung động của khối không khí trong khoang cộng hưởng sẽ được hấp thu và phát ra mạnh hơn. Khả năng cộng hưởng thay đổi tùy theo thể tích và lỗ thoát của khoang cộng hưởng, ứng với mỗi khả năng cộng hưởng là một nhóm họa âm được tăng cường, kết quả là một âm sắc nhất định.

Trong bộ máy cấu âm của con người, các khoang yết hầu (khoang hầu họng), miệng và mũi đóng vai trò khoang cộng hưởng. Sự hoạt động của môi, lưỡi, mạc (vòm miệng), cơ yết hầu làm cho các khoang cộng hưởng này thay đổi, đưa đến các âm sắc khác nhau. Các nguyên âm đều có thể được phát âm cùng một độ cao và độ to, nhưng vẫn khác biệt nhau, chính là do không giống nhau về âm sắc. Mỗi nguyên âm có một sắc thái riêng nhờ sự hợp thành âm cơ bản với các họa âm được tăng cường. Mặt khác, các khoang cộng hưởng trong bộ máy cấu âm của mỗi người không hoàn toàn như nhau, điều đó là một trong những cơ sở quan trọng khiến cho mỗi người có một giọng nói riêng.

1.2.1.5. Tiếng động và tiếng thanh.

Các phân tử không khí khi chấn động tạo ra các chuyển động âm thanh nhịp nhàng, điều hòa, có chu kì ta sẽ có tiếng thanh ; ngược lại – các chuyển động không nhịp nhàng, không điều hòa hay có chu kì sẽ tạo ra tiếng động. Thường thường, các nguyên âm cho nhiều tiếng thanh còn các phụ âm – nhiều tiếng động.

1.2.2. Về mặt cấu âm

Xem xét ngữ âm về mặt cấu âm tức, là đứng về góc độ của người nói, góc độ nguồn gốc phát sinh của ngữ âm.

1.2.2.1. Bộ máy cấu âm

Âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra do sự hoạt động của bộ máy cấu âm của con người. Bộ máy đó gồm phổi, thanh quản, hầu- họng và các khoang trên của thanh quản. Các chủng tộc đều có bộ máy cấu âm về cơ bản như nhau, chính vì vậy mà về nguyên tắc không thể có âm nào người bản ngữ phát ra được mà người nước ngoài lại không. Sự khác biệt nằm ở chi phối của thần kinh trung ương, hoạt động của thần kinh tạo ra sự khác biệt trong khả năng phát âm.

Phổi và khí quản cung cấp và dẫn truyền luồng hơi, chứ không tham gia trực tiếp vào việc phát âm.

Thanh quản (các tài liệu về ngôn ngữ học gọi là thanh hầu, và đặt tên cho các hoạt động liên quan đến thanh quản là thanh hầu)  là bộ phận trên cùng của khí quản; nhìn từ phía ngoài, đó là chỗ nhô ra ở cổ người đàn ông hay người gầy ốm, mà người Việt thường gọi là “trái cổ” hay “trái khế”. Thanh quản giống như một cái hộp do bốn miếng xương sụn hợp thành: một xương sụn hình giáp, một xương sụn hình nhẫn và bên trong hộp có hai xương sụn hình chóp, điều khiển sự hoạt động của một bộ phận hết sức quan trọng trong việc cấu âm – đó là dây thanh. Thực ra, đây không phải là dây, mà là hai màng mỏng nằm ngang, có thể rung động, mở ra khép lại, căng lên chùng xuống theo sự chỉ huy của thần kinh. Thanh hầu là khoang cộng hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm.

Khoảng trống giữa các dây thanh gọi ià thanh môn. Dây thanh của đàn ông dài khoảng 20 – 24mm, của phụ nữ dài 19 – 20mm. Dây thanh dày lên theo tuổi tác, đặc biệt vào tuổi 14-15, dây thanh dày lên rất nhanh, tạo nên hiện tượng gọi là “vỡ giọng”.

Nếu dây thanh tách xa nhau, không rung, cho phép luồng hơi thoát qua tự do, đó là hiện tượng vô thanh, ví dụ: những âm p, t, k… (hình 10.a). Ngược lại, dây thanh khép hẳn lại, rồi bật mở ra, mà không rung, đấy là âm tắc thanh hầu (hình 10.b), ví dụ: ở các từ Pakay “em bé”, Patay “đau ốm” trong tiếng Pakôh hay ở các âm tiết có thanh nặng trong tiếng Việt. Giữa hai thái cực vô thanh này (luồng hơi hoàn toàn tự do hoặc hoàn toàn bị cản bít) là hiện tượng hữu thanh: dây thanh khép lại, nhưng vẫn còn chừa một khe hẹp, cho phép luồng hơi đi qua, đồng thời dây thanh rung lên, ví dụ: các âm b, z, v, l… . Nếu dây thanh tách ra (có thể hầu như toàn bộ chiều dài hay chỉ một góc thôi), vẫn rung tuy không mạnh, cho phép một lượng hơi lớn đi qua, ta có âm thì thào hay còn gọi là giọng thở (hình 10.d). Một trạng thái khác của thanh môn là hai xương sụn hình chóp bị kéo về sau, làm cho dây thanh sau bị khép sít lại, chỉ phần trước là có thể rung được mà thôi, đấy là hiện tượng giọng kẹt.

Ngay trên thanh hầu là yết hầu (khoang hầu họng). Hoạt động cấu âm của khoang hầu họng có thể diễn ra theo ít nhất là hai cách sau đây: gốc lưỡi kéo ra sau, chạm vào thành họng, khiến cho luồng hơi bị cản bít, tạo nên âm tắc yết hầu, gốc lưỡi lui về sau, nhưng vẫn còn một khe hẹp, khiến luồng hơi bị cọ xát vào đó sinh ra một âm xót yết hầu, có thể hữu thanh hay vô thanh.

Khoang miệng là nơi xảy ra rất nhiều hoạt động cấu âm. Trong khoang miệng, bộ phận quan trọng nhất là lưỡi, hoạt động rất tích cực: đầu lưỡi có thể chạm vào răng, lợi, ngạc (ngạc cứng- xương vòm miệng), hoặc rung động, hoặc uốn cong; mặt lưỡi có thể nâng lên đến ngạc; gốc lưỡi chạm vào mạc (ngạc mềm- màn hầu), hoặc dịch về sau, chạm vào thành hầu họng (vừa mô tả ở trên), ở cuối mạc có một bộ phận nhỏ là lưỡi gà, có thể rung động để tạo âm, như âm R trong tiếng Pháp. Môi có thể tròn hay không tròn, ngậm hay mở, mở ít hay mở nhiều. Khoang miệng là một hộp cộng hưởng động. Cùng với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới,, cũng làm cho hình dáng và thể tích của khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo ra được sự muôn màu muôn vẻ cho các âm phát ra.

Khoang mũi có vai trò trong việc cấu âm nhờ vào hoạt động của mạc: luồng hơi có thể bị chắn lối thông lên mũi do mặt trên của mạc chạm vào vách tỵ hầu và chỉ có thể thoát theo đường miệng, đấy là các âm miệng; hay có thể đi qua mũi nhờ mạc buông tự do, đấy là các âm mũi.

1.2.2.2. Cơ chế luồng hơi

Có thể hình dung bộ máy cấu âm của con người tương tự như một cái kèn, cần phải có luồng hơi để phát ra âm. Tùy theo luồng hơi được sản sinh từ dâu và hướng của luồng hơi mà ta có 6 khả năng lí thuyết sau đây: (1) từ phổi + đi ra; (2) từ phổi + đi vào; (3) từ thanh hầu + đi ra; (4) từ thanh hầu + đi vào; (5) từ mạc + đi ra; (6) từ mạc + đi vào;

Trên thực tế, không có khả năng (2) và (5). Các khả năng còn lại có thể quy về ba cơ chế luồng hơi sau đây:

a. Cơ chế luồng hơi phổi

Không khí trong phổi bị đẩy ra ngoài (thở ra) là do lồng ngực hạ xuống và / hoặc cơ hoành nâng lên. Như thế hoạt động của lồng ngực và cơ hoành trong trường hợp này đóng vai trò khởi phát luồng hơi phổi. Cách tạo luồng hơi như vậy gọi là cơ chế luồng hơi phổi. Hầu hết các âm trong ngôn ngữ đều được sản sinh theo cơ chế này; thậm chí nhiều ngôn ngữ chỉ dùng cơ chế này. Trong trường hợp phụ âm tắc (âm có luồng hơi bị chặn lại hoàn toàn), có thể có cơ chế luồng hơi khác. Những âm tắc nào sử dụng cơ chế luồng hơi phổi ra, gọi là âm nổ. Đáng lưu ý là ở cơ chế này không thấy có cách phát âm với luồng hơi hút vào (hít vào).

b. Cơ chế luồng hơi thanh hầu

Nếu dây thanh đóng chặt đường đi tới phổi và thanh hầu hoạt động như một cái piston, hoặc đẩy lên, ép không khí trong đường dẫn âm ra, hoặc thụt xuống, hút không khí từ ngoài vào, ta có cơ chế luồng hơi thanh hầu. Như thế, ở cơ chế này, luồng hơi có thể có cả hai hướng, ra hay vào. Các âm tắc theo cơ chế này nếu có luồng hơi đi vào, gọi là âm hút vào. Đáng lưu ý là khi phát âm hút vào thì thanh môn không khép lại hoàn toàn, do đó có một lượng không khí từ phổi tràn vào yết hầu, vì thế mà dây thanh rung lên. Các âm theo cơ chế luồng hơi thanh hầu đi ra bao giờ cũng vô thanh, gọi là âm phụt, không phải chỉ có loại tắc, mà cả loại xát (luồng hơi chi bị cản trở một phần); tất nhiên, do lượng không khí trong yết hầu không nhiều, hiện tượng xát ở đây không thể kéo dài. Âm phụt tồn tại trong nhiều ngôn ngữ thổ dân châu Mĩ, châu Phi và vùng Kavkaz.

c. Cơ chế luồng hơi mạc

Phần trên sau của lưỡi có thể nâng lên chạm vào mạc, đồng thời đầu lưỡi chạm vào răng, do dó đóng kín khối khống khí giữa lưỡi với vòm miệng; nếu đầu lưỡi và mặt lưỡi bị hạ xuống mà vẫn duy trì sự tắc mạc, kết quả khối khống khí ấy sẽ giảm áp suất, làm cho không khí ngoài miêng tràn vào. Đây là cách phát âm theo cơ chế luồng hơi mạc, hay còn gọi là cơ chế luồng hơi miệng. Âm được phát theo cách thức vừa miêu tả là âm chắt lưỡi răng. Đây chính là âm người Việt thường dùng để bày tỏ sự thất vọng hay hối tiếc, hoặc nếu được lập thành chuỗi, để gọi chó. Một số ngôn ngữ châu Phi như Zulu, Xhosa, Hottentot có sử dụng các âm chắt lưỡi này. Do cơ chế luồng hơi mạc chỉ sử dụng luồng hơi miệng, nên không khí vẫn có thể vào ra theo đường mũi được. Vì thế khi thực hiện cơ chế luồng hơi mạc, ta có thể đồng thời thực hiện cơ chế luồng hơi phổi hay thanh hầu.

2 CÁC ĐƠN VỊ ĐOẠN TÍNH

2.1. Âm tố/ sound

Xét về mặt cơ sở tự nhiên, đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, chiếm một đoạn trong lời nói là âm tố. Để ghi âm tố người ta theo quy ước chung, đặt kí hiệu ngữ âm trong dấu ngoặc vuông:[a], [t],…

Khi phát âm tố, cơ quan cấu âm gần như không chuyển dịch. Nói cách khác, nếu vị thế của cơ quan cấu âm thay đổi thì ta có một âm tố khác. Hãy đọc thật chậm ba tiếng a, xa, xát, kéo dài ra để dễ quan sát động tác của lưỡi. Ta sẽ thấy khi đọc a, lưỡi giữ nguyên một vị thế từ đầu tới cuối; khi đọc xa lưỡi có hai vị thế: thoạt tiên đầu lưỡi nâng lên gần lợi, sau đó lưỡi hạ xuống thấp; khi đọc xát lưỡi có ba vị thế: hai vị thế đầu giống như khi đọc xa, vị thế thứ ba tiếp theo là lưỡi lại nâng lên chạm vào lợi.

Để tránh tình trạng hiểu lầm, năm 1888, Hội Ngữ âm học quốc tế với sự tham gia của nhiều nhà Ngôn ngữ học thuộc các nước khác nhau (Anh, Pháp, Đức, Nga, Đan Mạch…) đã đặt ra một hệ thống kí hiệu ngữ âm quốc tế (International Phonetic Alphabet), viết tắt là IPA. Hệ thống này tuân thủ nguyên tắc một đối một giữa âm và kí hiệu. Nó chủ yếu sử dụng các kí tự chữ Latinh, cộng thêm một số kí tự chữ Hi Lạp, một số kí tự mới với những dấu phụ cần thiết. Để ghi lại sắc thái, người ta sử dụng một số dấu phụ đặt bên cạnh các kí hiệu phiên âm, chẳng hạn, dấu ∼ đặt trên nguyên âm chỉ tính chất ngắn (ví dụ : [ã], dấu hai chấm chỉ tính chất dài (ví dụ : [a:]), dấu khuyên tròn nhỏ chỉ tính chất tròn môi (ví dụ [b°]) V.V…

2.1.1. Phụ âm/ consonant

Một cách tổng quát, có thể nói, phụ âm là âm có luồng hơi bị cản trở. Do vậy, có thể phân loại phụ âm căn cứ vào điểm xảy ra cản trở và cách cản trở, hay nói cách khác, điểm cấu âm và phương thức cấu âm.

2.1.1.1. Điểm cấu âm

Để tạo ra một sự cản trở, thông thường có một bộ phận cấu âm dịch chuyển và một bộ phận đứng yên; ta gọi bộ phận trước là cơ quan cấu âm chủ động và bộ phận sau là cơ quan cấu âm thụ động. Chẳng hạn, để phát âm đầu trong từ ta, đầu lưỡi tiến đến chạm vào lợi răng trên; trong trường hợp này, đầu lưỡi là cơ quan cấu âm chủ động và lợi là cơ quan cấu âm thụ động. Đa số tên của các phụ âm theo điểm cấu âm, là căn cứ vào tên của các cơ quan cấu âm thụ động.

Căn cứ vào vị trí cấu âm, các phụ âm được phân thành năm loại chính.

  • Các âm môi. Khi vật cản là hai môi, ta có các âm môi – môi, ví dụ [m], [b] của tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh. Khi vật cản là môi dưới và hàng răng cửa của hàm trên, ta có các âm môi – răng, ví dụ [v], [f] của tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Mèo, tiếng Thái,…
  • Các âm đầu lưỡi : Nếu đầu lưỡi áp chặt vào hàng răng cửa của hàm trên, âm phát ra sẽ được gọi là âm đầu lưỡi răng. Ví dụ [t], [t’] cúa tiếng Việt. Đầu lưỡi còn có thể áp vào lợi hoặc quặt lên phía ngạc tạo nên các âm đầu lưỡi – lợi, ví dụ [d], [n] [l] hoặc đầu lưỡi- ngạc như /ʂ/ /ʈ/ trong các từ sa, trường ở cách phát âm miền Trung hoặc miền Nam.
  • Các âm mặt lưỡi. Đó là những âm kiểu [c], [ɲ] trong các từ cha, nhà. Ở đây mặt lưỡi được nâng lên phía ngạc cứng.
  • Các âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi. Nét đặc trưng cấu âm của các phụ âm cuối lưỡi là phần cuối lưỡi được nâng lên tiếp xúc với ngạc mềm (mạc), ví dụ [g], [k], [ɲ].
  • Các âm thanh hầu. Không khí đi ra bị cản trở trong thanh hầu sẽ tạo nên các âm thanh hầu. Âm [h] trong từ hối hả là thuộc loại này.

Những tiêu chuẩn phân loại trên đây đã được sử dụng tổng hợp để miêu tả một phụ âm nào đó. Phụ âm [ɲ] chẳng hạn là phụ âm gốc lưỡi, vang – mũi, tắc. Phụ âm [p] là môi, ồn, vô thanh, tắc. Phụ âm [d] là đầu lưỡi, ồn, hữu thanh, tắc, v.v…

2.1.1.2. Phương thức cấu âm

Nếu các cơ quan cấu âm ép chặt vào nhau, tạo nên một sự cản bít hoàn toàn, thì luồng hơi bị chặn lại, làm áp suất sau chỗ cản bít tăng lên. Sau đó chỗ cản được giải phóng, luồng hơi sẽ thoát ra một cách đột ngột, đó chính là cách cấu ám của âm tắc.

Âm tắc có thể là âm mũi như âm đầu trong ma, na hay âm miệng như âm đầu trong ba, da. Các âm đầu trong ma, ba, na, đa hoàn toàn giống nhau về mặt cấu âm, trừ một điểm: sự khác biệt về hoạt động của mạc. Chính vì thế, người bị tật “hở hàm ếch” nặng, hơi bao giờ cũng thông lên mũi, thì phát âm ba, đa lại nghe như ma, tia. Cần lưu ý rằng âm tắc mũi và âm tắc miệng đều thuộc loại âm tắc, nhưng hầu như bao giờ thuật ngữ âm tắc cũng chỉ âm tắc miệng, còn thuật ngữ âm mũi chỉ âm tắc mũi.

Âm rung giống với âm tắc ở chỗ có sự cản bít hoàn toàn luồng hơi, rồi ngay sau đó lại thoát ra; nhưng cái khác là quá trình này lặp lại nhiều lần và diễn ra rất nhanh. Hai loại âm rung thường gặp là rung đầu lưỡi như trong âm đầu từ tiếng Nga rad “vui mừng” hay rung lưỡi gà như trong âm đầu từ tiếng Pháp rat “con chuột”. Trong phương thức rung, người ta còn kể đến âm đập và âm vỗ. Âm đập được tạo ra bằng một sự tiếp xúc rất nhanh và duy nhất giữa các cơ quan cấu âm như trong butter “bơ” tiếng Anh theo cách đọc Mĩ. Âm vỗ tuy phát âm giống như âm đập nhưng có thêm một chuyển động lướt, như trong pero “nhưng” tiếng Tây Ban Nha.

Nếu các cơ quan cấu âm tiến đến gần nhau nhưng vẫn chừa một khe hở, thì luồng hơi tuy có cản trở nhưng vẫn thoát ra được qua khe hở đó, gây nên một sự hỗn loạn không khí, nghe như tiếng xì hơi. Đó là cách cấu âm của âm xát, như âm đầu trong va, xa. Trong âm xát, có loại tiếng xì hơi nghe cao hơn, như trong xa, sa, gọi là âm xuýt; các âm còn lại là âm không xuýt.

Nếu phát âm từ child tiếng Anh, ta sẽ thấy âm đầu của từ này vừa giống như âm tắc vừa giống như âm xát. Trước hết, đầu lưỡi tiến đến chạm vào lợi răng trên, cản bít hoàn toàn luồng hơi đi ra, như khi phát âm tắc [t]; sau đó, đầu lưỡi hơi hạ xuống, chứ không hạ xuống hoàn toàn như ở âm tắc, tạo thành một khe hẹp cho luồng hơi thoát ra, như khi phát âm xát [‘…’]. Âm cấu tạo theo cách này gọi là âm tắc xát, ở đây là âm tắc xát vô thanh [ʧ].

Một phương thức khác, xét về độ thu hẹp đường dẫn âm, gần giống với âm xát ở chỗ luồng hơi không bị cản bít hoàn toàn, nhưng điểm dị biệt là cơ quan cấu âm này tiến gần đến cơ quan cấu âm kia, khiến đường dẫn âm bị thu hẹp, nhưng chưa đến mức khiến luồng hơi hỗn loạn. Phương thức này được gọi là tiếp cận mở, sản sinh âm tiếp cận (cũng như nguyên âm), phân biệt với tắc bít, sản sinh âm tắc, và với tiếp cận khép, sản sinh âm xát.

Âm bên có thể xem là một loại âm tiếp cận, gọi là tiếp cận bên, phân biệt với tiếp cận giữa, như [ j, w] chẳng hạn. Để phát âm đầu của từ la, đầu lưỡi phải chạm vào lợi răng trên, nhưng một hay cả hai cạnh lưỡi hạ xuống, tạo thành một khe hẹp cho phép luồng hơi thoát ra.

Âm mũi và âm lỏng (thuật ngữ chỉ chung cho âm bên và âm rung) có luồng hơi tương đối ít cản trở nhưng vẫn được xếp vào loại phụ âm. Thực ra, âm mũi tuy luồng hơi tự do thoát theo đường mũi nhưng ở đường miệng thì vẫn bị cản bít; còn âm lỏng thì vẫn có sự tiếp xúc nào đó giữa các bộ phận cấu âm tuy điều này không làm đường dẫn âm bị chắn lại hoàn toàn.

Âm lướt (âm cuối bán nguyên âm) mới thật sự là vấn đề đối với định nghĩa phụ âm vì ở dây luồng hơi quả thực tự do. So sánh tai, tao với tam, tan, tang, táp, tát, tác. Ta thấy các âm lướt biểu thị bằng các con chữ -i, -o có ứng xử hoàn toàn giống như các phụ âm chính danh biểu thị bằng các con chữ -m, -n, -ng, -p, -t, -c: đây là các âm có cùng một hệ đối vị và đều đóng vai trò âm cuối, do dó âm tiết không chấp nhận một âm cuối nào nữa. Như thế, về mặt Ngữ âm học, âm lướt chính là nguyên âm nhưng về mặt âm vị học – tức là xem xét sự hành chức, chứ không phải thuần túy cách phát âm – đó là phụ âm. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao phần vần trong mai tiếng Việt và trong my “của tôi” [mai] tiếng Anh tuy về mặt Ngữ âm học là như nhau, nhưng được xử lí khác hẳn nhau về mặt âm vị học: trong tiếng Việt đó là một tổ hợp gồm nguyên âm + phụ âm; còn trong tiếng Anh, đó là một nguyên âm đôi. Tương tự, trong tiếng Việt, uyê trong tuyên là nguyên âm đôi có âm đệm đứng trước, chứ không phải là nguyên âm ba, vì nếu giải quyết là nguyên âm ba thì sẽ không tiết kiệm: tất cả những chuỗi âm đệm + âm chính, như uyê, uya, oa, oă, oe, ué, uơ, đều phải xem là nguyên âm ba hay nguyên âm đôi; kết quả là số lượng âm chính tăng lên rất nhiều so với giải pháp cho âm đệm là một âm vị độc lập. Liên quan đến vấn đề âm lướt, như đã thấy, là chuyện đơn âm vị tính hay đa âm vị tính của chuỗi nguyên âm; nói cách khác, vấn đề nguyên âm đôi hay nguyên âm ba không thuần túy Ngữ âm học, mà còn được xem xét về phương diện âm vị học.

Có thể chia phụ âm làm thành hai loại lớn: ồn và vang, về mặt âm học, khi sự rung động có tính chất đều đặn, hay nói cách khác, có chu kì, gây nên một ấn tượng thính giác êm tai, thì đó là một tiếng thanh (ví dụ: một nốt nhạc trên phím đàn dương cầm); khi sự rung động không đều đặn, tức không có chu kì, thì kết quả là một tiếng động (tiếng kẹt cửa). Về mặt cấu âm, tiếng thanh trong lời nói con người được tạo ra là do dây thanh rung động, luồng hơi vì thế liên tiếp bị thay đổi áp suất, mạnh rồi yếu đều đặn nối nhau; trái lại, nếu luồng hơi bị cọ xát vào một khe hẹp, thì áp suất sẽ thay đổi một cách hỗn loạn, làm nảy sinh tiếng động. Âm vang là âm có tiếng thanh nhiều hơn tiếng động; còn âm ồn là âm có tiếng động nhiều hơn tiếng thanh hoặc chỉ có toàn tiếng động. Ở âm ồn, luồng hơi bị cản trở đáng kể hoặc bị cản bít hoàn toàn; trong khi ở âm vang, luồng hơi có thể dễ dàng thoát theo đường mũi hoặc miệng. Nếu xếp các âm theo thang độ vang, ta sẽ có:

Các âm có chỉ số từ 5 trở lên được xếp vào loại vang, dưới 5 là loại ồn.

Các phụ âm ồn có thể phân nhỏ thành các âm hữu thanh như [b], [d], [g], [z] và các âm vô thanh như [p] , [t], lk |, [s]. Sự phân nhỏ này hoàn toàn căn cứ vào chỗ khi cấu âm dây thanh có rung hay không.

2.1.2. Nguyên âm

Nguyên âm và bán nguyên âm Ký hiệu trong bảng âm vị Chữ viết thể hiện
11 nguyên âm đơn /a/ a
/ă/ ă
/ɤ̆/ hoặc /ə̆/ â
/ε/ e
/e/ ê
/i/ i hoặc chữ y
/ɔ/ o
/o/ ô
/ɤ/ hoặc /ə/ ơ
/u/ u
ɯ/ hoặc /ɨ/ ư
3 nguyên âm đôi /ie/ hoặc /iə/ ia hoặc chữ iê
uo/ hoặc /uə/ ua hoặc chữ uô
/ɯɤ/, /ɯə/ hoặc /ɨə/ ưa hoặc chữ ươ
2 bán nguyên âm /w/ hoặc /u̯/ o hoặc u
/j/ hoặc /ĭ/ i hoặc y

Phân loại nguyên âm có những điểm tương tự như phân loại phụ âm. Nếu ở phụ âm, ta nói đến phương thức cấu âm, thì ở nguyên âm, là độ nâng của lưỡi: lưỡi càng nâng cao thì về mặt âm học, nguyên âm nghe càng cao.

Trong các tài liệu cũ, có khi vẫn bắt gặp thuật ngữ khép chỉ nguyên âm cao, và mở chỉ nguyên âm thấp, như thế là dùng độ mở miệng thay cho độ nâng lưỡi. Thực ra, hoàn toàn có thể phát âm các nguyên âm mà không thay đổi độ mở miệng. Chỉ một thí nghiệm nhỏ sau đây đủ để chứng minh. Dùng răng cắn một cây bút, rồi phát âm [i], [a]. Ta thấy các âm [i], [a] vẫn phát được tuy độ mở miệng vẫn giữ nguyên. Dù sao, cách phát âm không thay đổi độ mở miệng như thế cũng không được tự nhiên.

Nếu ở phụ âm, ta nói đến điểm cấu âm, thì ở nguyên âm là chiều hướng của lưỡi. Lưỡi có thể đưa về phía trước, giữ ở giữa hay lùi về sau: ta có các nguyên âm hàng trước, hàng giữa và hàng sau. Vị trí trước tương ứng với ngạc; còn vị trí sau tương ứng với mạc.

Hình dáng của môi là tiêu chí thứ ba để phân loại nguyên âm. Theo đó, ta có nguyên âm tròn môi hay không tròn môi.

Ngoài ra, nguyên âm còn có thể miêu tả theo một số tiêu chí khác, chẳng hạn như độ dài (nguyên âm dài hay ngắn), tính chất mũi (mạc nâng cao, bịt kín đường thống lên mũi, ta có nguyên âm miệng; hạ thấp là nguyên âm mũi), tính cố định của lưỡi (lưỡi giữ nguyên một vị trí là nguyên âm đơn, thay đổi vị trí là nguyên âm đôi).

Trong hai yếu tố của nguyên âm đôi, thông thường có một yếu tố nổi bật hơn yếu tố khác. Yếu tố thứ hai này là một âm lướt, có thể đứng trước (gọi là âm lướt trước, như [ju] trong tiếng Anh you “ngôi thứ hai”) hay đứng sau âm lướt sau, như [ai] trong tiếng Anh I “ngôi thứ nhất số đơn”) yếu tố nổi bật ấy. Trường hợp đầu là nguyên âm đôi lên, còn trường hợp thứ hai là nguyên âm đôi xuống. Nếu căn cứ vào độ nâng lưỡi, thì có thể phân biệt nguyên âm đôi khép, được cấu tạo bằng hai âm mà âm thứ hai có độ nâng lưỡi cao hơn âm thứ nhất (chẳng hạn [ei] trong tiếng Anh pay “trả”) và nguyên âm đôi mở, được cấu tạo bằng hai âm mà âm thứ hai có độ nâng lưỡi thấp hơn âm thứ nhất (như [‘…’] trong tiếng Anh here “ở đây”). Còn dựa vào chiều hướng của lưỡi, thì có các loại nguyên âm đôi hướng tiền, có yếu tố thứ hai nhích về hàng trước (như [ai]), hướng hậu, có yếu tố thứ hai lùi về hàng sau (như [aw] trong tiếng Anh how “thế nào”) và hướng trung, có yếu tố thứ hai chuyển về hàng giữa (như [ie]).

Có khi ba nguyên âm đi liên tiếp nhau trong pham vi một âm tiết thì gọi là nguyên âm ba, như [aus], [aie] trong tiếng Anh power, fire… Thậm chí có người nói đến sự tồn tại của nguyên âm bốn.

Sau đây là một vài ví dụ về một số nguyên âm (hơi khác lạ với người Việt).

[Y] phát âm như [i] nhưng tròn môi. Ví dụ, trong tiếng Pháp tu [ty] (mày), tiếng Đức: fünf [fynf] (5).

[y>] phát âm nhu [e] nhưng tròn môi. Ví dụ, deux (hai) của tiếng Pháp.

[œ] : phát âm mở hơn [e] và tròn môi. Ví dụ, fleur (hoa), neuf (mới) cùa tiếng Pháp.

[ϯ] gần như nguyên âm trong xích, tịch theo cách phát âm của miền Nam nước ta. [ϯ] có trong tiếng Nga, ví dụ τы (mày).

[˄ ] như nguyên âm trong brush (bàn chải) của tiếng Anh.

[ρ] phát âm như [a] nhưng tròn môi. v í dụ : dog (con chó) của tiếng Anh.

Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên đây còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian, đó là các bán nguyên âm hay các bán phụ âm. Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm. Hai âm [-i] và [-u] trong hải cẩu là thuộc loại này.

2.1.3. Cấu âm phụ

Nguyên âm và phụ âm có thể bị biến đổi âm sắc do có thêm một cách cấu âm khác nữa xảy ra đồng thời, đó là cấu âm phụ. Thông thường, cấu âm phụ có mức độ tắc bít ít hơn cấu âm cơ bản. Sau đây là năm loại cấu âm phụ quan trọng:

2.1.3.1. Ngạc hóa

Là hiện tượng nâng phần trước của lưỡi lên cao ở vào vị trí như của [i] trong khi đang thực hiện cấu âm cơ bản. Kí hiệu [j] được dùng để chỉ ngạc hóa, ví dụ: [tj], [dj ]. Cách cấu âm mềm ở hàng loạt phụ âm tiếng Nga thực chất chỉ là hiện tượng ngạc hóa (đối lập với cấu âm cứng, tức không ngạc hóa).

Cần lưu ý rằng, với ý nghĩa là một cấu âm phụ, ngạc hóa là thuật ngữ miêu tả một trạng thái ngữ âm. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta còn dùng thuật ngữ này để chỉ một tiến trình đồng đại hoặc lịch đại. Theo cách dùng này, [k] trong kí tiếng Việt có thể bị cho là ngạc hóa vì có vị trí cấu âm tiến gần hơn về phía ngạc – do tác động của nguyên âm đi sau – so với [k] trong cái; hoặc [ml] trong tiếng Việt trung đại bị biến đổi, nghĩa là thành một phụ âm ngạc (ví dụ mlám > nhầm) cũng có thể gọi là hiện tượng ngạc hóa.

2.1.3.2. Môi hóa

Là hiện tượng thêm động tác tròn môi vào cấu âm cơ bản. Kí hiệu IPA để chỉ môi hóa là w, ví dụ: [tw], [dw].

Các cấu âm phụ được trình bày ở đây, trừ môi hóa, đều liên quan đến sự biến đổi hình dạng của lưỡi. Vì vậy, các loại cấu âm phụ khác không thể xảy ra đồng thời và cũng không phải có thể kết hợp với bất cứ phụ âm nào. Trong khi đó, hầu như phụ âm nào cũng có thể môi hóa, kể cả phụ âm môi (trong trường hợp này, môi tròn hợn và chìa ra). Mặt khác, môi hóa vẫn có thể xuất hiện cùng lúc với một cấu ấm phụ khác: trong tiếng Twi (châu Phi) chẳng hạn, môi hóa xuất hiện đồng thời với ngạc hóa.

2.1.3.3. Mạc hóa

Là hiện tượng nâng phần sau của lưỡi lên phía mạc, ở vào vị trí như của [u]. Kí hiệu chỉ mạc hóa là [ɤ], ví dụ: [tɤ], [dɤ]. Cái gọi là âm bên “tối” như trong tiếng Anh, ở vị trí sau nguyên âm, chẳng hạn all “tất cả”, chỉ là [lɤ] bị mạc hóa.

2.1.3.4. Yết hầu hóa

Là hiện tượng thêm động tác co hẹp yết hầu (hầu họng- thanh hầu). Hệ thống IPA dùng dấu phụ [Ϛ]. Ví dụ: [‘…’], [‘…’] để biểu thị yết hầu hóa. Ngoài ra, lại có kí hiệu [~], ví dụ: [‘…’], để chỉ chung cho mạc hóa hay yết hầu hóa, khi không cần phân biệt.

Nếu ba cấu âm phụ ở trên được gán cho phụ âm, thì yết hầu hóa (và mũi hóa) không có lí do gì cản trở để gán cho cả nguyên âm. Hiện tượng yết hầu hóa làm cho âm sắc cao hơn và có giọng ngàn ngạt gần như phẩm chất nảy sinh do hiện tượng mũi hóa. Trong các tiếng Ảrập có loại phụ âm được gọi là phụ âm cường điệu, thực chất là tập hợp một số phụ âm mạc hóa và một số phụ âm yết hầu hóa. Trong tiếng Even và một số ngôn ngữ Dagestan khác, nguyên âm có loại bình thường và loại yết hầu hóa.

2.1.3.5. Mũi hóa

Là hiện tượng xảy ra khi đang thực hiện một cấu âm mà mạc lại buông xuống tự do, khiến luồng hơi có thể thông lên mũi. Dấu phụ để chỉ sự mũi hóa là [∼], ví dụ: [ã]. Nguyên âm mũi hóa rất phổ biến, ở châu Âu, có thể bắt gặp nguyên âm mũi trong tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp. Ngay ở Việt Nam, nguyên âm mũi hóa cũng có thể tìm thấy ở tiếng Bru (Quảng Trị) mặc dù ngôn ngữ này không phân biệt nguyên âm mũi với nguyên âm bình thường. Đối với phụ âm, các âm vang miệng rất dễ dàng mũi hóa, thứ đến là các âm xát miệng; còn ở trường hợp các âm tắc, vì luồng hơi chỉ có thể thoát ra đường mũi, làm phẩm chất của tiếng động thay đổi rất lớn, đến mức không thể cho tính chất mũi là cấu âm phụ, nên không thể gọi là âm mũi hóa, mà phải gọi là âm mũi.

2.2. Âm vị

2.2.1. Khái niệm đặc trưng khu biệt

Hãy bắt đầu bằng một ví dụ. Tiếng Anh và tiếng Việt đều có âm đầu lưỡi – lợi, vô thanh bật hơi, kí hiệu là [th ], hay không bật hơi, kí hiệu là [t]. Tuy nhiên, ở tiếng Việt, người ta không thể đọc lẫn lộn [th] với [t] được, vì tính chất bật hơi / không bật hơi giúp người Việt phân biệt tha với ta, than với tan, thu với tu, v.v… Trong khi đó, ở tiếng Anh, tuy [t] trong stick “dán” chẳng hạn, bao giờ cũng có tính chất không bật hơi, còn trong time “thời gian” lại có tính chất bật hơi, nhưng vì không thể bắt gặp ở tiếng Anh một cặp từ chỉ khác nhau ở chỗ có bật hơi hay không, nên giả sử có đọc lẫn lộn bật hơi với không bật hơi, thì xét về tác dụng phân biệt nghĩa, cũng không sao cả: người Anh không vì thế mà nhầm từ này với từ kia được.

Đặc trưng ngữ âm có khả năng đưa tới sự khu biệt về ý nghĩa được gọi là đặc trưng khu biêt âm vị học, gọi gọn là đặc trưng khu biệt. Còn đặc trưng không đem lại sự khác biệt về ý nghĩa là không có giá trị âm vị học, gọi là nét rườm. Như thế, trong tiếng Việt, bật hơi / không bật hơi là khu biệt; còn ờ tiếng Anh, là rườm.

Xét về mặt Ngữ âm học, gần như không có hai âm nào phát âm y hệt nhau. Nhưng người bản ngữ không lưu tâm đến những sự khác biệt ngữ âm không có tác dụng âm vị học, mà chỉ chú ý đến những đặc trưng khu biệt, vì các đặc trưng này giúp họ phân biệt được nghĩa từ.

2.2.2. Khái niệm âm vị

Như trên đã thấy, trong tiếng Việt, việc đối chiếu ta với tha cho ta thấy [t] có đặc trưng khu biệt là không bật hơi. Nhưng nếu ta tiếp tục đối chiếu thì sẽ thấy [t] có nhiều đặc trưng khu biệt hơn nữa: thẳng lưỡi (so với tra), vô thanh (so với đa), tắc (so với xa), v.v… Các đặc trưng khu biệt này làm nên nội dung của [t] với tính cách là một âm vị. Từ đó có thể định nghĩa: Âm vị là một tổng thể các đặc trưng khu biệt được thực hiện đồng thời. Để ghi âm vị, người ta quy ước đặt kí hiệu ghi âm vào trong hai vạch nghiêng: /d/, /t/.

Như vậy, âm vị khác hẳn âm tố. Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được khái quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày; đó là đơn vị của âm vị học. Còn âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của Ngữ âm học (nghĩa hẹp).

Cần lưu ý rằng định nghĩa âm vị ở trên cho ta thấy âm vị là đơn vị đoạn tính nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa. Cho nên có những trường hợp về mặt ngữ âm là hai âm đoạn, mà về mặt âm vị chỉ được coi là một âm vị. Chẳng hạn, trong tiếng Tây Ban Nha, âm đoạn được thể hiện trong chính tả bằng ch (ví dụ: much “nhiều”) có giá trị ngữ âm gần như tch tiếng Pháp, kí hiệu là [ts], tức gồm hai âm tố. Nhưng vì ở tiếng Pháp, các âm đoạn [t] và [s] có thể kết hợp với nhiều âm tố khác, trong khi ở tiếng Tây Ban Nha, [s] luôn luôn xuất hiện sau [t], nghĩa là không thể tách rời thành hai âm đoạn, mà mỗi âm đoạn đều có chức năng khu biệt, cho nên nhóm âm [ts] trong tiếng Pháp là hai âm vị, còn ở tiếng Tây Ban Nha lại được giải quyết như một âm vị thôi.

Để chứng minh [t] và [d] chẳng hạn, là hai âm vị, cần tìm được một cập từ khác nhau về nghĩa, mà về mật ngữ âm lại giống nhau, trừ âm đoạn đang xét. Cặp từ như vậy gọi là cặp âm tối thiểu.

Tuy thế, không phải những cặp tối thiểu nào cũng có thể lấy làm cứ liệu để phân tích âm vị học. Nhiều nhà Ngôn ngữ học cho rằng trong bất kì ngôn ngữ nào cũng có bộ phận thực sự tiêu biểu cho hệ thống, và bộ phận ngoại lai, là tàn dư của hệ thống cũ hay là mầm mống của một hệ thống mới đang hình thành, nhưng có số lượng quá ít ỏi, không thể đối xử ngang hàng với các hiện tượng đã có vị trí chắc chắn trong hệ thống. Bộ phận thứ nhất gọi là tâm, còn bộ phận thứ hai là biên. Thuộc vào loại biên là các hiện tượng sau đây: (1) từ tượng thanh; (2) từ cảm thán; (3) tiếng lóng; (4) từ vay mượn chưa được đồng hóa hoàn toàn; (5) từ trong những phát ngôn siêu ngôn ngữ; (6) tên riêng; (7) từ cổ có chứa những âm không còn tồn tại trong hệ thống.

2.2.3. Biến thể của âm vị

Âm vị là một đơn vị trừu tượng; nội dung âm vị là đặc trưng khu biệt, mà trong hiện thực, không có âm nào chỉ gồm toàn đặc trưng khu biệt cả. Âm vị trong hiện thực, hay nói chính xác hơn, sự hiện thực hóa âm vị là biến thể âm vị. Căn cứ vào sự phân bố, có thể chia ra hai loại: biến thể tự do và biến thể phối hợp.

a. Biến thể tự do

Là loại biến thể xuất hiện trong cùng một bối cảnh. Ví dụ: trong tiếng Việt, âm đầu được chữ Quốc ngữ ghi là tr (như trong che, chở) được đa số người Việt phát âm bằng một âm tắc mặt lưỡi [c], nhưng vẫn có người phát âm bằng một âm tắc xát; tuy vậy, nghĩa cùa những từ hữu quan vẫn không khác nhau; như vậy, [c], hay [k] là các biến thể tự do của một âm vị duy nhất.

b. Biến thể phối hợp

Là loại biến thể không xuất hiện trong cùng một bối cảnh. Một sự phân bố loại trừ nhau như thế, gọi là phân bố bổ sung. Trong tiếng Triều Tiên chẳng hạn, hai âm lỏng [r] và [l] có phân bố khác nhau: âm trước chỉ bắt gặp ở vị trí giữa hai nguyên âm, còn âm sau chỉ xuất hiện ở những vị trí không phải như vậy (cf. [param] “gió”; [inm] “tên (họ)”, [pal] “chân”, [mal] “ngựa”). Như thế, người ta không thể tìm thấy được một cặp tối thiểu nào trong đó [r] đối lập với [l], do đó đây chỉ là hai biến thể của một âm vị duy nhất.

2.2.4. Quy trình phân xuất âm vị

Những gì trình bày ở trên đủ để minh định một quy trình phân xuất âm vị. Tất nhiên đây là một quy trình giản lược, không phản ánh hết những khó khăn của vấn đề, song dù sao vẫn cho thấy được trên những nét lớn cách thức xác định một âm vị.

Sau khi đã thu thập đủ cứ liệu, cần phải gạt ra ngoài phạm vi khảo sát những sự kiện thuộc vùng biên của ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, tiến hành xác định bối cảnh của các âm đang xét.

Có thể tóm tắt thành một quy trình như sau:

2.2.5. Hiện tượng trung hòa hóa

Khi hai âm vị vốn đối lập nhau ở vị trí này lại không còn đối lập nữa ở vị trí khác, ta có hiện tượng trung hòa hóa. Ví dụ: hai âm vị /d/, /t/ trong tiếng Đức đối lập nhau ở nhữrrg vị trí không phải cuối từ, lại mất đi sự đối lập đó ở vị trí cuối từ. Như vậy, tiếng Đức Rad “bánh xe” và Rat “lời khuyên” đều được đọc là [ra: t]. Hiện tượng trung hòa hóa chỉ xảy ra đối với hai âm khác biệt nhau bởi một đặc trưng khu biệt duy nhất. Trong ví dụ trên, [d] và [t] có chung các đặc trưng tắc và răng, nhưng phân biệt nhau bởi tiêu chí hữu thanh / vô thanh. Một ví dụ khác: trong tiếng Anh, /p/ và /b/ là hai âm vị đối lập nhau nhưng ở vị trí sau /s/ chì có /p/ (như speak “nói” [spi: k] chẳng hạn), mà không bao giờ bắt gặp /b/, do đó đặc trưng hữu thanh / vô thanh vốn khu biệt [p] và [b] bị vô hiệu, nói cách khác, bị trung hòa hóa.

Hiện tượng trung hòa hóa được xử lí theo nhiều cách khác nhau. Một hướng cho rằng trong ví dụ đầu, ở vị trí cuối chỉ có một âm vị /t/; còn sự biến đổi /d/ thành /t/ bị gạt sang một địa hạt miêu tả Ngôn ngữ học trung gian giữa ngữ pháp và âm vị học, gọi là hình âm vị học. Một hướng khác giải quyết thành ba âm vị: ở vị trí không phải cuối từ có hai âm vị /d/ và /t/, còn ở vị trí cuối từ chỉ có một âm vị duy nhất, gọi là siêu âm vị hay hình âm vị, thường kí hiệu bằng con chữ hoa, chẳng hạn ở trường hợp này là /T/. Như vậy /T/ là tổng những đặc trưng khu biệt chung cho /d/ và /t/. Tương tự, trong ví dụ sau, ở vị trí sau /s/, theo hướng thứ nhất, ta có âm vị /p/; theo hướng thứ hai, ta có siêu âm vị /p/.

2.2.6.Hệ thống âm vị

2.2.6.1 Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có tất cả 22 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu.

/b/ b bờ
/k/ c, k hoặc q cờ, ca hoặc quờ
/d/ chữ đ đờ
/ɣ/ g hoặc gh gờ hoặc ghờ
/h/ h hờ
/l/ I i
/m/ m mờ
/n/ n nờ
/p/ p bờ
/ʐ/ r rờ
/ʂ/ s sờ
/t/ t tờ
/v/ v vờ
/s/ x xờ
/c/ hoặc /t/ ch chờ
/z/ d hoặc chữ gi dờ
/χ/, /x/ hoặc /kʰ/ kh khờ
/ŋ/ ng hoặc chữ ngh ngờ hoặc nghờ
/ɲ/ nh nhờ
/f/ ph phờ
/t’/ hoặc /tʰ/ th thờ
/ʈ/ hoặc /ʈ͡ʂ/

Nguòi ta nhận diện âm tiết dựa vào các thành phần cấu tạo nên nó, tức là dựa vào những cái phân biệt các âm tiết với nhau. Số lượng âm vị đảm nhiệm một thành phần nào đó càng lớn thì việc nhận diện một âm tiết càng dễ. So với các thành phần khác như âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu thì âm đầu có số lượng lớn nhất, do đó âm đầu có chức năng khu biệt lớn hơn cả. Dựa vào âm đầu người ta dễ nhận diện âm tiết hơn dựa vào các thành phần khác. Đây là một trong những lí do giải thích vì sao người Việt đã viết tắt dựa vào âm đầu, ví dụ MDQD (mậu dịch quốc doanh), HTX (hợp tác xã).

Vai trò của âm đầu trong các vần thơ Việt Nam: Vần điệu/ rhyme là sự hòa âm giữa hai âm tiết ở những vị tri nhất định trong dòng thơ, khố thơ. Sự hòa âm này được tạo ra chủ yếu nhờ sự đồng nhất vận mẫu (phụ âm vần hay phần vần) của hai âm tiết hiệp vần, ví dụ chồng – đồng, dào – vào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự đồng nhất âm đầu cũng có thể góp phần tạo ra một hòa âm nhất định.

2.2.6.2 Hệ thống âm đệm

Khi phát âm những âm tiết như tuấn, ngoan, hai môi của người phát âm tròn lại. Yếu tố tròn môi trong những âm tiết kiểu này được gọi là âm đệm.

Âm đệm /w/ có cãu tạo gần giống như nguyên âm làm âm chính /u/ trong những âm tiết như hút, lụt nhưng khác với âm chính /u/ ở vị trí và chức năng mà nó đảm nhiệm ở trong âm tiết. Ãm chính bao giờ cũng nằm ở đinh âm tiết, quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm đệm, trái lại, chỉ nằm ở sườn đường cong đi lên và chỉ có chức năng tu chỉnh, hoàn thiện thêm, làm trầm hóa âm sắc của âm tiết. So sánh hai âm tiết lụtluật sẽ thấy rõ điều đó.

2.2.6.3 Hệ thống âm chính

Tiẽng Việt có tất cà 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính (xem các nguyên âm ở phần trên).

Quy luật phân bố âm chính trong các vần thơ: Trong các vần thơ Việt Nam, hai nguyên âm – âm chính ở hai âm tiết hiệp vần với nhau thường đồng nhất, cùng hàng hoặc cùng độ mở.

2.2.6.4 Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối zêrô (không có âm cuối), tiếng Việt còn có tám âm cuối, trong đó 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-u, ij.

Tất cả các phụ âm cuối đều là những phụ âm đóng. Âm /m/ trong /nam/ chẳng hạn, được phát âm khép lại chứ không bật ra theo kiểu [na – m] của tiếng Nga. Đây cũng là một trong những lí do giải thích vi sao tiếng Việt không có hiện tượng nối âm. Trong các ngôn ngữ Âu châu, do phụ âm cuối từ được phát âm bật ra, do sự kết hợp của nó với nguyên âm đi trước khá lỏng lẻo nên khi gặp nguyên âm của từ đi sau, nó dễ dàng bắt quan hệ để tạo nên một âm tiết khác.

Quy luật phân bố âm cuối trong các vần thơ:

  • Đồng nhất hoàn toàn
  • Các âm thuộc cùng nhóm vang mũi /m, n, ŋ/ đi với nhau
  • Các âm cúng nhóm tắc – vô thanh /p, t, k/ đi với nhau

3 CÁC HIỆN TƯỢNG SIÊU ĐOẠN TÍNH

Âm tố hay âm vị là một âm đoạn. Ngoài âm đoạn, ngữ âm còn có những hiện tượng khác nữa, lớn hơn một âm đoạn hay trải dài trên các âm đoạn – đó là các hiện tượng siêu đoạn tính.

3.1. Âm tiết

3.1.1. Khái niệm và phân loại

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm là âm tiết mở, còn bằng phụ âm là âm tiết khép. Như vậy, câu ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có 6 âm tiết, trong đó là âm tiết mở, các âm tiết còn lại là âm tiết khép.

Ấm tiết thường được chia ra làm hai phần: âm đầu, ở dạng đầy đủ nhất thì có, phần vần, luôn có, có thể gồm âm đệm, âm chính và âm cuối. Âm đóng vai trò âm chính, được goi là âm tiết tính còn âm không đóng vai trò đó, gọi là phi âm tiết tính. Ta có thể lấy từ tiếng Việt toan [twan] làm ví dụ, với ơ ià kí hiệu chỉ âm tiết.

Ở ví dụ trên, cùng có cách phát âm không bị cản trở, nhưng [a] giữ vị trí âm chính, là âm tiết tính, còn [w] đóng vai trò âm đệm, là phi âm tiết tính. Thường âm chính là một nguyên âm, nhưng cũng có khi là một âm vang. Trong từ table [‘taibl] tiếng Anh, âm tiết thứ hai có âm chính là [l].

Cần chú ý việc phân tích cấu trúc âm tiết như trên là chuyện âm vị học. Vì thế, cùng một sự kiện Ngữ âm học nhưng có thể có nhiều giải thuyết âm vị học khác nhau. Chẳng hạn, ở ví dụ tiếng Việt nêu trên, thì [w] được gán cho phần vần, trong khi ở queen [kwi: n] tiếng Anh, nhiều nhà âm vị học cho [w] thuộc phần âm đầu.

Khi từ là đa âm tiết, thì vấn đề phân âm tiết sẽ được đặt ra. Chẳng hạn trong tiếng Anh, nếu có chuỗi nguyên âm + phụ âm đơn + nguyên âm (kí hiệu VCV), thì phụ âm sẽ được cho là âm đầu, gắn với nguyên âm thứ hai để tạo thành một âm tiết. Như thế ranh giới âm tiết sẽ là vscv (S là kí hiệu đánh dấu ranh giới âm tiết), tức là dành tối đa cho âm đầu. Nếu một hậu tố mở đầu bằng nguyên âm, khi được thêm vào một hình vị chính, hậu tố kết thúc bằng phụ âm thì sẽ xảy ra chuyện tái phân âm tiết: phụ âm đó không còn là âm cuối nữa, mà là âm đầu của âm tiết mới. Khi phân âm tiết một từ đa tiết có một chuỗi phụ âm giữa hai nguyên âm, thì nguyên tắc dành tối đa cho âm đầu được áp dụng chừng nào chuỗi phụ âm đó cũng có mặt trong một từ đơn tiết.

Thực ra trong các tiếng châu Âu, ngay cả từ đơn tiết cũng phải đặt ra vấn đề phân âm tiết nếu không xét một cách tách biệt, mà là trong ngữ lưu. Hiện tượng đọc nối, chẳng hạn all “tất cả” [a: l], of “của” [av], us “chúng ta” [as] khiến cho ranh giới âm tiết bị chuyển dịch: âm cuối của âm tiết trước trở thành âm đầu của âm tiết sau. Lí do của sự kiện này là về mặt Ngữ âm học, các phụ âm của các tiếng châu Âu dù cuối từ hay đầu từ đều có giai đoạn buông, cho nên chỉ cần điều kiện cấu âm thuận lợi, như âm tiếp sau là nguyên âm chẳng hạn, thì rất dễ xảy ra hiện tượng đọc nối. Và bản chất của cái gọi là “nguyên tắc dành tối đa cho âm đầu” cũng xuất phát từ sự kiện phụ âm tiếng châu Âu luôn luôn có giai đoạn buông nói trên.

Ở tiếng Việt, phụ âm cuối không có giai đoạn buông (đặc điểm âm cuối đã nêu ở trên). Điều đó góp phần giải thích tại sao ở tiếng Việt không có hiện tượng đọc nối và ranh giới của âm tiết tiếng Việt nhờ thế trở nên dứt khoát hơn.

3.2. Thanh điệu/ tone

3.2.1. Khái niệm

Những biến đổi về độ cao của âm tiết tạo nên những từ khác nhau, gọi là thanh điệu. Các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… không phải không sử dụng sự biến đổi về độ cao để phân biệt nghĩa, nhưng sự phân biệt để áp dụng cho cả một đoạn, một câu chứ không tạo nên một từ khác, đó là những ngôn ngữ không có thanh điệu. Đôi khi, trong các ngôn ngữ này cũng có thể bắt gặp các hiện tượng như tiếng Anh, préseni “quà tặng”, insult “lời sỉ nhục” và present “đưa, tặng”, insult “sỉ nhục”, mà sự liên hệ ngữ nghĩa trong những cặp từ trên là hiển nhiên; điều này rất khác với các ngôn ngữ có thanh như tiếng Việt: ma, má, mả, mà, mã, mạ là những từ khác nhau và giữa những từ này không có mối liên hệ ngữ nghĩa gì. Quá trình phân tích thanh của một ngôn ngữ do vậy phải đứng trên bình diện âm vị học mới có thể cho biết bao nhiêu thanh, một vấn đề không thể trả lời nếu theo lập trường Ngữ âm học thuần túy.

Thanh điệu được tạo ra do sự rung bật của dây thanh; tùy theo sự rung động đó nhanh hay chậm, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, biến đổi ra sao… mà ta có các thanh khác nhau. Như vậy, sự rung động của dây thanh đảm nhận vai trò hai mặt: một mặt nó tạo ra những âm hữu thanh (nguyên âm hay phụ âm), mặt khác nó tạo ra sự dao động về cao độ (thanh điệu). Tất nhiên thanh điệu chỉ có mặt thực sự trong phạm vi những âm hữu thanh, nhưng ta vẫn nghe thấy sự dao động về cao độ như một cái gì liên tục, vì những chỗ trống do các âm thanh tạo ra đều được lướt qua và không để ý tới.

Thanh điệu còn có thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Igbo (ở Nigeria), ý nghĩa sở hữu được thể hiện bằng một thanh cao. Từ “hàm” và từ “khỉ” cũng vậy đều là thanh thấp. Nhưng nếu muốn nói “hàm (của) khỉ”, thì âm tiết thứ hai của từ thứ nhất phải được phát âm với một thanh cao.

Thanh điệu trong các vần thơ: Trong các vần thơ truyền thống Việt Nam, thanh điệu trong  hai âm tiết hiệp vần với nhau được phân bố theo nguyên tắc cùng âm điệu, cụ thể là cùng bằng hoặc cùng trắc. Một điểm cần chú ý là đối với những âm tiết đều là vần thơ, ỏ trên cùng một dòng nhưng không hiệp vần với nhau (tức là mỗi âm tiết đều bắt vần với một âm tiết ở dòng khác) thì nguyên tắc cùng âm điệu không hoàn toàn bắt buộc. Ở thể song thất lục bát, trong câu thất thứ hai, hai âm tiết là vần thơ không bao giờ cùng âm điệu.

Thanh điệu trong các từ láy: Trong tiếng Việt hiện đại, như đã nói, thanh ngã là một thanh cao và thanh hỏi là một thanh thấp. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, vị trí của hai thanh này ngược lại: thanh hỏi cao, thanh ngã thấp. Như vậy trước đây các thanh cao là không dấu, hỏi, sắc và các thanh thấp là huyền, ngã, nặng. Trong các từ láy đôi của tiếng Việt, hai thanh điệu trong hai âm tiết của từ được phân bố theo nguyên tắc cùng âm vực như trên, cụ thể là các thanh không dấu, hỏi, sắc đi với nhau, các thanh huyền, ngã, nặng đi với nhau.

Thanh điệu trong các thành ngữ: Một đặc điểm nổi bật của các thành ngữ tiếng Việt là tính chất đối. Trừ những thành ngữ được cấu tạo bàng ba âm tiết, những thành ngữ từ bốn âm tiết trở lên thường được chia thành hai vế, đọc thành hai nhịp. Ở những thành ngữ loại này, hai vế của một thành ngữ, ngoài sự đối xứng về số lượng âm tiết còn có sự đối xứng khá đều đặn về thanh điệu. Quy luật đối xứng đó được thế hiện ở chỗ: các âm tiết cuối của mỗi vế thường mang những thanh đối lập nhau về âm tiết. Mô hình đối xứng là: …b/ … t -… t/ … b

3.2.2. Phân loại

a. Thanh bằng

Là loại thanh chỉ phân biệt nhau về mức độ cao thấp mà thôi, không có tính chất chuyển hướng đi lên hay đi xuống. Nói cách khác, thanh bằng là loại thanh có thể biểu thị bằng một điểm trên thang bậc độ cao.

Ngôn ngữ nào có hệ thống thanh hầu hết thuộc loại thanh bằng, thì gọi là ngôn ngữ dùng thanh theo âm vực. Đa số ngôn ngữ có hai hoặc ba thanh bằng. Có bốn thanh bằng là sự kiện hiếm hoi bắt gặp trong một vài ngôn ngữ ở châu Phi (như tiếng Gweabo, Egede và Kutep) và châu MT (như tiếng Mazteco). Còn năm thanh bằng thì chưa bắt gặp trường hợp nào.

b. Thanh trắc

Là loại thanh phân biệt nhau về chiều hướng biến đổi. Nói cách khác, đây là loại thanh không thể biểu thị bằng một điểm trên thang bậc độ cao. Có thể phân loại thanh trắc như sau:

  • Thanh trắc đơn giản, chỉ có một chiều biến đổi, lên hoặc xuống.
  • Thanh trắc phức tạp: có nhiều chiều biến đổi, lên xuống hoặc xuống lên.

Ngôn ngữ nào có hệ thống thanh điệu mà hầu hết thuộc loại thanh trắc, thì gọi là ngôn ngữ dùng thanh theo tuyến điệu. Tiếng Việt, tiếng Hán là những ngôn ngữ như vậy. Khác với loại ngôn ngữ dùng thanh theo âm vực, do những giới hạn dễ hiểu, chỉ có số lượng thanh tương đối hạn chế, loại ngôn ngữ dùng thanh theo tuyến điệu có thể có số lượng thanh rất cao. Trường hợp cực đoan nhất là tiếng Trique ở Mexico, có đến 19 thanh, trong đó 4 thanh bằng, 13 thanh trắc đơn giản (8 lên và 5 xuống), 2 thanh trắc phức tạp (đều là xuống rồi lên, nhưng ở hai mức độ khác nhau).

  • Các thanh có âm vực cao : không dấu, ngã, sắc.
  • Các thanh có âm vực thấp huyền, hỏi, nặng.

3.2.3. Cách ghi thanh điệu

Để biểu thị đường nét của thanh điệu, nhà Ngôn ngữ học Triệu Nguyên Nhiệm đề xuất một cách ghi, được gọi là “chữ cái ghi thanh điệu của Triệu Nguyên Nhiệm”.

Tương tự như khi phân loại độ cao của nguyên âm, người ta chia độ cao của thanh điệu thành năm mức, số 1 là thấp nhất, số 5 là cao nhất; như thế 3 là trung bình, 4 hơi cao và 2 hơi thấp. Số lượng chữ số được ghi trên mỗi âm tiết là từ 0 cho đến 3 chữ số. Nếu không có chữ số nào, thì điều đó có nghĩa là âm tiết hữu quan không có thanh điệu. Hầu hết âm tiết cũng đều được ghi với hai chữ số: chữ thứ nhất chỉ mức bắt đầu, chữ thứ hai chỉ mức kết thúc. Trong trường hợp thanh bằng, người ta sẽ ghi bằng hai con số giống nhau, trừ khi âm tiết cực ngắn, thì chỉ ghi một chữ số. Đối với thanh trắc phức tạp, người ta dùng 3 chữ số để chỉ sự biến đổi về tuyến điệu. Ví dụ: tiếng Hán (phương ngữ Bắc Kinh) có bốn thanh được gọi tên theo truyền thống là bình (55), thướng (35): khứ (214) và nhập (51). Theo cách trên, có thể miêu tả sáu thanh điệu tiếng Việt như sau: Thanh ngang 55; Thanh huyền 32; Thanh ngã 325; Thanh hỏi 323; Thanh sắc 45; Thanh nặng 31.

3.2.3. Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết:

Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết liên quan chặt chẽ với thành phần âm cuối. Ở những âm tiết có âm cuối là phụ âm tắc vô thanh /p, t, k/ chỉ có thể có thanh nặng hoặc thanh sắc. Các thanh không dấu, huyền, ngã, hỏi không thể tồn tại được ở những âm tiết loại này. Sở dĩ như thế là vì:

Hai thanh không dấu và huyền có đường nét âm điệu bằng phẳng. Đường nét này đòi hỏi phải có một trường độ nhất định mới bộc lộ được. Trong khi đó thì những âm tiết có âm cuối /p, t, k/ bị đóng chặt lại làm cho một phần trường độ ở cuối thực chất chỉ là một khoảng im lặng, vì vậy hai thanh này không có điều kiện để thể hiện đầy đủ đặc trưng bằng phẳng của mình.

Hai thanh ngã và hỏi có nét đặc trưng ở tính chặt gãy. Nếu xuất hiện trong điều kiện trường độ hạn chế thì chúng cũng không bộc lộ được đường nét vận động phức tạp này.

Ở những âm tiết có âm cuối không vô thanh, tất cả các thanh điệu đều có thể xuất hiện.

Như vậy, trong sáu thanh điệu thì hai thanh sắc và nặng có phạm vi phân bố rộng nhất : ở tất cả các kiểu âm tiết.

3.3. Trọng âm/ accent

3.3.1. Khái niệm

Trọng âm là một hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết nào đó trong ngữ âm. Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng ba cách: tăng độ mạnh phát âm: tăng độ dài phát âm và tăng độ cao. Thông thường, âm tiết mang trọng âm có đủ ba đặc điểm này, chẳng hạn trong tiếng Pháp, âm tiết mang trọng âm là âm tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có những ngôn ngữ không sử dụng cả ba cách nêu trên: trong tiếng Nga, âm tiết có trọng âm trước hết là dài hơn chứ không nhất thiết phải mạnh hơn hay cao hơn; trong tiếng Đức, âm tiết mang trọng âm thì vừa mạnh hơn vừa cao hơn, mà không cần phải dài hơn”.

Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ của nguyên âm. Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt chủ yếu là trọng âm lượng. Tiếng Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm (ví dụ từ cái – loại từ). Tuy nhiên có những từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ cà khẳng cà khiu, tóe tòe loe. Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm. Có những cặp từ đối lập trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất, ví dụ cho, để là động từ. (Tôi cho anh quyển sách; Nó để khăn lên bàn) với cho, để là từ hư (quét cho sạch, nói để anh hiểu). Có những từ đa tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ ; mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ bảo với — nói theo và bảo (động từ) + với (giới từ).

3.3.2. Phân loại

3.3.2.1. Trọng âm từ

Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong một từ đa tiết đứng tách riêng.

3.3.2.2. Trọng âm ngữ đoạn

Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi ngữ đoạn. Tuy nhiên, cần lưu ý ngữ đoạn ở đây xét trên quan điểm âm vị học chứ không phải trên quan điểm ngữ pháp. Một phát ngôn có thể được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có thể gồm nhiều từ không có trọng âm và một từ có trọng âm – đó là ngữ đoạn âm vị học. Tiếng Pháp chẳng hạn, là một ngôn ngữ không có trọng âm từ, nhưng lại có trọng âm ngữ đoạn.

3.3.2.3. Trọng âm câu

Trọng âm câu là trong âm có độ nhấn trội nhất, hay nói cách khác, là đỉnh tuyến điệu của một phát ngôn. Khi nhúng từ vào trong câu, trọng âm từ có thể thay đổi.

Chính do hiện tượng trọng âm câu, mà trọng âm từ nên hiểu là một tiềm năng tiếp nhận trọng âm, hơn một sự kiện hiện thực: từ fifteen chẳng hạn, có trọng âm từ ở âm tiết thứ hai, là vì khi đứng riêng, từ này có thể có trọng âm như thế, chứ trong ngữ lưu, không phải bao giờ vị trí trọng âm của từ này cũng vậy.

3.3.3.3. Trọng âm logic

Trong âm logic được dùng đánh dấu một từ nào đó quan trọng về mặt lôgic hay thông tin. Như vậy, trọng âm lôgic tùy thuộc vào ý định của người nói, nghĩa là thuộc địa hạt dụng học. Ví dụ: câu Tôi đi Hà Nội nếu để trả lời câu hỏi Anh đi đâu? thì tôi không chứa trọng âm, nhưng nếu để trả lời câu hỏi Ai đi Hà Nội?, thì tôi lại phải chứa trọng âm.

3.4. Ngữ điệu/ intonation

Ngữ điệu là việc sử dụng sự biến đổi về độ cao và cả những hiện tượng siêu đoạn tính khác như độ to, tốc độ, chỗ ngừng khi phát âm một chuỗi âm lớn hơn một từ. Tất nhiên, vẫn có trường hợp ngữ điệu xuất hiện ở một từ, nhưng đó là loại từ – câu, tức là câu chỉ gồm một từ. Chức năng chính của ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau làm cho lời nói trở nên liền mạch.

Ngữ điệu cũng như trọng âm ngữ đoạn, trọng âm câu, trọng âm lôgic- không phải là thuộc tính cố hữu của từ như trường hợp thanh điệu và trọng âm từ.

Khác với thanh điệu và trọng âm, vốn chỉ có thể khu biệt từ, ngữ điệu có thể có nghĩa riêng.  Tùy theo ngữ điệu, có thể có một câu trần thuật bình thường (a), một câu nghi vấn (b), một lời khẳng định mạnh mẽ (c), một sự xác nhận sự kiện (d), bày tỏ ý không tin (e). Như vậy, ngữ điệu còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói.

Trong tiếng Việt, ngữ điệu thường được sử dụng đồng thời với những từ tình thái như à, ư, nhỉ, nhé… Sử dụng tốt các phương tiện này sẽ làm cho lời nói trở nên sinh động, có “hồn’ và nâng cao được hiệu quả giao tiếp.

NHỮNG VẤN ĐỀ THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

1.Bịt tai lại, phát âm [f] thành chuỗi dài fffff…; tương tự, phát âm [v]. Lưu ý rằng khi phát âm [v], trong tai có tiếng ù đặc biệt do dây thanh rung động tạo nên (hoặc nếu đặt đầu ngón tay lên trên chỗ nhổ ra ở cổ, lúc ấy sẽ cảm nhận được dây thanh đang rung), còn khi phát âm [f], lại không có hiện tượng này. Âm [v] là hữu thanh, [f] là vô thanh.

Theo cách thức trên, hãy phân biệt các âm sau đây ra hữu thanh và vô thanh: [s, z, b, p, m, n, t, l, h, k].

2. Bịt mũi. Phát âm [n, t]. Ở trường hợp đầu, sẽ nhận ra tiếng vang trong khoang mũi, trái với trường hợp sau, không nhận thấy gì. Âm [a] là âm mũi, còn [t] là âm miệng.

Theo cách thức trên, hãy phân biệt các âm sau đây ra âm mũi và âm miệng: [m, i, a, b, t, ‘…’, k, 0, z, ‘…’].

3. Chuẩn bị miệng như khi sắp phát âm [m], nhưng đừng phát âm này mà chỉ thổi ra. Kết quả sẽ là một âm [m] vô thanh. Phát các âm [n, ‘…’, ‘…’] vô thanh theo cách tương tự.

4. Phát âm liền một lần hai âm á, à. Lưu ý để nhận ra giữa hai âm, luồng hơi bị chặn lại; đó chính là âm tắc thanh hầu.

5. Phát âm a ha, cố gắng đọc âm [a] đầu tiên liền với âm [h] sau đó mà không có sự tắc bít nào của luồng hơi. Trong trường hợp này, âm [h] sẽ hữu thanh chứ không phải vô thanh như bình thường. Âm [h] hữu thanh này chính là một âm thì thào.

6. Ngân từ mạ với một nốt thấp nhất theo khả năng của mình, rồi cố gắng hạ giọng thấp hơn nữa. Khi đó sẽ xuất hiện giọng kẹt.

7. Đặt đầu lưỡi chạm vào răng và gốc lưỡi chạm vào mạc, rồi ngân lên, đồng thời chắt lưỡi. Kết quả sẽ tạo ra cùng một lúc âm mũi hữu thanh mạc và âm chắt lưỡi răng.

8. Hôn lên bàn tay. Miêu tả nụ hôn đó như một cách phát âm.

9. Xiết chặt thanh môn lại sao cho luồng hơi phổi không thoát ra được. Cổ phát âm pa trong khi hạ thành hầu xuống (để thanh hầu dễ hạ xuống, hãy nghĩ đến như đang uống nước). Âm [p] khi đó sẽ là một âm hút vào.

10. Tập nâng thanh hầu lên bằng cách ngân âm [i] với một nốt thấp, rồi với một nốt cao nhất theo khả năng của mình. Cố phát âm [ki] trong khi hạ thành hầu xuống và thanh môn đóng chặt. Âm [k] khi đó sẽ là một âm phụt.

11. Phát âm những từ sau đây: ta, tha, cha, pha, sa, ca, ba, tra, da. Xác định các ầm đầu trong những từ trên là tắc hay xát.

12. Tiếng Thái Lan có năm thanh điệu sau đây: 21, 51, 45, 215, 32. Cho biết loại của mỗi thanh điệu. Tiếng Thái Lan là loại ngôn ngữ dùng thanh theo âm vực hay loại ngôn ngữ dùng thanh theo tuyên điệu?

13. Thử đọc câu Nó nhảy ra ngoài ban công với ngoài chứa trọng âm. Đọc lại, lần này với ngoài không chứa trọng âm. Nhận xét về sự khác biệt về nghĩa giữa hai cách đọc.

14. Cho biết những trường hợp sau đây có mô hình trọng âm như thế nào: xôm xốp, xốp xộp, sên sết, sết sệt, khin khít, khít khịt, deo dẻo, dẻo dẹo. Những mô hình trọng âm ấy có quan hệ gì đến mặt ngữ nghĩa hay không?

15. Đọc hai câu (1) Đây là người thợ nhuộm; và (2) Người thợ nhuộm một tấm vải. Nhận xét về mô hình trọng âm của thợ nhuộm trong hai câu trên.

16. Đọc câu Hôm qua tôi có đến nhà anh với hai ngữ điệu, một kết thúc bằng ngữ điệu đi xuống và một với ngữ điệu không đi xuống. Cách đọc nào cho ta nhận định câu đã kết thúc, chứ không phải đang nói dở?

Tham khảo