GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ KHIẾM THỊ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM
So với lịch sử GDĐB của thế giới thì GDĐB ở Việt nam xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Nếu so sánh về thứ tự xuất hiện các dịch vụ giáo dục trẻ khuyết tật, cũng như thế giới, giáo dục cho trẻ khiếm thị, khiếm thính ra đời sớm hơn so với giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ (theo cách gọi hiện nay).
Tại miền Nam, vào năm 1903 trường mù đầu tiên được ra đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn do ông Nguyễn Văn Chí, một người mù du học ở Pháp về nước thành lập, giáo dục trẻ khiếm thị trải qua quá trình tái thiết lập, tách nhập hai trường nam sinh và nữ sinh mù.
Năm 1976, trường công lập dành cho học sinh khiếm thị được thành lập tại địa chỉ cũ 184 Nguyễn Chí Thanh với tên gọi là trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP. Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.
Ở miền Bắc, năm 1936, có một cơ sở dạy người mù đặt tại số 55 phố Quang Trung, Hà Nội, sau đó bị đóng cửa. Mãi đến năm 1955, do nhu cầu phục hồi chức năng cho thương bệnh binh, ngành thương binh xã hội đã mở trường dành cho những thương binh hỏng mắt đặt tại số 139 phố Nguyến Thái Học. Đến năm 1960, có thêm một cơ sở dạy bổ túc văn hóa cho thanh niên mù đặt tại khu Ba Đình, Hà Nội.
Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 ở miền Bắc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử nhiều chuyên gia đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài về giáo dục trẻ khuyết tật. Số cán bộ này sau khi về nước được bố trí làm việc tại Viện Khoa học Việt Nam và đã trở thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về GDĐB ở Việt Nam. Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến những năm 1995, mỗi trường nuôi dạy trẻ khiếm thị chương trình dạy học riêng, không thống nhất. Hệ thống chữ viết được dịch từ chữ Braille Pháp ngữ sang chữ Braille Việt ngữ. Khi sử dụng, mỗi trường lại có sự thay đổi, do đó chữ viết Braille giữa các trường có nhiều điềm không thống nhất.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ KHIẾM THỊ TRÊN THẾ GIỚI
Thời đại bắt đầu công nhận người khuyết tật là con người chỉ sau thời kì phục hưng (Renaissance) và cuộc cải cách tôn giáo (Reformation). Thời kì phục hưng diễn ra tại miền Nam châu Âu bắt đầu từ Italy giữa thế kỉ XIV đến thế kỉ XV và cuộc cải cách tôn giáo diễn ra tại miền Bắc Âu bắt đầu ở pức vào đầu thế kỉ XVI đã tạo ra bước ngoặt mới, khiến người ta thừa nhận khuyết tật và coi trẻ khuyết tật là đối tượng của giáo dục. Thời kì phục hưng tìm sự phục hưng về học vấn và nghệ thuật, coi con người là trung tâm và cuộc cải cách tôn giáo tìm nhu cầu đức tin trực tiếp thay cho đức tin gián tiếp đã khắng định tất mọi người điều bình đẳng, thừa nhận người khuyết tật cũng là con người giống như người bình thường, đồng thời bất đầu nhận thức rằng người khuyết tật cũng có thể giáo dục được.
Được mở rộng vào thể kỉ thứ VIII, tư tưởng khai sáng đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng Pháp năm 1789, mọi quan tâm và nghiên cứu của các nhà tư tưởng khai sáng đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình hình thành GDĐB. Tư tưởng khai sáng này đã ảnh hưởng đếnHauy Vtestion (1745-1822), người tiên phong trong giáo dục cho người khiếm thị
Năm 1784, trường khiếm thị Pa-ri được thành lập
Năm 1824 Louis Braille phát minh ra bảng hệ thống chữ nổi, Braille được vinh danh là “Người đem ánh sáng cho thế giới bóng tối”. Phát minh của ông được ví như một cuộc cách mạng làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của những người khiếm thị trên thế giới.
GIÁO DỤC VỀ KHIẾM THỊ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
III. GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ TẠI VIỆT NAM
1. DẠY VĂN HÓA
Giáo viên phải trực tiếp soạn các tài liệu dạy học hoặc làm giáo cụ trực quan để giải thích tranh vẽ, biểu đồ một cách cụ thể hơn. Sử dụng các phương tiện thông tin khác nhau, hoặc sử dụng các tài liệu internet hoặc diễn thử Sử dụng chữ nổi, các tài liệu ghi âm và cố gắng sử dụng các tài liệu giảng dạy thay thế như các tài liệu phóng to khi dạy học sinh nhìn kém.
Trước khi vào trường tiểu học, học sinh cần được ưu tiên học đọc và viết chữ nổi Braille trước khi học các môn học khác.
2. HƯỚNG DẪN SINH HOẠT
Là một nội dung rất quan trọng, giáo viên cần phải dạy cho học sinh khiếm thị những kĩ năng sống hàng ngày, khả năng hình thành và duy trì mối quan hệ ứng xử, trình bày quan điểm suy nghĩ, bày tỏ bản thân, kĩ năng giải trí, sinh hoạt gia đình, xã hội và quốc gia.
3. DẠY CHỮ NỔI
Chữ nổi (Braille) là phương tiện đọc, viết của người khiếm thị. Chữ nổi thường được đọc bằng cách rà nhẹ đầu ngón tay trỏ. Vì vậy, đế đọc tốt chữ nổi, điều quan trọng nhất là học sinh khiếm cần phải biết dùng đầu ngón trỏ để phân biệt. Để trẻ có thể phân biệt tốt hơn bằng xúc giác, thay vì đơn thuần cho sờ đồ vật, nên cho học sinh khiếm thị tập phân loại đồ vật theo kích cỡ, hình dạng, chất liệu….
4. DẠY ĐỊNH HƯỚNG DI CHUYỂN
Đi bộ bao gồm “đi bộ có người hướng dẫn” và “tự đi bộ”. Đi bộ có người hướng dẫn là cách đi bộ đơn giản nhất vì có sự giúp đỡ của người sáng mắt, người khiếm thị nắm tay người sáng mắt để bước đi; còn tự đi bộ là cách mà người khiếm thị tự di chuyển trong nhiều tình huống khác nhau. Ngoài ra, các dụng cụ điện tử hỗ trợ đi bộ cũng có thể giúp trẻ khiếm thị di chuyển dễ dàng. Gậy laser là dụng cụ phát tín hiệu báo cho người khiếm thị biết độ cao nguy hiếm hoặc đô vật nguy hiểm ở phía trước họ. “Sonic electronic guide” (thiết bị hướng dẫn bằng sóng điện tử) phát ra sóng siêu âm và va chạm với sự vật phát ra tín hiệu, thông qua tín hiệu đó, nó thu nhận thông tin về môi trường, giúp người khiếm thị biết đồ vật ở gần hay xa, tính chất và vị trí của đồ vật. “Mowat sensor” là thiết bị thay đổi sóng siêu âm sinh ra do phản xạ với sự vật thành chấn động. Những thiết bị hỗ trợ điện tử này giúp trẻ khiếm thị có thể nhận biết môi trường xung quanh.
VI. GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ TRÊN THẾ GIỚI
1. NHẬT BẢN
Hệ thống giáo dục trẻ khiếm thị ở Nhật Bản được thành lập năm 1948, sau khi ban hành Luật Giáo dục phổ thông. Từ thời điểm này, số lượng học sinh các trường khiếm thị tăng lên không ngừng. Năm 1971, Bộ Giáo dục Nhật Bản thành lập Viện giáo dục đặc biệt quốc gia (NISE) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của hệ thống giáo dục đặc biệt. Cho đến nay tất cả trẻ em, không phân biệt , đều được đến trường. Năm 1979, tất cả các trường đặc biệt ở Nhật đầu trở nên bắt buộc. Những trẻ em không thể đến trường, được học ở nhà.
Theo luật, trẻ em có thể vào học trường đặc biệt hay lớp đặc biệt tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Trẻ em cũng có thể vào học trường đại trà và nhận được sự trợ giúp về chuyên môn thông qua các phòng nhân lực với điều kiện đứa trẻ chỉ bị một khuyết tật không trầm trọng. Đối với những trẻ em ở tuổi mầm non bị khuyết tật (từ 3 – 6 tuổi) sự trợ giúp về tâm lý giáo dục chỉ có thể được thực hiện ở nhà trẻ đặc biệt. “Phòng nhân lực”: Là một hình thức giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thị đang học tại các trường phổ thông đại trà. Các trường phổ thông bình thường có hệ thống trợ giúp dành cho những trẻ em khiếm thị . Học sinh khiếm thị ở mức trung bình được học tại các lớp đặc biệt của trường phổ thông. Tại đây các em nhận được sự trợ giúp cần thiết theo nhu cầu cá nhân.
Trẻ em bị Khiếm thị nặng về trí tuệ hoặc nhiều khuyết tật vẫn phải đi học. Nhiều học sinh khiếm thị tiếp tục vào học đại học. 1/5 số học sinh khiếm thị tốt nghiệp các trường đại học.
Các hoạt động của trẻ khiếm thị hoạt động theo chuẩn quốc gia. Nhà trường yêu cầu các thầy giáo và phụ huynh phối hợp xây dựng kế hoạch cá nhân của học sinh. Để xây dựng kế hoạch cần thu thập và xử lý thông tin về tiểu sử bệnh tật của đứa trẻ, đánh giá tâm lý và kiểm tra, cũng như thu thập thông tin về hoàn cảnh gia đình, lưu ý tới nguyện vọng của bố mẹ. Việc kiểm tra sự phù hợp của hoạt động dạy học với nhu cầu cá nhân học sinh được thực hiện bởi các cơ quan quản lý giáo dục khu vực: Thông qua các tổ chức giám định trực thuộc, các cơ quan này hỗ trợ tư vấn cho tất cả các trường giáo dục đặc biệt.
2. ANH QUỐC
Mới đây, một chương trình có tên Everyone Can Code để giúp trẻ khiến thị trên toàn nước Anh có cơ hội được tiếp cận với việc học lập trình một cách dễ dàng đã được phát động.
Chương trình do Apple cùng Viện Người Khiếm thị của Hoàng gia Quốc gia Anh thực hiện.
Trong khuôn khổ chương trình, trẻ em khiếm thị tại nước Anh sẽ được học lập trình và viết các đoạn mã lập trình. Để phù hợp với lứa tuổi, các em sẽ được học lập trình qua một ứng dụng (app) có tên Swift Playgrounds – dạy lập trình qua những đoạn phim hoạt hình hoặc câu đố vui. Các em sẽ được sử dụng công nghệ đọc màn hình có tên VoiceOver để giúp các em sử dụng app mà không cần nhìn thấy màn hình. Ngoài ra, các em cũng sẽ được phát phiên bản chữ nổi (braille) của các câu đố có trong ứng dụng. Bên cạnh đó ở Anh xây dựng phòng đa giác quan tạo cơ hội cho trẻ khiếm khuyết có thể phục hồi và phát triển các giác quan (thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác và xúc giác) phối hợp tay và mắt, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, quan hệ xã hội, giải trí và thư giãn. Ở Anh hiện nay trẻ có nhu cầu đặc biệt, trong đó có trẻ khiếm thị đang phát triển các kỹ năng giao tiếp trong phòng cảm giác trắng và phòng cảm giác đen theo sự cài đặt của SpaceKraft, cũng như tương tác ngoài trời và trong khu vui chơi mạo hiểm.
3. HÀ LAN
Ad Verheual – chuyên gia tâm lý người Hà Lan. Thực nghiệm xây dựng môi trường tích cực và thư giãn sáng tạo. Thông qua hoạt động này thì phòng đa giác quan “Snoezelen” được hình thành và phát triển. Từ khi có sự xuất hiện của loại phòng này, phụ huynh có con khuyết tật đã bắt đầu xây dựng các phòng kích thích giác quan tại nhà theo ý tưởng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh gia đình và loại tật của trẻ. Phòng đa giác quan là môi trường dành cho mọi lứa tuổi sử dụng.
4. THỔ NHĨ KÌ
Các kỹ sư tại Học viện Young Guru (YGA), Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết kế ra cây gậy thông minh có tên WeWalk. Đây là một sản phẩm ưu việt, nhờ nó mà người khiếm thị có thể tự chủ hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Cây gậy được phát minh bởi kỹ sư Kursat Ceylan, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của YGA. nó được trang bị loa, trợ lý tương tác qua giọng nói (bạn hỏi và thiết bị sẽ trả lời), sử dụng Google Maps và các cảm biến siêu âm giúp phát hiện vật cản trước mặt cao từ ngực trở lên. Ngoài ra, công nghệ này được xây dựng trên một nền tảng mở, do đó, những nhà phát triển có thể thêm các chức năng trên nền tảng di động vào WeWalk.
ĐỖ THỊNH
18/03/2024Trò chuyện với cha mẹ học sinh khiếm thị Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội kết nối với Phóng khám Sức khoẻ Tâm trí Á Đông tổ chức lồng ghép giáo dục nghề nghiệp cho học sinh khiếm thị. Cả hai bên cùng nhìn nhận như một “cơ duyên” cần nắm bắt, chung sức đẩy tới những hoạt động cụ thể, thiết thực. Xác định nội dung dạy và học mát-xa, xoa bóp, bấm huyệt. Đã có tên gọi nôm là “tầm quất”, như một “sở trường” của người khiếm thị. Ở đây nhấn mạnh truyền đạt kiến thức và kỹ năng Y Dược Cổ truyền, kế thừa truyền thống song hành cập nhật hiện đại nhất. Rất vui ngay mở đầu năm 2024, thông tin đến các gia đình học sinh, phụ huynh đã ghi danh 39 em đăng ký tham gia. Trải rộng cả 4 khối lớp 9, 8, 7, 6, sĩ số thứ tự là 8, 11, 13, 7. Khối lớp 7, 6, một số em còn nhỏ tuổi, tầm vóc và sức lực chưa tương xứng ngay yêu cầu hoạt động nghề. Song ý nghĩa “hướng nghiệp”, làm quen, tích luỹ kiến thức, cũng rất hữu ích.
Trong một dịp tiếp xúc phụ huynh học sinh, chúng tôi đã cùng rà soát văn bản đặc thù cao nhất: Luật Người khuyết tật, số 51/2010/QH12, ngày 17-06-2010, hiệu lực thi hành từ 01-01-2011 suốt đến nay. Toàn văn Luật 10 chương, 53 điều. Lưu ý đọc kỹ Điều 8
Điều 8. Trách nhiệm của gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Té ra, ngay khoản 1, yêu cầu “nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật”, hầu như đã bị / được bỏ qua. Gặp hoàn cảnh con bị khuyết tật, gia đình chỉ biết đành cam chịu, chấp nhận như một “khổ” của “bể khổ / khổ hải” rơi, chiếu vào gia đình mình, (chưa kể những nghĩ ngợi lệch chuẩn về nhân quả, hao tổn lớn tiền của, thời gian chạy vạy cầu cúng “vái tứ phương”, v.v…). Đọc kỹ khoản 2 “Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm…”, điểm (d) cuối chốt lại “d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này”. Càng thấy rõ, để đưa các cháu vào chương trình, cần bắt đầu ngay tập huấn, phổ biến kiến thức cho phụ huynh. Và công việc này cũng phải được song hành với lớp học, như một điều kiện để dạy và học đạt kết quả mong muốn.
[ĐỖ THỊNH, Biên soạn 1st / Mon, Mar 11, 2024, 20:00 PM]