Tiếng Việt
Dưỡng sinh OHSAWA
Chuyên ngành:
Tin tức
Phương pháp thực dưỡng OHSAWA, Bs CKII, TTND Quách Văn Mích biên soạn, Nxb Hồng Đức, HN 2015, bản Photo, 120 trang // Thứ Hai, 17-06-2024, 06:00
1. Mỗ được biết Thực dưỡng OHSAWA hồi đầu thập kỷ 2000 qua sách THUẬT DƯỠNG SINH & ĐỜI NGƯỜI QUA TƯỚNG MẮT, là sách dịch, Ngũ Minh xuất bản xã, SG, in xong 23-11-1974, phát hành 26-01-1975, 233 trang 13×19. Thêm bài của Lương y BĂNG CẦM, báo SK&ĐS, số 656, tháng 07-2011, trọn trang 23: “Ăn uống theo OSHAWA sẽ trường thọ?” [Tên trên sách và báo khác thứ tự chữ: Sách viết HS, báo viết SH ?] // Tạm quy ước đây là Sách A.
2. Nay tiếp cận sách Phương pháp thực dưỡng OHSAWA (như kể trên, tạm quy Sách B), xin viết đôi dòng.
* Trên hết và trước hết, quá khó viết tóm lược, bởi cả 2 tập sách đều dầy dặn, nhiều trang, chưa kể thêm nhiều chú dẫn, tài liệu tham khảo.
2.1. Tạm kể tư Mục 3. SỨC KHOẺ HAY BỆNH TẬT, [tr.29 – 51]: Thuyết giải tính khoa học, thực tiễn của Thực dưỡng OHSAWA. Lưu ý mấy điểm:
(1) “Phương pháp thực dưỡng OHSAWA được WHO công nhận là phương pháp phòng và chũa bệnh”, [tr.29].
(2) Dẫn GS Tôn Thất Tùng: “Chữa bệnh đòi hỏi một sự hiểu biết về tâm lý con người và ta chỉ nên dùng thuốc khi những phương pháp tự nhiên không có hiệu lực. Nhưng hiện nay nhiều bác sĩ và bệnh nhân lại chưa nghĩ thế. Người ta lại quá mê tín vào thuốc, vào máy móc đo lường của một nền văn minh càng ngày càng phức tạp và ngay ở các nước gọi là tiên tiến cũng đang gặp khủng hoảng về lòng tin cũng như kinh tế”, [tr.29].
(3) Luôn gắn kết TÂM & THÂN. Nhấn mạnh: “TÂM ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cả về tinh thần và sức khoẻ. TÂM là một thứ đặc biệt nhất …Khi trạng thái TÂM tốt (…) thì sẽ tác động tốt đến cả thực phẩm và nguồn nước (…) để đưa vào cơ thể”, [tr.30].
(4) Vận dụng Phật pháp lý giải vấn đề SỨC KHOẺ & BỆNH TẬT. Minh định triết thuyết: Thiên – Nhân – Địa hợp nhất. Đòi hỏi sống hài hoà với Tự nhiên. Ghi nhận: “Đại hội đồng LHQ ngày 15-12-1999 … đã quyết định lấy Đạo Phật là duy nhất biểu tượng cho Văn hoá Tôn giáo Thế giới và Ngày Đản sinh Đúc Phật Thích-Ca (15-04 Âm lịch) là Ngày Đại lễ quốc tế, Hoà bình và Văn hoá của toàn nhân loại” – “Nhà bác học Albert Einstein (1879-1960) nói: Phật giáo là khoa học và trên khoa học” – Một đại lão hoà thượng: “Phật giáo là một nền giáo dục, gồm cả triết lý, tôn giáo và lối sống …”, [tr. 34].
(5) Giới thiệu nhân thân OHSAWA, [tr.6-9]: Sinh 18-10-1893. Mất 23-04-1966. Hoạt động khoa học thực dưỡng từ 1914. Năm 1929, dự thính ĐH Sorbon và Viện Paster. Viết sách truyền bá thực dưỡng. Năm 1937, Chủ tịch Hội Thực dưỡng quốc gia Nhật, Những năm 1953-1965, được mời đến nhiều quốc gia, thuyết giảng khoa học, chứng nghiệm thực tế bảo vệ sức khoẻ, chữa trị thành công nhiều ca bệnh các mức độ, kể cả nan y. Thúc đẩy thành lập các Hội Thực dưỡng quốc gia, cộng đồng. Năm 1965, đã đến VN, tham dự hoạt động Hội Thực dưỡng Sài Gòn, Huế.
2.2. Dẫn một điểm chung:
Sách A, tr. 121: BẢNG KÊ CÁC PHƯƠNG THỨC ĂN. Đơn vị %.
Sách B, tr. 71: MƯỜI BÀI ĂN UỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP OHSAWA. Đơn vị %.
SỐ CỐC LOẠI RAU CẢI XÚP THỊT TRÁI CÂY XÀ LÁCH TRÁNG MIỆNG THỨC UỐNG
7100—–
Càng
ít
càng
tốt
69010—-
58020—-
4702010—
3603010—
250301010–
140301020–
-13030102010
-220301025105
-310301030155
Ghi chú: Dòng 1 / Tiêu đề, theo sách A. Sách B viết khác chút ít.
Rằng “chung” theo nghĩa các sách, báo viết về BẢNG THỨC ĂN / 10 BÀI ĂN UỐNG hầu giống nhau. Chiều hướng ủng hộ, thuyết minh sự cần thiết, đúng đắn, đại thể cũng giống nhau. // Tuy nhiên, cũng luu ý những khác biệt. Bài của Lương y BĂNG CẦM, báo SK&ĐS, số 656, tháng 07-2011, có đoạn: “ Ăn uống Oshawa giúp ích gì cho sức khoẻ? – … xét từ quan niệm dinh dưỡng sinh lý học, chỉ chọn một loại thức ăn có thể khiến cơ thể suy dinh dưỡng…” . Sách B phê phán “Ăn chay ô chọc”, [12-14]. // Đặc biệt, khác về UỐNG. Sách B, ủng hộ, lý giải tại điểm 3.7, trang 45-46: “”Ăn uống theo phương pháp OHSAWA chỉ cần uống ít nước. Tại sao chỉ uống ít nước vừa đủ? – Phương pháp uống càng nhiều nước càng tốt là một sáng kiến thô kệch bởi vì kẻ đề xướng một lý thuyết như thế hoàn toàn không biết gì về cơ cấu trao đổi kỳ diệu của cơ thể … Uống quá nhiều nước, thận và tim phải làm việc quá sức … Uống nước vừa đủ là một ngày, nữ đi tiểu khoảng 3 lần, nam khoảng 4 lần, nước tiểu vàng, trong, không cặn đục…”
Lương y BĂNG CẦM phản đối: “Xét từ góc độ y học hiện đại, Oshawa khuyên “cố gắng uống ít nước” nên được phủ định. Thiếu nước, trước hết gây gánh nặng cho thận, hơn nữa cơ quan tiêu hoá cũng bị liên luỵ. Nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ tận dụng phương pháp Oshawa sinh ra những đứa con nhẹ cân …”. Bài đăng báo chính thống Bộ Y tế, được coi như ý chỉ đạo chung của ngành. Nhớ lại hồi cuối 60, dự một hội nghị Bộ Ngoại thương, Thứ trưởng Lý Ban kể chuyện đến Nhật, các khoa học gia khuyến cáo ngay mỗi buổi sáng cần uống 1 – 2 lít nước. Người nghe, trong đó kể cả Mỗ, mê muội áp dụng.
iv) Thực tế bản thân, qua tìm hiểu sâu kỹ khả thể, tự thực nghiệm, nhấn mạnh tránh “si / mạn”. Chấp nhận “vô thường” / “thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý” / “bác sĩ tốt nhất cho mình là chính mình”. Kiên định sự đúng; luôn chỉnh sửa những thái quá, bất cập. Đã 4 năm: ăn 1 bữa / ngày, không quá mặn / quá chay, ước số lượng chỉ 40% [so với bình thường trước đây, cũng như nhiều sách báo cho đến nay vẫn rao giảng]. Nay đã dư 30 năm, tự bảo vệ được sức khoẻ đủ sống, hoạt động. Thoát phụ thuộc chăm sóc y tế, các loại thuốc. // Đương đại tin “hot TMT / hạnh đầu đà”, như một chứng giải. // Kết luận công thức 3 chân kiềng: Tâm an – Năng vận động & Thiền, Khí công – Ăn 1 bữa (Thực dưỡng OHSAWA, hài hoà tự nhiên).
===========================================
Sách: NHẬP MÔN ĂN CƠM GẠO LỨT THEO PHƯƠNG PHÁP OHSAWA
Tác giả: HUỲNH VĂN BA – NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI – Nhà B15 – Mỹ Đình 1 – Từ Liêm – Hà Nội ĐT: 04.62872617 – Fax: 04. 62872633 Biên tập: LIÊM KHOAN Sửa bản in: ANH TUẤN Trình bày: THANH TRANH Bìa: ĐÌNH KHẢI
Tác giả : Huỳnh Văn Ba Cửa Hàng Thực Dưỡng Bà Loan – Lh: 097 99 55 150
Đc: số 61 Đại Mỗ – Q Nam Từ Liêm – Hà Nội www.thucduong.org
https://thucduong.org/wp-content/uploads/2016/05/nhap-mon-an-gao-lut-muoi-me.pdf
NHẬP MÔN ĂN CƠM GẠO LỨT THEO PHƯƠNG PHÁP OHSAWA
“Nhờ thuật trường sinh, chúng ta biến đổi thế gian phù phiếm, chật hẹp và buồn tẻ này thành một địa đàng tràn đầy hạnh phúc GEORGE OHSAWA LỜI NÓI ĐẦU Vốn là một người nay ốm mai đau vì nhỡ mang phải một cơ thể và tâm hồn bệnh hoạn mà y học Đông, Tây và Ta chữa hoài không hết vì chẳng rõ nguyên nhân. Ngày nay tôi được sức khỏe đầy đủ, tinh thần thanh thản vui tươi, vượt nhiều chúng bạn cùng tuổi, tất cả đều nhờ Phương pháp thực dưỡng trường sinh kỳ diệu. Ơn đức của Ohsawa đối với tôi như trời biển. Ước mong tất cả những người vốn cùng cảnh ngộ ngặt nghèo và đau khổ như mình, phục hồi sức khỏe hoàn toàn, không gây phiền lụy một ai, thênh thang đi vào lòng tự do vô hạn và sống như cá biển chim trời, tôi xin soạn tập giới thiệu bé nhỏ này. Kính xin quí vị độc giả nếu thấy có điều gì bất ổn, bổ khuyết giùm cho, chúng tôi vô vàn cảm kích và cám ơn”. Huỳnh Văn Ba
Mục Lục
Phần 1. PHƯƠNG PHÁP OHSAWA LÀ GÌ?
Phần 2. NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN 1. Cơm gạo lứt. 2. Các món ăn phụ. 3. Cách ăn, cách uống. 4. Kiêng cữ. 5. Cách làm những món ăn thông thường: 6. Những phản ứng. 7. Vấn đề nhịn ăn. 8. Những trường hợp bất ngờ. 9. Những món đặc trị đơn giản:
Phần 3. PP. OHSAWA VÔ CÙNG CẦN THIẾT CHO NHỮNG AI? 1. Phụ nữ: 2. Những người con còn cha mẹ già: 3. Những người bị tật nguyền. 4. Những bệnh không có trong y văn thế giới: 5. Những bệnh không rõ nguyên nhân: 6. Những bệnh nan y của thời đại: 7. Những người đi vào con đường tôn giáo. 8. Những ước mơ trong tầm tay không thành hiện thực: 9. Những bế tắc của tuổi học trò:
Phần 4. TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI KHÔNG MẶN MÀ VỚI PHƯƠNG PHÁP OHSAWA
Phần 5. TRẢ LỜI CHO MỘT SỐ CA BỆNH ĐIỂN HÌNH THEO PP. OHSAWA 1. Thận ứ nước 2. Làm biếng bú mẹ 3. Giữ lại hay bỏ
Phần 6. MỤC TIÊU CUỐI CÙNG
Phần 7. BẢNG KIỂM SOÁT SỨC KHỎE
—//—
Sổ tay DƯỠNG SINH OHSAWA / Tỳ kheo THÍCH TUỆ HẢI, Chùa LONG HƯƠNG, Xã Long Tân, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai // chualonghuong.org ; tykheo.thichtuehai@yahoo.com, Bản photo, 78 trang A5 // Không ghi NTN biên soạn.
Phần I: Giới thiệu tổng quan [tr. 1-23]
Phần II. Hướng dẫn một số cách thức nâu cơm gạo lứt, nước uống, … [tr. 24-38]
Phần III: Các trợ phương theo Dưỡng sinh [tr. 39-77]: 48 bài “Trợ phương” = Hỗ trợ Phòng – Chữa bệnh. Rất hay! ].
- Đỗ Thịnh