ĐIỀU TRỊ BẰNG XOA BÓP
ĐẠI CƯƠNG
Xoa bóp có lịch sử từ khá lâu đời. Sách cổ châu Á đã mô tả các thủ pháp xoa bóp chữa bệnh từ 2600 đến 1800 năm trước công nguyên; đến thời kỳ Hypocrate (460 năm trước công nguyên) thì xoa bóp chữa bệnh đã rất thịnh hành.
Ngày nay, xoa bóp đã trở nên vô cùng phong phú với một số trường phái nổi tiếng như xoa bóp Cốc Đại Phong của Trung Quốc, xoa bóp Thái Lan, xoa bóp Ấn Độ, xoa bóp của phương Tây…
Ở Việt Nam, xoa bóp từ lâu đã được coi là một phương pháp bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh, lưu truyền trong dân gian, với một số hình thức quen thuộc như tẩm quất, bấm huyệt, đánh gió… cũng như được truyền thừa như một y học- y học cổ truyền.
Định nghĩa
Là một thủ thuật trị liệu bằng tay đối với các mô mềm của cơ thể nhằm mục đích làm bình thường hoá trở lại chức năng và hoạt động của các mô này.
Định nghĩa khác: “Thao tác bằng tay tác động trên bề mặt cơ thể sống với mục đích trị liệu”.
Hoặc: “Một nhóm các thủ thuật thường được thực hiện bằng tay, như là chà xát (friction), đấm bóp (kneading), lăn cuộn (roling), gõ vỗ (percussion) vào các mô từ bên ngoài cơ thể, theo nhiều cách khác nhau, cả với mục đích trị bệnh (curative), giảm đau (palliative) hay vệ sinh (hygienic).
Các loại xoa bóp
Xoa bóp bồi bổ sức khỏe (nhằm phòng bệnh, hoặc vệ sinh): củng cố sức khỏe chung, bảo toàn sự phát triển bình thường, các chức năng sinh lý, phòng ngừa bệnh… (Cốc Đại Phong…).
Xoa bóp thể thao: khởi động, phục hồi sức khỏe sau luyện tập, thi đấu…
Xoa bóp chữa bệnh.
Xoa bóp thẩm mỹ (giữ sắc đẹp).
Xoa bóp bằng máy: giường rung lắc, ghế rung lắc, máy xoa bóp rung, máy xoa bóp bằng hơi nén, hơi nước ấm áp lực, tia nước, xoa bóp dưới nước…
TÁC DỤNG SINH LÝ
Đối với hệ thần kinh
Làm thức tỉnh hoặc ức chế hoạt động thần kinh trung ương (điều hoà quá trình hưng phấn hoặc ức chế).
Lưu ý phản xạ thần kinh:
- Xoa bóp trực tiếp trên vùng tập trung nhiều các đầu dây thần kinh / đám rối thần kinh: gây tăng hoặc giảm cảm giác, kích thích vận động, kích thích tái sinh sợi thần kinh.
- Vùng phản xạ thần kinh thực vật cạnh cột sống (vai, cổ, Iưng, thắt Iưng): tạo ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Hiện tượng “quen” hay “nghiện” xoa bóp có tính chất phản xạ thường do thực hiện lâu, kéo đài.
Chú ý các điều kiện ngoại cảnh: giường, ghế ngồi thoải mái, không ồn ào, không quá nóng hay lạnh, thái độ tiếp xúc của kỹ thuật viên…
Đối với da và tổ chức dưới da
– Làm bong lớp tế bào sừng, làm sạch lớp da chết.
– Cải thiện tính đàn hồi da, kích thích chức năng miễn dịch không đặc hiệu, tăng khả năng bảo vệ da.
– Điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi và tuyến nhờn.
– Tăng lưu thông máu và bạch huyết, tăng dinh dưỡng tổ chức da, làm da mịn màng và hồng hào (thẩm mỹ với da dẻ).
– Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá, tiêu mỡ thừa dưới da.
Đối với tuần hoàn máu và bạch huyết
– Gây giãn lưới mao mạch ở da/dưới da và cơ, ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn máu —> là phương pháp tăng dinh dưỡng tổ chức.
– Là hình thức “Oxy liệu pháp” đối với tổ chức: tăng lưu thông máu tĩnh mạch và bạch huyết ảnh hưởng đến hoạt động của tim, làm tăng hoặc giảm tần số mạch và huyết áp, giúp hoạt động tim thuận lợi.
– Số lượng mao mạch /1mm2 mặt cắt ngang cơ vân:
- Bình thường: 2000 – 3000 mao mạch _
- Nghỉ ngơi: 31- 270 mao mạch
- Xoa bóp: 1400 mao mạch
- Vận động vừa phải: 2500 mao mạch
- Vận động tối đa: 3000 mao mạch
– Lưu thông bạch huyết:
- Bình thường: 4-5 ml/giây
- Vận động: tăng 2-3 lần
- Đắp nóng 45o: tăng 2-4 lần
- Xoa bóp: tăng 6 lần
– Tác dụng giãn mạch giúp chống phù nề tổ chức và giảm đau rõ rệt, đặc biệt đau do co mạch và chèn ép do phù nề.
Đối với hệ cơ xương khớp
– Đối với cơ vân: tăng tính đàn hồi, kích thích phát triển khối lượng, phòng chống teo cơ, tăng sức cơ; tăng khả năng hoạt động, khắc phục nhanh hiện tượng mệt mỏi thần kinh – cơ sau vận động thể lực.
– Đối với xương, khớp: tăng đinh dưỡng xương khớp, kích thích quá trình liền xương nhanh; giảm đau, giảm phù nề, rút ngắn thời gian hấp thu các chất tiết; hạn chế sự phát triển thoái hoá ở xương khớp (kết hợp vận động).
Thận trọng khi xoa bóp trực tiếp trên cơ, xương, khớp đang bị tổn thương: có thể chảy máu, thoát dịch, di lệch xương gãy, phát triển vôi hoá mô mềm quanh khớp, thoái hoá khớp.
Đối với quá trình chuyển hoá
– Tăng quá trình oxy hoá khử.
– Tăng bài tiết nước tiểu.
– Tăng bài tiết nitrit nước tiểu.
– Tăng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu máu.
– Tăng trao đổi khí (giống như vận động).
– Tăng thải trừ acid lactic trong cơ, chống mệt mỏi thần kinh – cơ.
VỊ TRÍ VÀ TÁC ĐỘNG THỦ THUẬT
Hệ cơ xương khớp
– Hệ cơ (đặc biệt các lớp nông ở đầu, mặt, lưng, ngực, chi trên, chi dưới).
– Hệ khớp: chú ý cấu tạo và chức năng các khớp chính.
Các dây thần kinh `
– Đường đi các dây thần kinh chính ở mặt, chi thể.
– Những điểm tập trung đầu dây hoặc dây thần kinh ở nông (huyệt).
Một số thần kinh vận động chi trên và chi dưới cần chú ý khi xoa bóp
– Thần kinh vận động chi trên: từ đám rối thần kinh cánh tay (C5, C6, C7, D1):
- Dây cơ bì: gấp cẳng tay.
- Dây giữa: gấp, sấp bàn tay (bàn tay sản khoa).
- Dây trụ: vận động hầu hết các cơ bàn tay (bàn tay vuốt trụ).
- Dây quay: duỗi cẳng tay, duỗi – ngửa bàn tay, duỗi ngón I (bàn tay rũ cổ cò).
- Dây mũ: dang cánh tay.
– Thần kinh vận động chi dưới: từ đám rồi thần kinh thắt lưng – cùng: _
- Dây đùi: duỗi cẳng chân và khép đùi 1 phần.
- Dây hông to (tọa): vận động tất cả các cơ khu đùi sau và một phần cơ khép lớn. Hai nhánh tận cùng là hông khoeo ngoài và hông khoeo trong.
- Hông khoeo ngoài: duỗi ngón chân và gấp bàn chân (chân lết); hông khoeo trong: gấp ngón chân và duỗi bàn chân (chân gót).
Phân bố và hệ chức năng thần kinh thực vật
(dựa vào sự liên quan hạch thực vật hai bên cột sống giao cảm / phó giao cảm)
– Tim và động mạch chủ trên :C3-C4;D1-D8
– Phối và phế quản : C3-C4; D3-D9
– Dạ dày : C3-C4; D5-D9
– Ruột :C3-C4; D9-D11
– Trực tràng :D11-D12; L1-L2
– Gan, túi mật : C3-C4; D6-D10
– Tụy : C3-C4; D7-D9
– Lách : C3-C4; D6-D10
– Thận, niệu quản, thượng thận : C1-C2; D10-D12
– Bàng quang : D11-L3; (S2-S4)
– Tiền liệt tuyến:D10-D12; (S1-S3)
– Tinh hoàn : D12-L3
– Dạ con : D10-L3
– Buồng trứng : D12-L3
Tuần hoàn tĩnh mạch / bạch huyết
– Xoa bóp phải theo hướng của tuần hoàn bạch huyết và máu tĩnh mạch (hướng tâm).
– Không xoa bóp mạnh, trực tiếp trên các đám hạch bạch huyết vì có thể phá vỡ “cửa ải” bảo vệ cơ thể.
– Một số đám hạch bạch huyết chính gồm:
- Bạch huyết vùng trán, quanh tai, thái dương (qua đám hạch trước tai và sau tai).
- Bạch huyết vùng đầu (qua đám hạch trước tai, sau tai, hạch cổ).
- Bạch huyết chi trên (qua đám hạch khuỷu, hạch nách).
- Bạch huyết chi dưới và bụng (qua đám hạch bẹn).
- Bạch huyết các tạng ở bụng (qua đám hạch mạc treo).
KỸ THUẬT XOA BÓP CƠ BẢN
Gồm 5 nhóm động tác:
Xoa vuốt
Tác dụng chủ yếu trên da và tổ chức dưới da, kích thích cảm thụ thần kinh tại chỗ, gây hưng phân hoặc ức chế thần kinh trung ương, làm giãn mao mạch ở da, tăng lưu thông máu và bạch huyết, tăng tính đàn hồi da, giảm đau, giảm phù nề, làm bong lớp da chết, làm cho da trở nên mịn màng. Có nhiều cách thực hiện kỹ thuật như:
– Dùng một hoặc nhiều ngón tay khi xoa bóp vùng nhỏ hay một điểm.
– Dùng lòng bàn tay, mu bàn tay, bờ bàn tay.
– Xoa bằng 1 hoặc 2 tay.
– Xoa từng cái hoặc xoa đuổi (tay trước tay sau).
– Xoa theo 1 hướng thẳng dọc, xoa ngang hoặc xoáy tròn.
– Xoa nông hoặc xoa sâu.
Chú ý: bàn tay luôn luôn tiếp xúc với mặt da, theo hướng đi thuận chiều của tĩnh mạch và bạch huyết, nhẹ nhàng và mềm mại.
Day miết
Tác dụng sâu hơn (cơ, gân, dây chằng, mạch máu, thần kinh) gây giãn mạch, tăng lưu thông tuần hoàn ở sâu, kích thích các dây thần kinh, đầu dây / đám rối thần kinh ở nông, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ và thần kinh, chống teo cơ, tăng trương lực cơ (day mạnh). Có thể day sâu, mạnh ở một số điểm tương ứng với các dây thân kinh, đầu dây/đám rỗi thần kinh (gọi là day/bấm huyệt).
Ứng dụng: xoa bóp khớp, cơ, dây thần kinh/đám rối thần kinh, day huyệt.
Về kỹ thuật có nhiều cách thực hiện như sau:
- Day miết bằng đầu ngón tay cái, đầu các ngón tay, bờ bàn tay, gan bàn tay; nắm tay, cùi tay, đầu gối…
- Day một tay hoặc hai tay chồng lên nhau.
- Day một điểm hay cả một vùng.
- Day cố định, day di động, day thắng, day xoáy tròn…
Khi thực hiện kỹ thuật day miết cần chú ý:
- Day từ nông vào sâu, chậm rãi, liên tục, không gây các đau đớn đột ngột.
- Không day vào vùng hạch bạch huyết. –
- Không day quá sâu và mạnh vào vùng có các mạch máu lớn ở nông.
Nắn bóp
Là kỹ thuật cơ bản nhất của xoa bóp chữa bệnh. Tác dụng chính trên các cơ, dây chằng, gân, tổ chức quanh khớp, gây giãn mạch tại chỗ rõ rệt, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ, chống teo cơ, tăng trương lực cơ (nắn bóp mạnh). Được coi là hình thức vận động thụ động cơ. Sử dụng nhiều trong chống đau, chống co cứng cơ, kích thích cơ thần kinh bại liệt (nắn huyệt).
Kỹ thuật nắn bóp được thực hiện rất phong phú:
- Nắn bằng các đầu ngón tay, bóp bằng cả bàn tay.
- Nắn bóp bằng một hoặc hai tay.
- Nắn bóp từng cơ chọn lọc, một nhóm cơ, cả chi thể hoặc cả một vùng.
- Nắn da và tổ chức dưới da (nắn lăn).
- Nắn bóp từng cái hay liên tục.
- Nắn thắng, nắn kiểu “cuốn chiếu”, nắn vặn, nắn xoắn, nắn kéo, nắn bẻ một chiều hoặc hai chiều.
- Nắn kết hợp vừa day vừa rung.
- Nắn huyệt.
Khi thực hiện kỹ thuật nắn bóp cần chú ý:
- Nắn bóp từ nhẹ đến mạnh tuỳ theo phản ứng của người bệnh, không gây quá đau đớn.
- Không nắn bóp quá mạnh, đột ngột gây phản ứng ngược lại hoặc gây tổn thương tổ chức cơ, thần kinh, mạch máu (chảy máu, sưng nề, viêm, liệt…).
- Nắn bóp vùng liên quan nội tạng, mạch máu, thần kinh lớn phải thận trọng.
Gõ chặt
Tác dụng rất sâu (xương khớp, toàn thân). Gõ nhẹ, nhịp nhàng gây ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu, đỡ mệt mỏi, tăng tuần hoàn tại chỗ. Được sử dụng nhiều trong xoa bóp ở vùng lưng và chi thể.
Kỹ thuật thực hiện rất phong phú:
– Dùng một hoặc nhiều ngón tay, bờ bàn tay, lòng bàn tay (gõ), nắm tay (đấm).
– Nhịp điệu nhanh hay chậm tùy yêu cầu điều trị.
– Mức độ từ rất nhẹ đến mạnh tùy mục đích và vùng cơ thể.
– Kết hợp vừa xoa vừa chặt, vừa day vừa chặt, vừa rung vừa chặt…
Khi thực hiện kỹ thuật gõ chặt cần chú ý: làm từ nhẹ đến mạnh, không gõ chặt ở vùng tim, gáy, bụng. Thận trọng khi gõ ở vùng khớp, vùng xương gãy… _
Rung lắc
Tác dụng lan toả rộng, sâu, có khả năng kích thích hoặc phục hồi các phản xạ và dẫn truyền thần kinh. Rung lắc tần số chậm, nhịp nhàng gây ức chế thần kinh trung ương và giảm đau, giảm trương lực cơ. Rung lắc có ảnh hưởng trực tiếp đến xương, khớp. Bên cạnh việc thực hiện bằng tay, hiện nay trên thị trường còn có rất nhiều loại máy rung lắc có thể sử dụng kết hợp hoặc thay thế được.
Kỹ thuật thường dùng:
– Rung động bằng bàn tay của kỹ thuật viên, truyền qua người bệnh tại một vùng hay một điểm.
– Rung lắc một chi thể với tần số nhanh hay chậm.
– Rung lắc ngắt quãng hay liên tục, rung lắc kiểu lượn sóng…
Chú ý: Người bệnh ở tư thế thoải mái, cơ mềm. Không rung lắc quá mạnh, có thể gây tổn thương khớp, dây chằng hoặc nội tạng.
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN KHI XOA BÓP
– Phòng điều trị thoáng, đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh.
– Bệnh nhân ở tư thế thoải mái, thư giãn (mềm cơ), có thể nằm, ngồi tuỳ theo yêu cầu điều trị cụ thể.
– Kỹ thuật viên ở vị trí thuận lợi cho thực hiện thao tác điều trị, thường ở cùng bên tốn thương (không với qua người bệnh nhân).
– Bộc lộ vùng điều trị vừa đủ để thực hiện thao tác kỹ thuật. Với xoa bóp toàn thân cần bộc lộ hoàn toàn cơ thể nên có phòng riêng, nhất là đối với bệnh nhân nữ.
– Thái độ tiếp xúc đúng mực.
– Các thủ thuật áp dụng tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật chỉ định (đầu mặt cổ, lưng, bụng, tứ chi…).
– Không sử dụng động tác quá mạnh, không được gây đau cho bệnh nhân.
– Thời gian một lần điều trị từ 30-60 phút (tuỳ theo chỉ định).
BẤM/NẮN HUYỆT TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Là một dạng của chữa bệnh y học cổ truyền, tác dụng được cho là làm giảm đau, chống co cứng cơ, và chữa nhiều bệnh lý thực thể.
Ngày nay được nghiên cứu và phát triển khá rộng rãi, được chứng minh có hiệu quả trong một số bệnh lý thực thể (được Bộ Y tế công nhận trong phạm vi hoạt động chuyên môn).
Bấm nắn huyệt có tác dụng rõ rệt trên triệu chứng (rõ nhất là đau), ví dụ đau do co cứng cơ, co mạch cục bộ, thiểu dưỡng cục bộ, chèn ép thần kinh cảm giác. Mặt khác, do tác dụng phức hợp khi tiến hành theo phương pháp y học cổ truyền, có dùng ám thị kết hợp, bấm nắn huyệt có tác dụng tốt.
Bấm nắn huyệt theo vùng phản xạ thần kinh (đốt đoạn hạch thần kinh thực vật) chữa một số bệnh nội tạng.
Bấm nắn huyệt theo vùng cảm giác chi phối của rễ thần kinh: có tác dụng điều trị đau và liệt chi.
Kỹ thuật bấm nắn huyệt rất phong phú, tuỳ theo kinh nghiệm của kỹ thuật viên, như là:
– Dùng ngón cái hoặc các ngón, dùng cùi tay, gót chân, đầu gối…
– Bấm thẳng, bấm xoáy, bấm đột ngột, bấm tăng cường độ dần dần, bấm nhanh, bấm chậm…
Chú ý: Không nên bấm bằng đầu ngón tay (cả móng tay) vì có thể gây rách da, chảy máu. Không nên bấm quá mạnh, đột ngột. Nên kết hợp bấm nắn với day.
Cần hiểu biết về giải phẫu – sinh lý để tránh tai biến (bầm dập cơ, tốn thương thần kinh, chảy máu…). Thường phản ứng ban đầu của người bệnh là tăng cứng cơ (cảm giác thấy ở đầu ngón tay), tiếp tục bấm thì co cứng cơ giảm dần và mềm giãn, cảm giác ê ẩm dễ chịu.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI VÀ PHƯƠNG PHÁP MASSAGE TRÊN THẾ GIỚI
Nhật Bản với phương pháp massage Shiatshu
Shiatshu là tên gọi của loại hình này, có nghĩa là “lực từ các ngón tay”, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Không gian của Shiatshu thường được trang trí nhẹ nhàng, phối hợp màu sắc và ánh sáng, âm thanh, cây cối và hương thơm…
Shiatshu được đánh giá là dịch vụ massage lay động giác quan, vị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác… và được phổ biến tại những Spa truyền thống.
Phương pháp này còn đòi hỏi chuyên viên trị liệu vận dụng cả bàn tay, đầu gối, cánh tay, khuỷu tay và bàn chân để tác động lên các mạch năng lượng. Việc ấn vào các mạch này trong một khoảng thời gian quy định, được cho là, làm ngưng lại sự lưu chuyển, khiến khí huyết đang ngưng trệ lại thì sau khi ngừng ấn xuống sẽ tạo thành một dòng khí huyết mạnh mẽ cuốn trôi đi mọi tắc nghẽn trong mạch, làm lưu thông khí huyết.
Ấn Độ với phương pháp massage Ayurveda
Đây là kiểu massage cổ của Ấn Độ và Ayurveda thì nghĩa là khoa học sự sống, giúp tạo sự cân băng về thể chất, giác quan, tâm linh và tinh thần bằng nhiều chuỗi thao tác khác nhau. Liệu pháp này sử dụng bột thảo mộc hòa tan với nước, các tinh dầu thiên nhiên, phổ biến nhất là tinh dầu hoa hồng, nước thuốc sắc từ thảo mộc …
Tất cả dựa trên ba nguyên tắc được lưu truyền: sự kết hợp giữa trời và đất, lửa và nước, đất với nước. Tại Việt Nam cũng có nhiêu salon quảng cáo thực hiện massage này, tuy nhiên chỉ có các một số có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe là phải có không gian rộng, gió, đất và nước.
Thụy Điển với phương pháp massage bằng tinh dầu đặc trị
Kiểu massage này chủ yếu như những động tác xoa bóp và nhằm vào các cơ bắp trên cơ thể một cách mềm mại và chậm rãi, nhẹ nhàng cùng các tinh dầu đặc trị. Có thể gói gọn 4 từ để mô tả phương pháp massage hồi phục sức khỏe kiểu Thụy Điển là “vuốt đài, bóp ngắn”, tức là dùng các đường miết dài kết hợp với xoa bóp nhẹ và khoanh vùng nhỏ. Những động tác này nhằm giải cơ, gây giãn cơ, giúp giảm đau, làm đẹp da nhờ máu lưu thông tốt hơn.
Những động tác vuốt có lực nhẹ nhưng sâu, chứ không mạnh tay như massage Thái hay Trung Quốc. Da xỉn màu, nhiều độc tố rất thích hợp với trị liệu này.
Tuy nhiên những kiểu massage này rất nhẹ nhàng mà phần lớn người châu Á lại thích những tác động mạnh mẽ hơn.
Australia với phương pháp massage ”thức tỉnh”
Với kiểu massage này, khách đến massage phải qua một bài phỏng vấn về cuộc sống, công việc, bệnh tật, môi trường, chế độ ăn uống… rồi sau đó nhân viên điều trị và khách hàng bắt đầu tiến hành việc trị liệu. Khách hàng luôn phải thức để trò chuyện cùng nhân viên khi thực hiện điều trị. Sự tĩnh lặng và thư giãn không phải là tiêu chí của loại hình này. Nhân viên massage sẽ bắt đầu kiểm tra cơ thể bằng một bài xoa bóp nhẹ, sau đó chỉ tập trung vào vùng đau nhức chủ chốt, điều này thể hiện rất rõ vào những vùng sưng hoặc cứng bất thường.
Ví dụ khi bạn đau vai, mỏi vai có nghĩa là vùng vai của bạn cứng hơn. Khi họ ấn huyệt, họ sẽ hỏi bạn có đau không và đếm 1, 2, 3… khi nào bạn thấy đau, tức là họ đã xác định được mức độ đau của bạn và sẽ có những động tác điều trị thích hợp.
Một đợt điều trị từ 8 – 10 buổi liên tục.
Thái Lan với phương pháp massage cơ
Dựa trên việc tác động vào khoảng 10 mạch năng lượng chính chạy trong khắp cơ thể và được thực hiện trên nệm yoga asana theo một số tư thế nhất định, khách hàng không cần phải cởi bỏ quần áo khi thực hiện phương phzáp massage này. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm được thể trạng và mong muốn hiện tại của khách hàng, để dùng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nhẹ nhàng ấn vào các huyệt dọc theo các mạch năng lượng, đồng thời sử dụng các động tác kéo căng các cơ bắp và các khớp xương. Phương pháp này rât có ích cho những người mệt mỏi do công việc hay do phải đi lại nhiều.
Tham khảo bài của tác giả Ngô Thế Vinh
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý