Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

ĐIỀU TRỊ BẰNG SÓNG NGẮN VÀ VI SÓNG

Chuyên ngành: Vật lý trị liệu
Bài số 5- sách dành cho bác sĩ - chương trình 6 tháng của BV 108.

- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý

MỤC TIÊU

1 Trình bày được định nghĩa sóng ngắn và vi sóng

2 Thực hiện được kỹ thuật điểu trị sóng ngắn/vi sóng

3 Nhận thức được việc bảo đảm an toàn cho người bệnh.

SÓNG NGẮN

Đại cương

Sóng ngắn là một dạng sóng điện từ có phổ tần số cao, bước sóng ngắn (mét) hoặc cực ngắn (decimet). Sóng ngắn trị liệu (shortwave therapy) là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét.

Cách gọi: Sóng ngắn / sóng radio / điện trường cao tần.

Sóng ngắn dùng trong điều trị thông thường có bước sóng từ 11 m (tương đương tần số 27,12 MHz) đến 22 m (tần số 13,56 MHz). Hiện nay, phần lớn các máy sóng ngắn trị liệu sử dụng bước sóng 11,06 m. Đây là bước sóng đã được quy ước cho các thiết bị sóng ngắn trị liệu để tránh hiện tượng giao thoa hoặc nhiễu lẫn nhau với sóng radio, ti vi, mạng thông tin…

Cách tạo ra sóng ngắn:

Cho dòng điện cao tần chạy trong các điện cực kim loại (dạng tụ điện hoặc điện cực cảm ứng), các điện cực này sẽ phát ra các bức xạ điện từ có tần số đúng bằng tần số của dòng điện trong mạch.

Đặc tính

– Không kích thích hệ thần kinh – cơ, vì vậy không gây ra cảm giác điện giật (hiện tượng d’Arsonval]).

– Không phân cực (xoay chiều) nên không gây hiện tượng điện phân, không tổn hại da, mô.

– Gây tăng nhiệt trong mô theo kiểu “Nội nhiệt”, biến năng lượng điện từ thành năng lượng nhiệt, dựa theo định luật Kwirchoff: Q = 0,24 R.I2.t. Đối với điện cực tụ điện, kỹ thuật điều trị là yếu tố quan trọng nhất (sơ đồ Schliephake).

– Có khả năng xuyên sâu vào trong mô, đặc biệt đối với các trường mạnh.

– Dùng công suất tính bằng Watt làm đơn vị xác định liều lượng trong điều trị (hoặc căn cứ vào cảm giác của BN).

– Dùng  liều lớn kéo dài có thể ảnh hưởng tới chức năng cơ thể, đặc biệt đối với hoạt động của hệ thần kính và hệ tạo máu…

Tác dụng sinh lý

Dựa trên cơ sở quá trình tăng nhiệt độ của mô và cơ thể, chia thành:

– Liều lớn: Có thể gây tăng nhiệt độ toàn thân và gây sốt.

– Liều trung bình: Gây nóng nhẹ, tăng bài tiết mật, tăng tái sinh thần kinh; giãn mạch kéo dài vài ba ngày, dẫn tới tăng tuần hoàn, tăng khả năng chống viêm, chống nhiễm khuẩn của mô; tăng tính thấm thành mạch, giảm phù nề, thẩm xuất dịch, tiêu độc tố.

– Liều nhỏ: Không gây nóng, kích thích tăng phân chia tế bào, giãn mạch, giảm phù nề, thẩm xuất dịch, tăng khả năng chống viêm, chống nhiễm khuẩn.

Tác dụng tổng quát của điện trường cao tần bao gồm:

– Tăng xung huyết động mạch mạnh và kéo dài: cải thiện tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng mô.

– Tăng tính thấm thành mạch máu: tiêu tán phù nề, độc tố.

– Tăng phản ứng miễn dịch không đặc hiệu: kích thích hoạt động hệ võng mạc nội mô, tăng hoạt động thực bào, tăng sản xuất các chất miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống viêm nhiễm trùng rất mạnh.

– Tăng phân chia tế bào (liều nhỏ) kích thích tái tạo mô, làm vết thương chóng liền.

– Điều hòa trương lực thần kinh, mạch máu rất tốt: chống co thắt, tăng cường dinh dưỡng trong sâu.

– Tác dụng phụ: ảnh hưởng tới hệ điện từ của cơ thể gây ra tình trạng quá mẫn (cảm giác hoa mắt, chóng mặt…).

Chỉ định điều trị

– Chống viêm các loại: mụn nhọt, chắp lẹo mắt, viêm da, viêm cơ, viêm xương khớp, viêm phủ tạng…

– Tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng, tăng tái sinh mô, kích thích mô hạt liền sẹo trong vết thương. Lưu ý: khi điều trị vết thương ở vùng mặt có thể gây sẹo lồi to hoặc khi điều trị ở phủ tạng có thể gây chít hẹp đường ống tiêu hóa.

– Chống co thắt rất tốt: do chấn thương, co thắt đường tiêu hóa, gan mật, vòi trứng…

– Giảm đau: điều trị các viêm thần kinh.

Chống chỉ định: U các loại, có dị vật kim loại trong vùng điều trị, tình trạng thiếu máu rõ hoặc có nguy cơ chảy máu, tình trạng suy tuần hoàn nặng…

Lưu ý Chỉ điều trị tại chỗ, không điều trị toàn thân, không điều trị các vùng nguy hiểm (não, tim, tinh hoàn, có dị vật kim loại…).

Kỹ thuật

Lưu ý ba yếu tố quyết định:

– Điện cực: kiểu điện cực, hình dáng điện cực, kích thước điện cực quy định khối lượng mô chịu tác dụng.

– Sự phân bố điện trường và năng lượng giữa các điện cực: phụ thuộc vào khoảng cách điện cực (hay khoảng cách không khí), cách đặt (đặt song song, đặt dọc, đặt một hoặc hai điện cực).

– Liều lượng sử dụng trong điều trị: quyết định tính chất tác dụng.

Phân loại sóng ngắn — Ứng dụng

– Sóng ngắn liên tục: gây tích lũy nhiệt.

– Sóng ngắn xung: không gây tích lũy nhiệt

Các loại điện cực sóng ngắn

– Theo nguyên lý cấu tạo: có hai loại điện cực là điện cực kiểu tụ điện và điện cực cảm ứng (coil, solenoid).

– Theo cấu trúc hình thể: có các loại điện cực kiểu tấm (cao su), điện cực kiểu hộp (thủy tinh, nhựa), điện cực kiểu “hàm ngựa”, điện cực kiểu cuộn dây (cảm ứng)…

a) Điện cực dạng tụ điện (capacitive method)

Bộ phận cơ thể đặt ở giữa hai điện cực. Giữa hai điện cực có một trường điện từ xoay chiều tần số cao, trong đó các phân tử tích điện có vai trò tạo ra hiệu ứng trị liệu.

Phương pháp này có các đặc điểm: thành phần từ không được chú trọng nhiều, sự tải nhiệt cao ở mô mỡ dưới da (gấp 10 lần mô cơ), tác dụng điều trị tương đối nông, tác dụng sâu yếu, ứng dụng đặt dọc có lẽ là tốt nhất, khả năng giao thoa với các thiệt bị khác khá nhiều.

Ba kỹ thuật điều trị với điện cực dạng tụ điện:

+ Điện cực đặt ngang.

+ Điện cực đặt dọc.

+ Điện cực đặt trên cùng bình diện (mặt phẳng). `

b) Điện cực dạng cảm ứng (Inductive method)

Sử dụng phương pháp cuộn dây dạng đĩa (coil), bên trong có một dòng điện xoay chiều cao tần. Dòng điện này tạo ra một trường từ vuông góc với hướng của dòng điện tạo ra nó. Phần cơ thể được đặt trong trường từ này. Bên trong cơ thể, trường từ lại tạo ra một dòng điện (trường điện) chịu trách nhiệm tạo ra tác dụng nhiệt hay không nhiệt. Trường điện xảy ra chủ yếu ở các mô có tính dẫn truyền tốt (ion hóa cao) như cơ và màng hoạt dịch.

Hai dạng điện cực cảm ứng: kinh điển và cải tiến.

+  Điện cực dạng cảm ứng kinh điển (Monode method):

Trong phương pháp này sẽ có một trường điện mạnh ở xung quanh cuộn dây (tạo ra bởi chính cuộn dây) giống như là trường điện trong phương pháp tụ điện. Trường điện này tạo ra sự tải nhiệt cao ở mô mỡ đưới da. Vì vậy mà phải đặt mức năng lượng tương đổi thấp để tránh hiện tượng quá tải (nhiệt). Điều này lại dẫn tới hạn chế tác dụng trị liệu ở các lớp mô sâu (cơ).

Đặc điểm của phương pháp cảm ứng kinh điển là: tải nhiệt cao ở mô mỡ đưới da, tác dụng hạn chế ở lớp sâu, giao thoa nhiều với các thiết bị xung quanh (nhưng ít hơn phương pháp tụ điện).

+ Điện cực dạng cảm ứng cải tiến (Circuplode method):

Với dạng điện cực kiểu mới, người ta đặt một tấm màn faraday ở giữa cuộn dây và cơ thể để ngăn trường điện không thể đi vào cơ thể; nói cách khác, sẽ không có sự tải nhiệt ở mô mỡ dưới da nữa, vì vậy năng lượng sẽ dễ dàng vào tới lớp mô nằm trong sâu.

Đặc điểm của phương pháp cảm ứng mới là: tạo ra một trường từ sạch, không tải nhiệt ở lớp nông, tác dụng lý tưởng ở lớp sâu, đặc biệt ở các mô ion hóa tốt (cơ, mạch máu), rất ít giao thoa với các thiết bị khác.

Ba kỹ thuật điều trị điện cực cảm ứng:

+ Điện cực tròn Circuplode

+ Điện cực gập (hàm ngựa) FÏexiplode

+ Điện cực ống dây Solenoid

c) Các điện cực đặc biệt

– Điện cực chữ nhật.

– Điện cực tròn.

– Điện cực hình tháp (hố nách).

– Điện cực âm đạo, trực tràng.

– Điện cực “hàm ngựa” Flexiplode.

Phân bổ điện trường sóng ngắn

Tùy thuộc vào kỹ thuật đặt và sử dụng điện cực: điện cực đặt đối điện (song song) hay điện cực đặt dọc, điện cực đặt chéo (chếch) hoặc sử dụng một điện cực hay hai điện cực. Một số trường hợp đặc biệt cần phải lưu ý về phân bố năng lượng điện trường sóng ngắn có thê gây nguy hiểm (bỏng nhiệt) như đặt điện cực kiểu “tháp” (hai mép trên điện cực gần nhau, hai mép dưới xa nhau) hay trong vùng cơ thể diều trị có dị vật kim loại (có thể gây bỏng) hoặc khi điều trị cùng một lúc cả hai khớp (không được đặt hai khớp sát liền nhau để tránh bỏng ở vị trí tiếp xúc)…

Khoảng cách điện cực — da

Khi một bộ phận cơ thể được đặt vào giữa các điện cực kiểu tụ điện thì năng lượng điện sẽ được hấp thụ trong các tổ chức. Do “hiệu ứng tụ điện” của các màng tổ chức và sự dao động cảm ứng cộng hưởng trong lòng các tổ chức (mỗi bộ phận, mỗi thành phần tự dao động như một lưỡng cực riêng biệt) nên năng lượng song ngắn sẽ được phân bố đều hơn. Năng lượng điện trường hấp thụ được chuyển thành nhiệt. Sự phân bổ nhiệt phụ thuộc vào cường độ điện trường và vào cách đặt các điện cực.

Biêu đồ Schliephake cho thấy sự tăng nhiệt trong sâu cơ thể, tính theo khoảng cách từ da đến điện cực (còn gọi là khoảng cách không khí).

Sơ đồ Schliephake

0, 1, 2, 3, 4, 5, 6: độ sâu của mô tính từ da

a, b, c, d: vị trí đặt điện cực tính từ da

Khi điện cực đặt sát da thì tăng nhiệt nhiều nhất ở các lớp nông (đường cong a). Khi điện cực đặt xa da một khoảng cách nào đó thì nhiệt độ các lớp nông giảm xuống, còn các lớp sâu vẫn nóng lên giống như khi điện cực để gần (đường cong b và c). Khi để xa hẳn thì đường cong hầu như ngang bằng, sự tăng nhiệt ở các tổ chức sâu còn cao hơn ở các lớp nông vì không bị các yếu tố dẫn truyền và bức xạ làm giảm bớt (đường cong d).

Liều lượng trong điều trị sóng ngắn

Trước đây thường dùng liều lớn vì người ta cho rằng việc tăng nhiệt độ tổ chức là hiệu ứng chính của điện trường có tác dụng điều trị. Ngày nay, cách nhìn đã thay đổi. Qua nghiên cứu khảo sát đã xác định được hiệu ứng dao động của điện trường có tác dụng điều trị rất tốt, nên có khuynh hướng dùng liều nhỏ.

Việc đo lường năng lượng sóng ngắn được hấp thụ trong cơ thể có rất nhiều khó khăn, đến nay kỹ thuật chưa giải đáp được thích đáng, vì vậy về lâm sàng vẫn phải dựa chủ yếu vào cảm giác nhiệt của người bệnh, với bốn mức độ như sau:

Ứng dụng trong điều trị:

– Nên đặt điện cực đối diện (song song) là tốt nhất vì phân bố năng lượng đều từ nông vào sâu.

– Bề mặt điện cực phải đủ lớn để trùm lên vùng điều trị, song không quá to để tránh phân tán năng lượng.

– Khi muốn tác dụng bề mặt: đặt điện cực sát da (khoảng cách không khí khoảng 1cm).

– Khi muốn tác dụng sâu: đặt điện cực xa da (tuy nhiên, khoảng cách không khí không được quá 6 cm cho cả hai bên điện cực), dùng công suất lớn, thời gian dài.

Tai nạn điều trị

– Bỏng: Do điện cực chạm da (đặc biệt loại bọc cao su mỏng), do giọt mồ hôi đọng trên da (T0 tới 75°C / 15 phút) hay do có đị vật kim loại trong cơ thể.

– Quá mẫn: choáng váng, hoa mắt, chóng mặt…

– Độc hại lâu dài (chủ yếu đối với nhân viên sử dụng máy): hệ thân kinh, hệ tạo máu… Khắc phục bằng cách chỉnh cộng hưởng đúng.

Biện pháp đảm bảo an toàn

– Buồng điều trị sử dụng sàn cách điện tốt: sàn gỗ dầy 15-20 cm hoặc nhựa cách điện dày 3-5 mm.

– Diện tích buồng đủ rộng 6-8 m2/1 máy; khoảng cách an toàn từ máy đến người sử dụng trên 3m.

– Có buồng Faraday hoặc lưới chắn sóng đối với máy có công suất trên 50 -100W.

– Khu vực điều trị ở nơi xa, ít người qua lại.

– Luân phiên thay đổi nhân viên 3-6 tháng/lần, bồi dưỡng độc hại, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Buồng Faraday tiêu chuẩn:

+ Kích thước: 2x 2x 2m.

+ Lưới sắt hoặc đồng: lỗ lưới 2-4 cm.

+ Nối đất (R ≤ 4 Ohm).

+ Sàn cách điện tốt (gỗ, nhựa).

VI SÓNG

Đại cương

Vi sóng là danh từ dùng để chỉ các dao động cực cao tần, bao gồm một dải tần số từ 300MHz đến 30.000MHz. Dải tần số này sát với các bức xạ hồng ngoại. Bước sóng λ tương đương là 1m đên 1 mm. Trong y học thường dùng bước song 12,6 cm và loại sóng decimet (Nga 85 cm; Đức 39 cm).

Đặc điểm chung là tần số hết sức cao, nên bước sóng hết sức ngắn. Năng lượng bức xạ theo kiểu “tia” nên không thể dùng các loại điện cực kiểu tụ điện hay kiểu dây cáp cuộn được, mà phải dùng các “đầu phát sóng” định hướng dạng ăng ten kiểu cọc có hộp định hướng chùm bức xạ. Khi chùm tia vi sóng gặp tổ chức sẽ bị hấp thu nhanh chóng. Tùy theo bước sóng mà có thể xuyên sâu từ 1 cm đến 15 cm. Sóng 12,6 cm xuyên sâu được 5-6 cm; sóng 85 cm được 12-15 cm.

Vi sóng là một phương pháp điều trị điện được ứng dụng phổ biến trên thế giới. Vi sóng được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước phương tây và ở Nhật Bản từ những năm 1960. Ở Nhật hiện có hơn 5.000 thiết bị đang được sử dụng, trung bình có 2 máy/cơ sở khám chữa bệnh. Hướng nghiên cứu và chế tạo thiết bị vi sóng hiện nay là các thiết bị vi sóng xung với nhiều tính năng ưu việt và cũng đang rất thịnh hành ở phương Tây.

Cách tạo vi sóng `

Nguyên lý tạo vi sóng phức tạp hơn cách tạo sóng có bước sóng dài. Người ta không thể sử dụng đèn dao động điện tử thường, mà phải dùng một loại đèn khác gọi là “Magnetron” có nguyên lý khác hắn. Các đao động ban đầu được đưa vào đèn và cộng hưởng trong các hốc (gọi là hốc cộng hưởng) của một từ trường nhờ đó mà nâng được tần số dao động lên cao.

Tác dụng sinh lý của vi sóng:

Khi vi sóng bị hấp thu trong tổ chức sẽ tạo ra các dòng điện do cực hóa và dẫn truyền tổ chức thay đổi. Năng lượng bị hấp thu sẽ hình thành nhiệt. Trong hiệu ứng nhiệt của vi sóng, vai trò của các phân tử nước lưỡng cực rất quan trọng vì dao động của chúng sẽ tạo ra phần lớn nhiệt lượng. Do đó, các tổ chức chứa nhiều nước (máu, cơ, nhu mô) sẽ nóng lên nhiều hơn. Sự tăng nhiệt kéo theo các phản ứng phản xạ: tăng tuần hoàn, dinh dưỡng, chuyển hóa, tăng tái sinh tổ chức, kích thích các quá trình miễn dịch, sản xuất kháng thể, tăng thực bào…

Điểm ưu việt của vi sóng là có thể hạn chế một phần tác dụng bức xạ ở một vùng cơ thể và ở một độ sâu nhất định.

Trong các tác dụng sinh vật học của vi sóng, có nhiều yếu tố khác tham gia, trong đó vai trò của các phản xạ thần kinh thực vật rất quan trọng. Rất nhiều phản ứng đối với vi sóng của cơ thế rất khó phân biệt với phản ứng đối với các sóng cao tần khác.

Gia tốc chuyển hóa

Khi cơ thể bị tốn thương nó sẽ loại bỏ các tế bào bị chết, hồi phục các bộ phận bị tổn thương và tái tạo lại tế bào. Để đạt được điều đó, các vật liệu mới phải được vận chuyển tới từ bên ngoài, đồng thời loại bỏ các chất hoại tử. Để thúc đẩy quá trình liền vết thương, chuyển hóa sẽ được nâng lên từng bậc một, các mạch máu mở rộng, các mạch bạch huyết trở thành các trạm vận chuyển vật liệu. Ngoài ra dòng máu và tuần hoàn bạch huyết tăng cùng với sự mở rộng của mạch máu và bạch huyết

Theo định luật Van Hoff: chuyển hóa tăng nhanh khi nhiệt độ môi trường tăng 1-2C. Khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì tốc độ chuyển hóa sẽ chậm dần trở lại. Vì vậy, tăng nhiệt tối ưu chỉ nên trong phạm vi 3-4°C mà thôi.

Kích thích sợi thần kinh

Các bó sợi thần kinh cảm giác và vận động nằm ở độ sâu 1-1.5 cm dưới bề mặt da. Khi vi sóng thấm vào đến độ sâu 2 cm, các sợi thần kinh này sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của vi sóng.

Để kích thích các sợi thần kinh và làm tăng tốc độ dẫn truyền của chúng, cần phải có được hiệu ứng nhiệt. Nhiệt độ cần phải tăng khoảng 2-3oC để đạt hiệu ứng đó.

Tóm lại, nhiệt độ vùng tổn thương cần tăng 3-4oC để thúc đẩy chuyển hóa; tăng 2-3oC để tăng dẫn truyền cảm giác làm tăng ngưỡng đau, do vậy, giảm đau. Để đạt cả 2 tác dụng trên, nhiệt độ cần tăng trong khoảng từ 2- 4°C.

Ứng dụng điều trị

Để đạt được hiệu quả trong điều trị vi song, cần chú ý tính toán đúng lượng nhiệt được hấp thu trong cơ thể dựa trên các thông số sau đây:

– Nhiệt được biểu thị bằng “calories”: nhiệt lượng để 1g nước tăng lên 1°C là 1 calorie.

– Năng lượng nhiệt vi sóng được tính bằng joule (J); trong khi công suất phát của máy lại tính bằng W.

Mỗi quan hệ của các đại lượng calories, joule, watt được tính như sau:

– 1cal=4,2 J

– 1J=1W  x  s

Do đó, năng lượng cần để tăng nhiệt lên 2-4°C là:

– 4°C≈2×4,2J=8,4≈8W _

– 3°C≈3×4,2J=12,6J≈13W

– 4°C=4×4,2J=16,8J≈17W

Như vậy, để tăng nhiệt vùng tổn thương 2-4°C cần phải đạt được công suất từ 8-17 W. Tuy nhiên, năng lượng hấp thụ còn phụ thuộc vào độ sâu của vùng tổn thương. Chỉ số thấm năng lượng của cơ thể sống là độ sâu mà ở đó năng lượng đạt 13,5%. Độ thấm sâu của vi sóng là khoảng 2 cm dưới da. Vì vậy, đề đạt được công suất 8-17 W ở độ sâu 2 cm thì cần phải đặt công suất tại bề mặt da tới 80-200 W.

Ở độ sâu mà năng lượng vi sóng còn 13,5% có nghĩa là:

80 W chỉ còn ≈10,8 W (tương ứng tăng 2,5oC)

100W chỉ còn ≈ 13,5 W (tương ứng tăng 3°C)

120W chỉ còn ≈ 16,2 W (tương ứng tăng 4oC)

Để cung cấp được 8-17 W ở độ sâu 2 cm, cần xem xét ba đặc tính của sóng điện từ sau đây:

a) Luật nghịch đảo bình phương quy định cường độ bức xạ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn bức xạ. Như vậy:

– Chỉ 1/25 năng lượng bức xạ đạt tới bề mặt da khi nguồn bức xạ đặt ở 10cm so với 2 cm cách xa da.

– Chỉ 50 W đạt tới bề mặt da khi nguồn VS 200 W đặt cách mặt đa 2 cm.

b) Hệ số phản xạ của da: `

Hệ số phản xạ của vi sóng 2.540 MHz là r = 0,751 (còn tùy thuộc tần số sóng điện từ và thành phần nước trong mô).

Hệ số hấp thụ của da là: 1-r2 và tỉ số hấp thụ là 43,1%; như vậy chỉ có dưới 1⁄2 năng lượng bức xạ được hấp thụ:

– 200 Wchicòn≈86.2W

– 80 W chỉ còn ≈34.5 W

c) Luật Lambert. hấp thụ của da biến đỗi theo cosine của góc tia tới.

Cosine 0o => hấp thụ = 1

Cosine 30o => hấp thụ = 0,866

Cosine 45o => hấp thụ = 0,707

Cosine 60o => hấp thụ = 0,5

Vậy, tốt nhất là đặt bề mặt của đầu phát vi sóng song song với bề mặt da để đạt được hấp thụ cao nhất.

Tóm lại, điều kiện cần để đảm bảo ít nhất 80 W năng lượng vi sóng được da hấp thụ là:

+ Bức xạ đủ 200 W (dựa trên hệ số phản xạ của da, nên đặt công suất bức xạ là 300 W).

+  Tiếp xúc gần (close) giữa đầu phát và da (luật nghịch đảo bình phương khoảng cách).

+ Vị trí đầu phát phải song song với bề mặt da (luật Lambert).

Các dạng vi sóng

Vi sóng liên tục (không phát ngắt quãng) và vi sóng xung (phát theo chu kỳ lặp lại 1Hz). Chu kỳ phát xung có thể đặt theo 9 bậc (từ 0,1 đến 0,9 s).

Chế độ phát xung khắc phục được một số nhược điểm của chế độ liên tục: để đạt được hiệu quả tối ưu, khoảng 90 W năng lượng cần được hấp thụ bởi da và để đạt được điều đó phương pháp bức xạ cần khẳng định được các đặc tính của sóng điện từ.

Nếu bức xạ vi sóng phát liên tục, nó có thể gây bỏng da trong vòng 5 phút và gây hại hơn là lợi. Đề tránh bỏng, chế độ liên tục thường chỉ đặt ở mức 80 W ở khoảng cách 15 cm cách bề mặt da. Như vậy, sẽ chỉ có 20 W được da hấp thụ và chỉ 2 W đạt tới độ sâu 2 cm. Do đó, năng lượng thấm sâu là không đủ đề đạt tác dụng. Bởi vậy, máy vi sóng sẽ chỉ được xếp loại cùng nhóm với hồng ngoại và túi chườm nóng.

Vi sóng xung thì ngược lại, tạo ra nhiệt sâu thúc đây chuyển hóa và kích thích sợi thần kinh giảm đau, trong khi lại hạn chế được tăng nhiệt trên da trong khoảng 4-5°C tránh cho đa bị bỏng.

* Hiệu quả của vi sóng xung:

– Đối với liền vết thương: Vi sóng xung thúc đẩy tuần hoàn máu và bạch huyết, mang các vật liệu tái tạo mới đến và loại bỏ chất hoại tử. Vì sóng loại bỏ bradykinin, vốn giải phóng ra ở vùng tổn thương (kích thích mạt đoạn thần kinh gây tín hiệu đau) rồi đẩy ra qua tuần hoàn máu và bạch huyết, gây đau, do đó giúp tạm dừng quá trình tạo đau.

– Giảm đau: Đau diễn ra thường xuyên trong quá trình liền vết thương. Vi sóng xung là một dạng năng lượng nhiệt cũng giống như các tác nhân vật lý khác có tác dụng kích thích các sợi thần kinh cảm giác, đồng thời kích thích đồi thị tạo ra Endorphin có tác dụng giảm đau mạnh.

Chỉ định: đau cổ vai cánh tay; đau thắt lưng cùng; đau thần kinh hông to…