ĐIỀU TRỊ BẰNG SIÊU ÂM
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh
MỤC TIỂU
- Trình bày được định nghĩa siêu âm.
- Thực hiện được kỹ thuật điểu trị siêu âm.
- Nhận thức được việc bảo đảm an toàn cho người bệnh.
ĐẠI CƯƠNG
Siêu âm là một dạng âm thanh đặc biệt, có tần số cao (trên 20.000Hz), tai người không nghe thấy được. Bản chất sóng siêu âm là những dao động cơ học đàn hồi, có thể lan truyền trong nhiều loại môi trường vật chất khác nhau, trong đó có cơ thể người. Tần số siêu âm điều trị nằm trong khoảng 1MHz đến 3MHz.
Siêu âm trị liệu là phương pháp được sử dụng khá phổ biến, vì cho hiệu quả điều trị nhiều bệnh khá tốt.
Siêu âm được tạo ra dựa theo nguyên lý “hiệu ứng áp-điện nghịch”, tức là biển năng lượng điện thành năng lượng cơ học (sóng siêu âm). Vật liệu thường được sử dụng để tạo ra siêu âm là tinh thể Quartz (thạch anh), đa tinh thể (Barium Titanate, Lead Zirconate Titanate).
Cường độ chùm sóng siêu âm được tính bằng Watt trên 1 cm2 diện tích của đầu phát siêu âm (W/ cm2).
TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA SIÊU ÂM
Siêu âm có ba tác dụng chính, đó là tác dụng cơ học, tác dụng nhiệt và tác dụng sinh lý; trong đó, tác dụng sinh lý là hệ quả của tác dụng cơ học và tác dụng nhiệt.
Tác dụng cơ học
Dao động của chùm sóng siêu âm trên tổ chức cơ thể tạo ra sự giãn ép các tổ chức với cùng một tần số (cộng hưởng), dẫn đến sự biến đổi áp lực trong tổ chức (ở mức tế bào). Ở một mức độ vừa phải, sự biến đổi áp lực này tạo ra tác dụng giống như là sự xoa bóp, nên còn gọi là xoa bóp tế bào hay xoa bóp vi thê (micro massage). Tác dụng cơ học đưa đến các kết quả:
– Thay đổi thể tích tế bào.
– Thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào và màng tổ chức.
– Tạo ra các sản phẩm chuyển hoá.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng cơ học của siêu âm tạo ra sự ma sát, kết quả là sinh ra nhiệt. Lượng nhiệt sinh ra ở các tổ chức khác nhau và phụ thuộc vào cường độ siêu âm, thời gian điều trị cũng như cấu tạo của từng tổ chức cơ thể.
Nhiệt tạo ra nhiều tại các điểm phản xạ của siêu âm (các bề mặt phân cách giữa các tổ chức, ví dụ giữa cơ và xương) và có thể gây đau cho bệnh nhân khi điều trị. Để khắc phục, thường áp dụng kỹ thuật di chuyển đầu phát siêu âm, hoặc sử dụng chế độ siêu âm xung, vì ít gây tích lũy nhiệt, nên không gây đau.
Tác dụng sinh học
Tác dụng sinh học là kết quả của tác dụng cơ học và tác dụng nhiệt. Tác dụng sinh học bao gồm:
– Tăng cường tuần hoàn ngoại vi.
– Giảm co thắt cơ.
– Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào và tổ chức.
– Tăng tái sinh của tổ chức.
– Giảm đau.
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
Chỉ định:
a) Các nguyên nhắn gây ra co thắt trong một số bệnh
– Co thắt phế quản (viêm phế quản, hen phế quản).
– Co thắt mạch máu ngoại vi (tím tái đầu chi, viêm tắc động mạch, bệnh Raynaud…).
– Co thắt cơ (chân thương, lạnh).
b) Các bệnh thần kinh ngoại vi
– Đau do phản xạ thần kinh, do viêm dây thần kinh.
– Tổn thương thần kinh (do đụng dập, sau phẫu thuật nối dây thần kinh).
– Đau do lồi đĩa đệm.
c) Các nguyên nhân giảm dinh dưỡng và chuyển hoá
– Vết loét, vết thương lâu lành.
– Xơ, sẹo (sẹo vết thương, sẹo vết mổ, sẹo bỏng).
– Các chỗ đóng vôi, thoái hoá khớp, thoái hoá dây chẳng, mọc gai xương, viêm cột sống dính khớp…
d) Một số bệnh cơ quan nội tạng
– Viêm loét dạ dây-hành tá tràng.
– Dày dính mảng phối sau tràn dịch.
– Viêm đại tràng co thắt.
e) Các hội chứng có tính chất viêm nhiễm ở nông và hay tái phát
– Viêm da (eczema khô, viêm bì thần kinh).
– Viêm tuyến chân lông.
– Viêm lệ đạo, chắp, lẹo.
– Viêm tuyến nước bọt.
– Trứng cá…
Chống chỉ định
Không điều trị siêu âm ở các vùng sau đây: dịch hoàn, tử cung đang có thai, đang kì kinh nguyệt, các đầu xương của trẻ em (nhất là phần sụn), lao, giãn phế quản, nguy cơ chảy máu, u ác tính….
KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ
Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành điều trị siêu âm
1) Lựa chọn đầu phát siêu âm: kích thước đầu phát siêu âm tùy theo diện tích của vùng tổn thương. Thường có 2 loại kích thước đầu phát siêu âm: đầu to (cỡ L, diện tích khoảng 5cm2) và đầu nhỏ (cỡ S, khoảng 1-2cm2).
– Lựa chọn tần số siêu âm: có 2 loại tần số siêu âm có thể lựa chọn, tuỳ theo độ nông, sâu của vùng tổn thương.
+ Tần số 1MHz: sử dụng khi vùng tổn thương nằm trong sâu. Độ sâu tối ưu có tác dụng là 3cm dưới da.
+ Tần số 3MHz: sử dụng khi vùng tốn thương nằm nông trên bề mặt da (viêm da, sẹo xơ, trứng cá…). Độ sâu tối ưu chỉ được khoảng 1cm.
2) Lựa chọn chế độ phát siêu âm: có 2 chế độ phát siêu âm có thể lựa chọn là: siêu âm liên tục và siêu âm xung. Siêu âm liên tục thường được sử dụng cho các bệnh lý mạn tính, đo có khả năng sinh nhiệt lớn; siêu âm xung thường được sử dụng cho bệnh lý cấp tính, do ít gây ra hiện tượng tích luỹ nhiệt và chống viêm mạnh.
3) Lựa chọn kỹ thuật điều trị: có các kỹ thuật
+ Di chuyên đầu phát siêu âm: thường dùng cho các vùng lớn, bằng phẳng, đễ thực hiện kỹ thuật. Thường sử dụng các đường di chuyển dích dắc, hoặc xoắn ốc tịnh tiến. Trong điều trị siêu âm, người ta khuyến cáo tốt nhất là nên sử dụng kỹ thuật di chuyển đầu phát siêu âm nếu có thể được.
+ Cố định đầu phát siêu âm: áp dụng khi vùng điều trị nhỏ, có khớp xương lồi lõm mà khó thực hiện kỹ thuật di chuyển đầu phát siêu âm. Đầu phát siêu âm có thể đặt trực tiếp trên da (qua lớp gel tiếp xúc) hoặc đặt qua một quả bóng nước (siêu âm qua bóng nước). Khi sử dụng kỹ thuật cố định đầu phát siêu âm thì liều lượng siêu âm phải giảm bớt đi ít nhất một nửa.
+ Siêu âm qua nước: thường áp dụng cho các khớp, chi thể, mắt (siêu âm qua cốc nước).
4) Liều lượng siêu âm: liều lượng siêu âm sử dụng cần phải tính toán đúng.
Có hai yếu tố cần xem xét, đó là:
Cường độ siêu âm: có ba mức cường độ siêu âm để lựa chọn:
- Liều thấp: dưới 0,3 W/cm2.
- Liều trung bình: từ 0,3 – 1,2 W/cm2.
- Liều cao: trên hoặc bằng 1,2— 2 W/cm2.
Đối với siêu âm xung, cường độ đỉnh siêu âm có thể cao hơn gấp 3-4 lần siêu âm liên tục, do liều lượng siêu âm bị mất mát qua các khoảng nghỉ, tuy nhiên cũng không nên dùng quá cao (trên 3W/cm2) để tránh tác dụng tạo hốc phá huỷ tế bào, tổ chức cơ thể.
Thời gian điều trị: tuỳ thuộc kích thước (diện tích) của vùng tổn thương được điều trị. Thông thường là 3-5 phút cho 1cm2 vùng điều trị (tối thiểu là 1 phút; tối đa là 15 phút cho một lần điều trị.
Đăng nhập để bình luận.