Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

ĐIỆN TÂM ĐỒ THĂM DÒ TRƯỚC GẮNG SỨC VÀ TẬP LUYỆN Ở NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH (số 141)

Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
  1. ĐẠI CƯƠNG

Điện tâm đồ là hình ảnh hoạt động điện học của tim được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận ngoài da. Điện tâm đồ làm trước gắng sức và tập luyện ở người bệnh tim mạch là rất cần thiết nhằm đánh giá và phát hiện các bất thường về mặt điện học của quả tim người bệnh tim mạch khi nghỉ ngơi. Đồng thời giúp so sánh và phát hiện các dấu hiệu bất thường của người bệnh tim mạch về mặt điện học trong quá trình gắng sức và tập luyện. Mục tiêu bao gồm:

– Chẩn đoán rối loạn nhịp tim.

– Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất.

– Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền.

– Chẩn đoán các giai đoạn nhồi máu cơ tim.

– Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ.

– Chẩn đoán các rối loạn điện giải.

– Chẩn đoán các tổn thương ở cơ tim, màng ngoài tim.

– Theo dõi máy tạo nhịp.

  1. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh tim mạch trước gắng sức và tập luyện

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.

  1. THẬN TRỌNG

– Không có

  1. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện

a. Nhân lực trực tiếp

– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

b. Nhân lực hỗ trợ: không có

5.2. Thuốc: không có

5.3. Vật tư:

– Khẩu trang y tế

– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn

– Khăn lau tay

– Bông gạc để lau bẩn trên da người bệnh trước khi gắn điện cực và lau chất dẫn điện sau khi ghi điện tâm đồ.

– Giấy ghi điện tâm đồ tiêu chuẩn: 25 mm/s; 50 mm/s; 100 ms/s.

– Giấy dán kết quả điện tâm đồ.

5.4. Trang thiết bị

– Máy điện tâm đồ có đủ dây dẫn và bản điện cực.

– Có hệ thống chống nhiễu tốt.

– Các chất dẫn điện (gel) hoặc nước muối sinh lý 0,9%.

– Giường bệnh: 01 chiếc.

5.5. Người bệnh

– Giải thích cho người bệnh về cách tiến hành kỹ thuật.

– Nằm yên tĩnh, không cử động.

– Nếu người bệnh kích thích vật vã thì phải dùng thuốc an thần.

– Loại bỏ vật dụng kim loại ra khỏi người.

5.6. Hồ sơ bệnh án

Phiếu chỉ định theo quy định.

5.7.Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,3 – 0,5 giờ

5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng tập phục hồi chức năng

5.9. Kiểm tra hồ sơ:

– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…

  1. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Bước 1: Tiếp đón, nhận giấy chỉ định và hướng dẫn người bệnh quy trình thực hiện để người bệnh phối hợp làm xét nghiệm.

Bước 2: Để người bệnh nằm ngửa tư thế thoải mái, bộc lộ vùng ngực, cổ tay, cổ chân 2 bên, quan sát da vị trí lắp điện cực còn nguyên vẹn không, vệ sinh sạch vùng da mắc điện cực.

Bước 3: Xác định vị trí và đặt các điện cực chi:

– Điện cực chi (đỏ): Cổ tay phải.

– Điện cực chi (vàng): Cổ tay trái.

– Điện cực chi (xanh): Cổ chân trái.

– Điện cực chi (đen): Cổ chân phải.

Bước 4: Xác định vị trí và đặt các điện cực trước tim:

– Điện cực V1 (đỏ): khoang liên sườn 4 cạnh ức phải.

– Điện cực V2 (vàng): khoang liên sườn 4 cạnh ức trái.

– Điện cực V3 (xanh): trung điểm của V2 và V4.

– Điện cực V4 (nâu): Điểm cắt đường giữa đòn trái với khoang liên sườn 5 bên trái.

– Điện cực V5 (đen): Điểm cắt đường ngang qua V4 với đường nách trước bên trái.

– Điện cực V6 (tím): Điểm cắt đường ngang qua V4 với đường nách giữa bên trái.

Bước 5: Kiểm tra tín hiệu điện tim, thử test trước khi ghi điện tim đồ: 1 mV tương ứng 10 mm, phát hiện điện cực nhiễu, bật nút chống nhiễu.

Bước 6:

– Bấm nút ghi tự động (Analysis- Automatic), hoặc ghi bằng tay (Manual).

– Ghi DII kéo dài (nếu cần): Theo dõi trên màn hình các sóng điện tim, nếu thấy sóng bất thường xuất hiện: Bấm nút ghi bằng tay (Manual), ghi liên tục khoảng 30 – 60s.

– Tháo các điện cực ghi, kết thúc ghi ECG.

Bước 7:

– Đánh giá sơ bộ kết quả bản ghi, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật.

– Chuyển bác sỹ đọc và kết luận, vào sổ hồ sơ lưu trữ.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Quyết định số 3983/QĐ-BYT. Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch. Bộ Y Tế. 03/10/2014.
  2. Phạm Mạnh Hùng. Những vấn đề cơ bản về điện tim đồ trong thực hành lâm sàng. Viện Tim Mạch Việt Nam, Hà Nội. 1997
  3. Fred M. Kusumoto – ECG Interpretation_ From Pathophysiology to Clinical Application-Springer US. Physics of electrocardiography, 2009.
  4. 2021 ESC Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical. European Heart Journal (2021)
  5. French Society Of Cardiology Guidelines For Cardiac Rehabilitation In Adults. Recommandations Du Groupe Exercice Réadaptation Sport (Gers) De La Societe Francaise De Cardiologie Concernant La Pratique De La Readaptation Cardiovasculaire Chez L’adulte. 2011.