Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU HỌC THÔNG QUA CHƠI

Chuyên ngành: Tin tức

- BS Đỗ Thị Thuý Anh

Đây là một nghiên cứu có quy mô khá lớn. Nhưng kết quả của nó rất đáng được bàn luận.

“Về thực hành HTQC hiện nay, kết quả quan sát cho thấy dù hoạt động chơi đang được áp dụng tại trường tiểu học, phương pháp này vẫn chưa thực sự được lồng ghép trong các môn học và tại các trường. 90% giáo viên tiểu học xác nhận trò chơi có mục đích học tập đã được sử dụng hàng ngày; 72,5% giáo viên áp dụng phương pháp làm việc nhóm/thảo luận nhóm hàng ngày. Tuy nhiên, thông tin định tính cho thấy các hoạt động chơi hầu như chỉ áp dụng Tài liệu tham khảo trong những sự kiện đặc biệt như thi giáo viên giỏi hoặc dự giờ, thực hành hàng ngày hạn chế sử dụng phương pháp học thông qua chơi. Các hoạt động HTQC quan trọng khác như hoạt động góc không bao giờ được sử dụng. Ở thời điểm khảo sát hầu hết các trường học chưa có kế hoạch và tài liệu giảng dạy cụ thể để lồng ghép HTQC.”

Đây là một kết quả phản ánh tình trạng phổ biến ở VN hiện nay, nghĩa là chúng ta có biết, nhưng biết một chút. Một chút đây bao gồm:

  • Về kiến thức: biết học thông qua chơi là gì, đã thấy các mô tả, mô phỏng việc thực hiện, nếu thực hiện thì sẽ thế nào, nên khi trả lời phỏng vấn thì có tỉ lệ cao trả lời là nó rất cần thiết. Nhưng thực tế các giáo viên lại không làm vì không biết, nếu không thực hiện thì gây ra hậu quả gì, thực hiện khó nhưng khó ở chỗ nào, tại sao khó, cách nào tháo gỡ. Các chương trình tập huấn hiện nay đều chỉ dừng ở nửa chừng, vì chính những người tập huấn chỉ giới hạn ở đó. Các điều tra, giống như điều tra này, cũng chỉ điều tra đến nửa chừng đó. Chúng ta vẫn thiếu những nhà nghiên cứu thực thụ nên các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức “thợ”.
  • Về kĩ năng: Thời gian thực hành kĩ năng không đủ. Ngay chính các tập huấn cũng chỉ dừng ở kiến thức là chính. Các nhà tập huấn cũng thiếu hiểu biết “kĩ năng là gì”, dẫn đến tình trạng bán chứng chỉ, chứng nhận kĩ năng tràn lan như hiện nay, vì cả người bán và người học đều cho là “đã biết” mà quên là “đã biết” là kiến thức, còn kĩ năng thì phải là “đã thuần thục”.
  • Về thái độ: do nhầm lẫn giữa “biết” và “thuần thục”, nên chúng ta không xây dựng được môi trường tạo thuận lợi, nâng được thái độ cho phù hợp. Trong thái độ, chỉ yếu tố nhận thức là đồng thuận, nhất trí cao, còn cảm xúc thì khá tiêu cực và hành vi thì lộn xộn, không ổn định, thể hiện ngay trong kết quả nghiên cứu này.