Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

Bài tập vận động có trợ giúp

Chuyên ngành: Chăm sóc người có vấn đề sức khỏe, Phục hồi chức năng

I. ĐỊNH NGHĨA

Bài tập vận động có trợ giúp là khi thực hiện một cử động nhưng lực cơ của bệnh nhân không đủ mạnh để tạo ra và điều khiển cử động đó cho hết tầm hoạt động và phải sử dụng một ngoại lực để hỗ trợ cho cử động được hoàn tất. Như vậy bệnh nhân đã thực hiện bài tập nhưng cần có sự hỗ trợ của ngoại lực.

Nhược điểm của các bài tập vận động có trợ giúp là khó xác định khối lượng công việc mà bệnh nhân thực hiện. Khối lượng đó có thể khác nhau trong các lần lặp lại động tác hay thậm chí trong các tầm độ khác nhau của cử động.

II. NGUYÊN TẮC

  1. Lực trợ giúp phải tác động theo chiều của cử động và chi cần đủ mạnh để gia tăng hiệu năng của cơ chứ không làm thế co cơ, do vậy khi lực cơ gia tăng thì giảm bớt lực trợ giúp với một lượng tương ứng.
  2. Kỹ thuật cầm nắm sử dụng tương tự như trong các bài tập thụ động.
  3. Lực trợ giúp nên đặt ở đầu và cuối tầm cử động. Khi đó, ở tầm độ giữa, người điều trị phải thả lỏng tay trong khi vẫn duy trì kỹ thuật cầm nắm theo hướng cử động và kích thích cảm giác lên mặt chỉ đạo của cử động. Như vậy trợ giúp để khởi phát và hoàn thành cử động trong khi bệnh nhân cố gắng co cơ trong tầm độ giữa, là tầm độ dễ cử động nhất.

lII. TÁC DỤNG

Các bài tập vận động có trợ giúp được sử dụng để:
1. Gia tăng sức mạnh và thể tích cơ, phương pháp này thường được dùng trong giai đoạn đầu của chương trình tái rèn luyện cơ.
2. Huấn luyên sự điều hợp của cử động vì nó kích thích ký ức về mẫu vận động và trợ giúp một cử động mà người bệnh không tự hoàn thành được.
3. Gia tăng tầm hoạt động hữu hiệu của khớp.
4. Tạo sự tin tưởng cho người bệnh vào khả năng của bản thân- động lực để cố gắng và sự hợp tác của người bệnh (có ý thức) trong quá trình tập luyện.

IV. KỸ THUẬT TỔNG QUÁT CỦA BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ TRỢ GIÚP

1. Tạo sự hợp tác của người bệnh
Cần giải thích cho người bệnh biết mục đích của vận động có trợ giúp và động viên người bệnh để họ hợp tác. Yếu tố này rất quan trọng vì mục đích chính của vận động có trợ giúp là hỗ trợ cho bệnh nhân để giúp họ hoàn thành và điều khiển cử động bằng sự co cơ chủ động.
2. Đặt tư thế khởi đầu đúng
Đặt bệnh nhân trong tư thế đảm bảo được sự vững vàng và thoải mái để người bệnh có thể tập trung vào các cử động mà họ phải thực hiện.
3. Thực hiện cử động mẫu
Người điều trị cần hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu rõ mẫu cử động mà họ phải thực hiện bằng cách thao tác các cử động thụ động cho phần chi đó, hoặc thực hiện cử động chủ động ở phần chi thể đối bên (nếu bên đó bình thường).
4. Thực hiện sự cố định
Người điều trị cần cố định xương nơi nguyên uỷ của cơ chủ vận để tăng hiệu năng của cơ, đồng thời tránh những cử động thay thế. Nếu người bệnh không chủ động cố định được thì cần sử dụng những phương tiện cố định hỗ trợ như tay người điều trị hay dây đai.5. Thực hiện sự nâng đỡ
Khi thực hiện bài tập, cần nâng đỡ phần chi thể cử động để giảm bớt tác động của trọng lực lên nhóm cơ yếu. Những phương tiện dùng để nâng đỡ gồm tay người điều trị, dây treo, mặt phẳng ngang trơn, sức đẩy của nước, giày có bánh xe…
6. Làm giảm căng ở nhóm cơ đối vận
Người điều trị cần cố gắng làm giảm cản ở nhóm cơ đối vận của cử động để tạo thuận cho nhóm cơ chủ vận thực hiện động tác dễ dàng hơn. Sử dụng tư thế khởi đầu hợp lý để đảm bảo cho cơ đối vận có sức căng tối thiểu. Có thể sử dụng các kỹ thuật thư dãn hỗ trợ.
7. Thực hiện các kỹ thuật kích thích cơ yếu
Kỹ thuật kích thích các cơ yếu được sử dụng trước khi thực hiện bài tập có trợ giúp bằng cách:

  • Kéo dãn cơ yếu để gây phản xạ kéo dãn. Phản xạ kéo dãn kích thích mạnh mẽ sự co cơ. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong những trường hợp cơ qua hai
    khớp như cơ nhị đầu cánh tay hay cơ ụ ngồi cẳng chân.
  • Gõ hoặc vỗ vào nhóm cơ chủ vận nếu người bệnh không bị mất cảm giác.

8. Sử dụng lực trợ giúp đúng
Lực trợ giúp phải được đặt cùng chiều với cử động để tăng thêm tác động trên cơ. Có thể sử dụng lực trợ giúp bằng tay người điều trị, hoặc bằng chính tay của người bệnh nếu người bệnh đã được hướng dẫn và hiểu rõ bài tập cũng như phương pháp tập.
9. Tuân thủ tính chất của cử động
Cử động cần thực hiện dịu dàng, chính xác và đều đặn qua suốt tầm vận động vì đó là đặc điểm của cử động chủ ý hữu hiệu. Khi thực hiện động tác, bệnh nhân cần chú tâm vào cử động.
10. Thực hiện lặp lại cử động : `.
Số lần lặp lại cử động tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và vào sự cố gắng của bệnh nhân.

V. BÀI TẬP VẬN ĐỘNG TỰ TRỢ GIÚP

Khi bệnh nhân bị yếu hay liệt một phần cơ thể, họ có thể sử dụng chi bình thường để trợ giúp chi liệt để hoàn thành cử động theo mong muốn.

1. Cử động của cánh tay, cẳng tay

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng tay lành cầm lấy tay liệt ở cổ tay, đỡ vòng quanh cổ tay và bàn tay, cố gắng sử dụng cơ tay yếu để thực hiện cử động trong khi tay lành trợ giúp để hoàn thành động tác sau đây:
1.1. Gấp và duỗi vai
Đưa tay bị yếu lên cao quá đầu, sau đó đưa về vị trí cũ.
1.2. Dang và khép vai trong mặt phẳng ngang 
Tư thế khơi đầu: bệnh nhân nằm ngửa với cánh tay yếu dang 90º, bệnh nhân sử dụng kỹ thuật cầm nắm như trên. Hoặc bệnh nhân đứng, bàn tay lành đặt ở gần khớp vai, cẳng tay lành đỡ cánh tay yếu, sau đó trợ giúp để đưa tay yếu cử động ngang qua ngực và trở lại vị thế ban đầu.
1.3. Xoay khớp vai 
Tư thế khởi đầu là tay yếu dang 90º, khuỷu gập 90º, bệnh nhân thực hiện cử động xoay ngoài và xoay trong khớp vai với tay lành trợ giúp.
1.4. Gập và duỗi khuỷu
Bệnh nhân đặt duỗi cánh tay dọc thân, bàn tay ngửa, dùng tay lành trợ giúp để gập khuỷu tay, chạm bàn tay vào vai cùng bên sau đó duỗi khuỷu đưa tay xuống dọc theo thân
1.5. Quay sấp, ngửa cẳng tay
Tư thế khởi đầu là cẳng tay đặt ngang thân, khuỷu gập 90º, thực hiện cử động quay sấp và ngửa cẳng tay, chú ý không vặn xoắn ở bàn tay.
1.6. Cổ tay và bàn tay
Đặt ngón cái bên tay lành vào lòng bàn tay liệt, các ngón tay kia ở mu bàn tay yếu, thực hiện cử động gập duỗi cổ tay, nghiêng trụ, nghiêng quay và gập các ngón.
Chú ý :

  • Dùng ngón cái bên lành để duỗi các ngón bên liệt, khum các ngón tay lành ở mu bàn tay liệt để gập các ngón tay liệt.
  • Vòng các ngón tay bên lành quanh mô cái cua bàn tay liệt từ phía mu bàn tay liệt, đặt ngón cái tay lành vào lòng ngón cái tay liệt để trợ giúp duỗi ngón cái.
  • Khum bàn tay lành quanh mu bàn tay liệt, dùng ngón trỏ tay lành để trợ giúp gập khớp bàn đốt và liên đốt ngón cái bên liệt.

2. Cử động của khớp háng và gối

2.1. Gấp háng và gối:
Để bệnh nhân nằm ngửa, hướng dẫn họ luồn bàn chân lành xuống dưới gối của chân liệt. Bệnh nhân cố gắng gập gối đồng thời dùng bàn chân lành trợ giúp để gấp gối chân liệt. Sau đó sử dụng tav để kéo gối lên phía ngực.
2.2. Dang và khép khớp háng
Hướng dẫn người bệnh đưa bàn chân lành xuống cổ chân liệt. Sau dó đưa chân liệt dang và khép với sự trợ giúp của chân lành.
2.3. Cử động của cổ chân và các ngón chân
Để bệnh nhân ngồi với chân liệt bắt chéo qua chân lành sao cho bàn chân ở trên gối chân lành. Sử dụng tay lành trợ giúp vận động cổ chân bên liệt gập mặt mu, mặt lòng, nghiêng trong và nghiêng ngoài bàn chân, gập duỗi các ngón.

VI. BÀI TẬP VẬN ĐỘNG TRỢ GIÚP VỚI DỤNG CỤ

1. Bài tập vận động trợ giúp với gậy

Bài tập trợ giúp với gậy được sử dụng khi bệnh nhân tự kiểm soát được vận động cơ của tay bên bệnh nhưng cần có trợ giúp để vận động được hết tầm ở vai, khuỷu tay.
Người điều trị cần hướng dẫn bệnh nhân thực hiện từng cử động bằng các cử động mẫu để không có các cử động thay thế.
Bệnh nhân có thể đứng, nằm ngửa hay ngồi, cầm gậy bằng hai tay, tay lành điều khiển tay bệnh.
1.1. Gập vai
Hướng dẫn bệnh nhân hai tay cầm gậy với bề rộng bằng ngang vai, nâng gậy lên, ra trước trong tầm độ cho phép, khuỷu tay cố gắng duỗi tối đa, không nâng xương bả vai hay vặn mình.
1.2. Dang và khép vai trong một phẳng ngang
Hướng dẫn bệnh nhân nâng gậy tới 90° để gập vai, giữ khuỷu tay duỗi, kéo và đẩy gậy sang hai bên qua ngực và ra trước mà không vặn hay xoay thân.
1.3. Xoay trong và xoay ngoài khớp vai
Hướng dẫn bệnh nhân dang vai 90º, khuỷu gập 90º, để xoay ngoài đưa gậy về phía trước đầu bệnh nhân, để xoay trong đưa gậy về phía sau đầu (phía lưng).
Bệnh nhân có thể để cánh tay dọc thân, khuỷu tay gập 90º, đưa gậy từ bên này qua bên kia thân, trong khi vẫn giữ cánh tay sát thân và khuỷu tay gập 90º.
1.4. Duỗi vai
Bệnh nhân ngồi hay đứng, gậy đặt phía sau lưng, hai tay cầm gậy rộng ngang bằng vai, nâng gậy lên và xuống, tránh gập thân về phía trước.
1.5. Gập và duỗi khuỷu
Cẳng tay bệnh nhân có thể quay sấp hay ngửa, hai tay cầm gậy rộng ngang bằng vai. Hướng dẫn bệnh nhân gập và duỗi khuỷu tay bằng cách đưa gậy lên và xuống.

2. Bài tập vận động có trợ giúp với thang tường

Bệnh nhân có thể sử dụng thang tường trợ giúp các bài tập cho cánh tay, gia tăng tầm vận động cho khớp vai, tuy nhiên bệnh nhân cần được hướng dẫn không nghiêng người sang bên, không nhón gót hay nâng xương bả vai để tránh các cử động thay thế. `
2.1. Gập vai
Bệnh nhân đứng đối diện với thang tường, cách tường một tầm với của cánh tay, đặt ngón trỏ hay ngón giữa lên một bậc của thang, các ngón leo dần các bậc thang lên cao đưa cánh tay gập dần khớp vai. Bệnh nhân có thể tiến dần vào tường khi cánh tay lên cao.
2.2. Dang vai
Bệnh nhân đứng bên cạnh thang, tay bị bệnh ở phía trước thang, cách một tầm với của tay, bệnh nhân leo thang dần trong khi xoay ngoài khớp vai để dang và nâng vai lên.

3. Bài tập vận động có trợ giúp với ròng rọc

Sử dụng ròng rọc để hỗ trợ các cử động của vai, tay. Tuy nhiên cần lưu ý, bệnh nhân dễ bị mỏm quạ chèn ép đầu xương cánh tay khi sử dụng ròng rọc để tập. Nếu chèn ép kéo dài sẽ gây đau vai và giảm chức năng. Do vậy cần hướng dẫn bệnh nhân làm đúng để tránh những biến chứng trên. Nếu đau tăng lên hay hạn chế vận động khớp vai thì ngừng ngay.
3.1. Gấp vai
Hướng dẫn bệnh nhân giữ tay vào tay nắm của ròng rọc, dùng tay lành kéo dây hỗ trợ cho tay liệt ra trước, sang bên. Cố gắng giữ khuỷu duỗi, không nâng vai hoặc rướn người, điều khiển cho cử động nhẹ nhàng và đều đặn.
3.2. Xoay trong và xoay ngoài khớp vai
Bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm ngửa, cánh tay dang vai 90º, khuỷu gập 90º, cánh tay được nâng đỡ ở tay ghế (nếu bệnh nhân ngồi) hay ở trên mặt bàn (nếu bệnh nhân nằm). Dùng cẳng tay kéo ròng rọc để xoay vai.
3.3. Gập khuỷu
Cánh tay bệnh nhân cố định dọc thân, kéo ròng rọc để tạo động tác gập và duỗi khuỷu.

4. Bài tập vận động có trợ giúp với bàn trượt, bàn rắc bột

Bàn trượt và bàn rắc bột có thể sử dụng để tập trợ giúp cho các cử động chi dưới trong tư thế nằm ngửa hay nằm nghiêng.
Đặt bệnh nhân nằm trên bàn trượt hay bàn rắc bột, cố định bánh xe trượt vào chân bệnh nhân hay rắc nhiều bột xuống mặt bàn trơn láng để làm giảm ma sát.
4.1. Dang và khép khớp háng
Bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, bàn chân ở vị thế trung gian, yêu cầu bệnh nhân đưa chân ra ngoài và vào trong từ bên này sang bên kia, chú ý không để chân rơi ra ngoài bàn khi thực hiện cử động.
4.2. Gập và duỗi khớp háng
Bệnh nhân nằm ngửa, trượt bàn chân lên trên hay xuống dưới, gối cũng gập và duỗi theo, khớp háng không được xoay, dang hay khép, chỉ cho phép cử động gập – duỗi khớp háng và gối xảy ra.
Bệnh nhân cũng có thể nằm nghiêng với hông bên bệnh ở phía trên, giữa hai chân có đỡ bằng gối mềm. Bàn trượt cũng cần được đặt trên một bục cao. Tư thế này được sử dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật khớp háng, hông bên bệnh khi đó không được ở trong tư thế khép.

VII. KỸ THUẬT TREO

Là phương pháp mà các phần cơ thể được nâng đỡ trong các đai và được treo lên bằng các dây có chiều dài khác nhau cố định ở một điểm trên cơ thể.
Kỹ thuật này sẽ giải phóng một phần cơ thể khỏi sức cản của ma sát hay trọng lực khi nó cử động. Do vậy các phần cơ thê được thư dãn và cử động thực hiện dễ dàng hơn.
Dụng cụ treo: Gồm các dây (dây đôi, dây đơn, dây ròng rọc), đai (đai đơn, đai đôi, đai 3 khuyên, đai đầu) và các kẹp KarabIiner. ..

1. Các loại treo

1.1. Treo cố định thẳng đứng
La phương pháp dây cố định treo thẳng đứng ngay trên trung tâm trọng lực của mỗi phần cơ thể, nằm ở điểm tiếp nối giữa 1⁄3 trên và 1⁄3 giữa. Phần cơ thể được treo sẽ có thể cử động giống như con lắc, tạo thành cung tròn, đu đưa sang hai bên trung tâm của điểm nghỉ. Vận động này thực hiện trong tầm độ nhỏ.
1.2. Treo cố định theo trục khớp hay cố định ngang
Là phương pháp tất cả các dây nâng đỡ chi thể được đính trong một móc hình chữ S mà móc này cố định ở một điểm ngay trên trục khớp sẽ vận động. Phần chi thể sẽ vận động trong mặt phẳng song song với mặt sàn. Loại cố định này cho phép chi thể được vận động khớp tối đa.

2. Lợi ích của kỹ thuật treo

-Kỹ thuật treo đòi hỏi sự tham gia tích cực của người bệnh, do vậy họ phải học cách vận động cơ thích hợp để tạo các cử động mong muốn.
-Sứ dụng kỹ thuật treo để tạo được sự thư dãn và cử động nhịp nhàng do chi thể được nâng đỡ an toàn.
-Sau khi được cố định đai, dây và được hướng dẫn cụ thể, bệnh nhân có thể tập độc lập mà không cần người điều trị đứng bên.
-Có thể thay đổi mức độ bài tập khi lực cơ tăng tiến bằng cách thay đổi điểm cố định. Muốn vậy ta di chuyển hệ thống dây treo ra xa nhóm cơ cần tập.

3. Các kỹ thuật treo chi dưới

3.1. Khớp háng
3.1.1. Dang và khép khớp háng
Bệnh nhân nằm ngửa, chân không tập dang tối đa. Điểm cố định ngay trên khớp háng của chân cần tập, một đai đặt ở phần dưới đùi, một đai 3 khuyên đặt ở cổ bàn chân, nâng chân lên khỏi mặt giường, cử động dang và khép khớp háng.
3.1.2. Gập và duỗi khớp háng
Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới gập khớp háng và gối càng nhiều càng tốt. Sử dụng đai và điểm cố định như trên, chân được nâng lên đến vị thế ngang thân.
Gập háng, gối đồng thời để tránh hiện tượng căng thụ động của cơ tam đầu đùi và duỗi háng, gối đồng thời để tránh căng chủ động cơ tam đầu đùi.
3.2. Khớp gối
Bệnh nhân nằm nghiêng, chân cần tập ở trên, một hay hai gối chêm giữa hai đùi, khớp háng hơi gập. Một đai 3 khuyên đặt ở cổ bàn chân và cố định ngay trên khớp gối. Cử động gập duỗi khớp gối và bệnh nhân có thể quan sát được cung cử động nhờ gập nhẹ khớp háng.

4. Các kỹ thuật treo chi trên

4.1. Khớp vai
4.1.1. Dang và khép vai
Bệnh nhân nằm ngửa, chêm gối dưới vai bên không tập để người hơi nghiêng về phía tay cử động, cử động giải phẫu bình thường của tay sẽ được thực hiện trên mặt phẳng của xương bả vai.
Có thể nằm sấp, nghiêng cả người bằng cách chêm gối dưới thân ở bên tay sẽ được cử động. Trong tư thế này, người điều trị có thể nhìn thấy cử động của xương bả vai cũng như của cánh tay. Một đai đơn đặt ở dưới khuỷu, một đai 3 khuyên đặt ở cổ bàn tay, điểm cố định ở trên khớp vai. Người điều trị đứng bên đối diện, đặt tay lên vai bên tập để cố định cử động của xương bả vai nếu chỉ cho phép cử động khớp ổ chảo cánh tay.
4.1.2. Gập và duỗi vai
Bệnh nhân nằm nghiêng, chêm gối đề nghiêng ¼ về phía lưng. Đai và dây được sắp xếp như trên.
4.2. Khớp khuỷu
Bệnh nhân ngồi trên ghế có lưng tựa thấp. Một đai đơn và một dây nâng đỡ cánh tay ở vị thế cố định thẳng đứng. Một đai 3 khuyên và một dây khác cố định trục ở trên khuỷu. Cách treo này cho phép cử động gập và duỗi khuỷu thực hiện dễ dàng.

5. Các kỹ thuật treo thân

Cần hai dây đôi cho mỗi bên của đai chậu với hai móc được móc phía ngoài của đường móc. Hai dây đơn cho đai nâng đỡ đùi với hai móc được móc ở phía trong của móc đai chậu. Một dây đơn nối với hai đai 3 khuyên, mỗi đai cho một cổ bàn chân và đính với móc trung tâm. Dây nàv giữ cho hai bàn chân gần nhau để chi dựới di chuyển như một khối thống nhất.
5.1. Gập bên thân 
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tav nắm trên trên đầu giường. Khớp gối, bàn chân và khung chậu được nâng đỡ, gối hơi gập nhẹ. Trong tư thế này, một momen lực lớn được thành lập trong trạng thái du đưa tự do và trợ giúp các cử động gập bên thân.
5.2. Gập và duỗi thân 
Bệnh nhân nằm nghiêng, đai và dây đặt như tư thế gập bên, chân thẳng, khung chậu nâng lên khỏi giường. Khi tập động tác gập thì dây đùi và bàn chân di chuyển ra ngoài, trước dây chậu, khớp gối giữ thẳng để giới hạn cử động gập hông do co ngắn thụ động cơ tam đầu đùi. Nếu cử động duỗi thân được tập thì dây đùi và bàn chân di chuyển ra ngoài ngay cạnh dây chậu. Khớp gối gập nhẹ trong khi duỗi thân để hạn chế duỗi khớp háng.
5.3. Cử động chi trên hoặc đầu
Nâng đỡ đầu riêng và chi trên riêng để thực hiện cử động. Đầu được nâng đỡ trong đai đầu có hai dây cố định ở ngang đỉnh xương ức. Ngực được nâng đỡ trong một đai lớn. Cánh tay được nâng đỡ riêng trong một đai đơn ở trên mức khuỷu, hai dây cố định ở phía ngoài của dây ngực, cẳng tay gập nắm lấy đai.