Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỀ KHÁNG

Chuyên ngành: Bác sĩ tư vấn sức khỏe tổng quát, Phục hồi chức năng

I. ĐỊNH NGHĨA

Bài tập vận động có để kháng là bất kỳ một bài tập chủ động nào trong đó sự co cơ động hay tĩnh bị kháng lại bởi một lực từ bên ngoài. Lực kháng có thể bằng tay, bằng máy hay bằng các dụng cụ nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cơ, thể tích cơ, sức căng của cơ và sự bền bỉ của cơ.

II. NGUYÊN TẮC CỦA BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỂ KHÁNG

1. Đánh giá tầm vận động và sức mạnh của cơ trước khi bắt đầu chương trình điều trị.
2. Trình bày chương trình tập và kỹ thuật tập cho bệnh nhân, giải thích để bệnh nhân hiểu và thực hiện bài tập với sự cố gắng tối đa.
3. Lực đề kháng đủ mạnh để gia tăng sức căng của cơ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng điều hợp cơ trong trường hợp co cơ đẳng trương.
4. Lực đề kháng đủ mạnh để gia tăng sức căng của cơ mà không phá vỡ sự ổn định tư thế trong trường hợp co cơ đẳng trường.
5. Lực đề kháng là tối thiểu ở khởi đầu và kết thúc của tầm độ, tối đa ở 1/3 tầm độ giữa của cử động để đảm bảo cử động xảy ra đều đặn, mềm mại, dịu dàng trong suốt tầm vận động.
6. Khi có cử động giật cục xảy ra nghĩa là lực kháng cản quá lớn.
7. Lực kháng cản đặt ở phân đoạn xa của khớp thực hiện cử động.

III. TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỀ KHÁNG

Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng của hoạt động cơ. Đó là lực cơ (sức mạnh cơ), sức bền của cơ, thể tích cơ, công của cơ, và sự điểu hợp của cử động. Bài tập vận động có đề kháng tác động tích cực đến 4 yếu tố đầu.
Sức mạnh, sức bền, công của cơ có liên quan mật thiết với nhau, do vậy người điều trị phải đánh giá được các tình huống trên mỗi bệnh nhân khác nhau để xác lập chương trình điều trị phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân.
1, Tăng sức mạnh cơ
Sức mạnh cơ là lực tạo ra khi cơ co và ứng trực tiếp với sức căng mà cơ co sinh ra. Lực cơ phát triển nhờ sử dụng lực đề kháng tối đa để tăng sức căng, tăng sự phì đại của sợi cơ và huy động các sợi cơ tham gia. Tuy nhiên lực đề kháng tối đa phải vừa đủ mạnh để cơ có đủ khả năng vượt qua. Do đó lực cơ gia tăng khi cơ hoạt động chống lại một lực đề kháng tăng lên dần. Đây là phương pháp tập luyện với một lực để kháng lớn và số lần lặp lại ít.
2. Tăng sức bền cơ
Sức bền là khả năng thực hiện cử động có cường độ thấp trong một thời gian kéo dài.
Sức bền của cơ tăng khi thực hiện bài tập vận động có lực đề kháng thấp nhưng lặp lại nhiều lần.
Thông thường, trong các chương trình tập gia tăng sức mạnh cơ thì sức bền cơ cũng tăng lên.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người ta thực hiện một chương trình tập riêng nhằm mục đích tăng sức bền cơ của người bệnh thay vì tăng sức mạnh cơ. Ví dụ: sau nhiều chấn thương cấp tính hay mạn tính ở khớp gối thì những bài tập nhịp nhàng với lực đề kháng nhỏ, lặp lại nhiều lần có tác dụng tốt hơn và ít gây kích thích khớp hơn là những bài tập với sức cản lớn.
Sức bền của toàn bộ cơ thể cũng cải thiện nhờ các bài tập cường độ thấp nhưng kéo dài.
3. Tăng thể tích cơ
Thể tích cơ có thể ước lượng được bằng mắt hay đo chu vi cơ, thể hiện bằng mức phì đại của cơ. Thể tích cơ thường phát triển tương xứng với sức mạnh cơ và nó được xem như một dấu hiệu tốt của sự tiến bộ của người bệnh.
4. Tăng công của cơ
Công của cơ được đo bằng hiệu suất của cơ và được định nghĩa là khối lượng công việc thực hiện được trong một đơn vị thời gian, hay nói cách khác, công của cơ là tốc độ tạo ra lực trong một đơn vị thời gian.
Những yếu tố ảnh hưởng đến công của cơ là: tần số co cơ, lực sinh ra trong tầm vận động, mối tương quan giữa vận tốc và sức mạnh.
Công của cơ có thể tăng khi bài tập được thực hiện để chống lại lực để kháng trong một thời gian xác định cho tới điểm mỏi cơ. Đó là chuyển động một vật rất nặng với số lần lặp lại ít hoặc một vật nhẹ với số lần lặp lại rất nhiều tới điểm mỏi cơ.
Người ta gọi các bài tập cường độ cao tiến hành trong khoảng thời gian ngắn là công yếm khí và các bài tập cường độ thấp diễn ra trong khoảng thời gian dài là công ái khí (công ái khí cũng tương đương như sức bền của cơ).
Phân biệt công yếm khí và công ái khí vì những lý do sau: _

  • Các cơ đều có sợi cơ gây co cơ nhanh (sợi cơ loại l]) và sợi cơ gây co cơ chậm (sợi cơ loại I).
  •  Các sợi cơ loại II sản sinh lực căng lớn trong một thời gian ngắn thường có xu hướng tới những hoạt động chuyển hoá ở điều kiện yếm khí và do vậy chóng mỏi cơ.
  • Các sợi cơ loại I sản sinh lực căng cơ ở mức độ thấp nhưng có thể chịu đựng sự co cơ trong một thời gian dài, những sợi cơ này có xu hướng tới chuyển hoá ở điều kiện ái khí và rất lâu bị mỏi cơ.
  • Một số cơ có nhiều sợi co chậm trong khi một số cơ khác lại có nhiều sợi co nhanh hơn. Điều đó dẫn tới sự phân biệt loại cơ và chức năng chuyên biệt của cơ.
    Ví dụ: các cơ duy trì tư thế có nhiều sợi cơ loại I hơn do cơ luôn luôn phải chịu sức căng ở mức thấp nhưng kéo dài để giữ thân thể thăng đứng chống lại trọng lực, trong khi đó những cơ khác như cơ tứ đầu có ty lệ lớn các sợi cơ loại II, có thể co
    cơ nhanh tạo nên lực lớn để nâng cơ thể khi lên cầu thang.

IV. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỂ KHÁNG

1. Đóng thanh môn trong khi gắng sức thở ra (nín thở khi tập)

Là hiện tượng nín thở trong khi thực hiện các bài tập vận động có đề kháng, do bệnh nhân thở sâu, đóng thanh môn, co cơ bụng làm tăng áp lực trong lồng ngực và trong ổ bụng dẫn đến giảm dòng máu tĩnh mạch về tim, làm giảm cung lượng tim, giảm huyết áp động mạch tạm thời, làm tăng nhịp tìm.
Sau một thời gian nín thở, bệnh nhân thở ra, huyết áp sẽ tăng lên, dẫn tới tăng dòng máu tĩnh mạch về tim, làm tim co bóp quá mạnh (đây còn gọi là nghiệm pháp Valsalva).
Hiện tượng Valsalva (nín thở) trong khi tập vận động có đề kháng gây nguy hiểm đối với những bệnh nhân sau:

  • Có bệnh lý tìm mạch như cao huyết áp, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim.
  • Người cao tuổi..
  • Có phẫu thuật bụng hoặc có thoát vị thành bụng.

Để đề phòng hiện tượng Valsalva trong khi tập vận động có đề kháng, người điều trị cần:

  • Nhắc bệnh nhân dừng nín thở kni thực hiện cử dộng.
  • Yêu cầu bệnh nhân: hít vào, thở ra nhịp nhàng khi thực hiện cử động.
  • Yêu cầu bệnh nhân đếm hay nói chuyện trong khi tập.
  • Theo dõi chặt chẽ và tránh hoàn toàn các bài tập co cơ đăng trường hay lực đề kháng nặng đối với các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đã nói ở trên.

2. Mệt mỏi

Mệt mỏi là hiện tượng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của bài tập. Do vậy mệt mỏi cần được xem xét cụ thể và định kỳ trong khi thực hiện chương trình điều trị.
2.1. Mệt mỏi cơ vận động
Là sự giảm đáp ứng của một cơ đối với những kích thích lặp di lặp lại. Đây là loại đáp ứng sinh lý bình thường và đặc trưng của nó là giảm biên độ điện thế của đơn vị vận động.
Mệt mỏi có thể xảy ra trong co cơ tĩnh hay co cơ động, trong cả cường độ tập cao cũng như cường độ tập thấp được thực hiện qua một thời gian kéo dài.
Sự giảm đáp ứng của cơ do các yếu tố phối hợp sau đây gây ra:

  • Do giảm năng lượng dự trữ, thiếu oxy, tích lũy axit lactic.
  • Do sự ức chế có tính bảo vệ từ hệ thần kinh trung ương.
  • Do giảm dẫn truyền xung điện tại các sinap thần kinh cơ, đặc biệt ở các sợi cơ co nhanh (sợi cơ loại lI).

Mệt mỏi cơ vận động thường biểu hiện bằng cảm giác khó chịu trong cơ, đau, co cứng cơ, đáp ứng cơ chậm, tầm vận động của cơ giảm đi.
2.2. Mệt mỏi toàn thân
Là sự giảm đáp ứng của một người trong các hoạt động thể lực kéo dài như đi bộ lâu, chạy nhiều, tập bài tập kéo dài…
Mệt mỏi toàn thân do các yếu tố sau:

  • Giảm đường máu.
  • Giảm dự trữ glycogen trong cơ và trong gan.
  • Giảm kali máu, nhất là ở người cao tuổi.

2.3. Mệt mỏi trong các bệnh đặc biệt
Là những mệt mỏi có thể xảy ra nhanh hơn hay ở những khoảng dự báo trước được trong một số bệnh đi kèm như: (chú ý rối loạn trầm cảm- lo âu?)
— Trong bệnh xơ cứng rải rác, bệnh nhân thường mệt mỏi và trở nên rất yếu vào cuối buổi chiều; đến đầu buổi tối, bệnh nhân đỡ mệt hơn và họ cảm thấy khoẻ nhất vào buổi sáng sớm.
— Trong bệnh tim và các rối loạn mạch ngoại vì, bệnh nhân chóng mỏi hơn và cần thời gian dài hơn để phục hồi sau khi mỏi do suy giảm quá trình cung cấp oxy cho cơ.
2.4. Phục hồi sau mệt mỏi
Thời gian thích hợp để bệnh nhân phục hồi sự mỏi mệt cần được người điều trị quan tâm và xem xét trong môi chương trình tập vận động có đề kháng.
Sau những bài tập mạnh, cơ cần được nghi ngơi để tự hồi phục về trạng thái trước khi tập, đặc biệt là trong những bài tập dốc hết sức lực.
Những thay đổi xây ra trong quá trình hồi phục sau mệt mỏi là:
— Dự trữ năng lượng được bổ sung.
— Axit lactic di chuyển khỏi cơ vân và máu một giờ sau khi nghỉ tập luyện.
— Dự trữ oxy trong cơ được bổ sung.
— Glycogen được thay thế sau vài ngày.
Người ta thấy, nếu thực hiện bài tập nhẹ nhàng trong thời gian hồi phục thì sự hồi phục sẽ xảy ra nhanh hơn là cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn.
Chỉ những bệnh nhân đã hồi phục sự mệt mỏi sau mỗi lượt bài tập mới được tăng dần cường độ luyện tập.

3. Quá sức

Quá sức là một hiện tượng gây ra những suy giảm về sức mạnh tạm thời hay vĩnh viễn do tập luyện.
— Với những người có hệ thần kinh cơ còn nguyên vẹn thì khi xảy ra cảm giác khó chịu đi kèm với mệt mỏi, khi mà các bài tập vẫn chưa được thực hiện tới điểm quá sức.
— Với những người bị tốn thương neuron vận động dưới, khi thực hiện chương trình tập đề kháng nặng có thể quan sát được sự suy giảm tiến triển về sức mạnh cơ do quá sức. Người ta cho rằng, đó là do phân huỷ protein quá mức ở cơ bị mất phân bố thần kinh.
— Để tránh hiện tượng quá sức xảy ra, cần tăng dần hợp lý về cường độ, thời gian thực hiện bài tập, đánh giá lạt súc mạnh cơ một cách cần thận và định kỳ để xác định súc mạnh cơ có tăng lên không.

4. Cử động thay thế

Cử động thay thế có thể xuất hiện:

  • Khi bắt cơ chịu một lực để kháng quá mức.
  • Khi cơ yếu do mỏi cơ, cơ bị liệt, bệnh nhân đau, bệnh nhân cố gắng thực hiện các cử động mong muốn bằng mọi cách, như khi yếu cơ delta hay cơ trên gai, bệnh nhân cố dang tay bằng cách nâng bả vai lên và nghiêng người sang phía đối diện.
    Để tránh các cử động thay thế, cần áp dụng lực để kháng vừa phải, cố định đúng.

5. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mất khoáng xương, suy yếu cấu trúc xương, làm tổ chức xương mong manh, dễ gãy.
Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương:
— Do bất động kéo dài.
— Do suy kiệt, nằm liệt giường.
— Liệt mềm do bệnh thần kinh cơ hay do chấn thương.
— Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nhiều năm.
— Bệnh nhân được điều trị lâu dài với corticoid.
— Phụ nữ mãn kinh, lớn tuổi.
Xương mất khoáng, tổ chức xương mỏng đi, ống tuỷ rộng ra, các bè xương dễ gãy vỡ. Những thay đổi này làm xương dễ gãy khi thực hiện cử động, gọi là gãy xương bệnh lý.
Do vậy, trong những trường hợp trên, khi thực hiện bài tập đề kháng cần thận trọng lựa chọn lực để kháng khi khởi đầu tập và tăng lực lên từ từ để tránh gãy xương.

6. Đau cơ

Là hiện tượng xảy ra ngay lập tức trong khi tập hay sau khi tập tích cực ở cường độ cao cho tới điểm mỏi cơ.
Nguyên nhân của đau cơ là do:

  • Đau cơ đo tích luỹ axit lactic trong cơ.
  • Đau cơ do rách cơ vi thể trong những bài tập đề kháng quá mức, do thoái hoá hoại tử các sợi cơ này.
  • Đau cơ do tổn thương tổ chức liên kết.
  • Đau cơ cấp xảy ra do thiếu máu trong khi tập gây co thắt cơ, cơ co thắt lại càng gây thiếu máu hơn tạo nên cung phản xạ đau — co thắt. Đây là nguyên nhân gây đau cơ kéo dài sau khi tập.

Khi tập các bài tập đề kháng, đau cơ thường xảy ra ở những bài tập co cơ đẳng trường hơn là ở những bài tập co cơ đẳng trương cho dù sử dụng cùng một lực đề kháng. Người ta cho rằng, khi một cơ dãn dài kháng lại lực đề kháng thì dễ bị rách sợi cơ và tổ chức liên kết hơn so với khi nó co ngắn để kháng lại lực đề kháng.
Hiện tượng đau cơ có thể giảm nếu bài tập đề kháng được thực hiện trước bằng những hoạt động khởi động nhẹ, kéo dãn cơ và tăng dần sức để kháng trong quá trình tập.

V. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỂ KHÁNG

1. Tình trạng viêm nhiễm vùng chỉ thể định thực hiện bài tập, tập để kháng có thể làm cơ hay khớp viêm sưng tấy nặng hơn, gây tốn thương nhiều hơn.
2, Đau dữ dội ở khớp hay cơ xuất hiện ngay trong khi tập hay kéo dài hơn 24 giở sau khi tập thì nên dừng hoàn toàn bài tập hay giảm lực để kháng, đánh giá lại cẩn thận bệnh nhân để tìm nguyên nhân gây đau.

VI. KỸ THUẬT TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỀ KHÁNG

1. Chọn tư thế khởi đầu tốt
Chọn tư thế khởi đầu thoải mái và vững chắc để người bệnh hợp tác và tập trung chú ý vào bài tập, đồng thời có sự cố gắng để vượt qua lực đề kháng.
2. Thực hiện cử động mẫu
Hướng dẫn cho bệnh nhân cử động mẫu một cách rõ ràng để họ thực hiện đúng động tác với sự co cơ tối đa và hết tầm vận động của mẫu cử động.
3. Thực hiện cố định tốt
Cố định nơi bám nguyên uỷ của cơ sẽ tăng hiệu năng cho những cơ đó. Sự cố định có thể được thực hiện bằng cách co nhóm cơ cố định hay các nhóm cơ đồng vận, bằng tay người điều trị hay bằng dây đai.
4. Thực hiện kéo dãn cơ nhẹ nhàng
Nên bắt đầu chương trình tập để kháng bằng các bài tập kéo dãn cơ nhẹ nhàng đề tạo phản xạ kéo dãn, từ đó kích thích cơ co mạnh hơn.
5. Tuân thủ tính chất của cử động
Cử động phải dịu dàng, nhịp nhàng, uyến chuyển nên đòi hỏi sự chú ý của người bệnh.
Tốc độ của cứ động phải thích hợp với nhịp độ co cơ tối ưu của từng nhórn cơ.
Tầm độ hoạt động phải đầy đủ nếu bệnh nhân có thể làm được, nhưng người điều trị có thể tác động lực đề kháng để tạo co cơ tĩnh ở bất cứ điểm nào của tầm vận động.
6. Thực hiện lặp lại cử động
Số lần lặp lại cử động tuỳ thuộc vào tính chất của bài tập, vào mục đích rèn luyện cơ, vào sức khoẻ và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
7. Tạo sự hợp tác của người bệnh
Sự hợp tác của người bệnh ià điều kiện quan trọng cho sự thành công của điều trị. Để tạo ra sự hợp tác (động lực) của người bệnh, người điều trị cần phải:
— Thông báo cho bệnh nhân biết về số lượng lực đề kháng mà họ đã vượt qua.
— Khuyến khích bằng lời nói khi bệnh nhân luyện tập.
— Tái lượng giá thường xuyên.
— Thông báo cho bệnh nhân biết những tiến triển và ghi vào hồ sơ những tiến triển đó.
— Tạo sự ganh đua bằng cách tổ chức cho bệnh nhân tập nhóm một cách thích hợp.

VII. LỰC ĐỀ KHÁNG

1. Các loại lực đề kháng

Có thể sử dụng nhiều loại lực đề kháng như tay người điều trị, tạ, lò xo…
Cường độ của lực để kháng có thể thay đổi tùy mục đích của trị liệu. Thông thường, lực để kháng tối đa để gia tăng lực cơ, lực đề kháng thấp nhưng lặp nhiều lần để gia tăng sức bền cơ.
1.1. Lực đề kháng bằng tay
Lực để kháng bảng tay có nhược điểm là không thể đo lường chính xác được, nhưng có ưu điểm là có thể điều chỉnh thích hợp với lực cơ trong mọi giai đoạn của tầm vận động.
1.1.1. Đề kháng bằng tay người điều trị
Bàn tay người điều trị được đặt sao cho áp lực ép trên mặt da cùng chiều với cử động. Nói cách khác, lực cản tác động ngược chiều cử động.
Để tránh phí sức và bao đảm một lực đồng đều khi thực hiện bài tập cho bệnh nhân, ngươi điều trị phải đứng tư thế trong đường của cử động. Như vậy, có thể sử dụng sức mạnh của hai chân và khối lượng cơ thể của mình (trọng lực).
Lực đề kháng được duy trì suốt tầm vận động và được thay đổi tùy theo sự thay đổi của lực cơ bệnh nhân trong từng giai đoạn khác nhau của tầm vận động.
Vị trí đặt lực đề kháng thường ở đầu xa của đoạn chi, nơi cơ bám tận. Lực đề kháng đặt ở xa sẽ tạo nên mornen xoắn lớn nhất với gắng sức tối thiểu của người điều trị.
Cũng có thể đặt lực đề kháng ở khớp trung gian nếu khớp đó chắc chắn và lực cơ đủ để nâng đỡ và bảo vệ khớp.
Cần xem xét để giảm lực đề kháng hay thay đổi vị trí đặt lực khi bệnh nhân không thực hiện được hết tầm vận động, bệnh nhân đau nơi đặt lực đề kháng, xuất hiện run cơ hay khi bệnh nhân sử dụng các cử động thay thế.
1.1.2. Đề kháng bằng lực của chịnh người bệnh
Người bệnh có thể kháng lại cử động bằng chi thể mạnh hay bằng khối lượng cơ thể của chính mình (trọng lực).
1.2. Lực đề kháng bằng cơ học 
Đề kháng bằng cơ học là loại bài tập sử dụng lực đề kháng bằng một số loài dụng cụ, máy móc.
Lực đề kháng bằng cơ học (tạ, lò xo máy, ròng rọc…) có thể đo lường chính xác được. Do đó có thể theo dõi sự tăng tiến của người bệnh dễ dàng hơn, nhưng lại không thể điều chỉnh, cho đúng và thích hợp với lực cơ trong các giai đoạn của tầm vận động.
Bài tập đề kháng bằng cơ học có thể thay đổi tùy theo mục tiêu của chương trình tập như thay đổi khối lượng vật nặng, số lần lặp lại động tác, tần suất, số lần lặp lại tối đa trong một buổi tập hay trong một tuần, thời gian thục hiện bài tập, tốc độ tập, các loại co cơ… .
1.2.1. Đề kháng bằng vật nặng
Dụng cụ thường được sử dụng nhất là túi cát, tạ.
Lực cản cũng được đặt để tác động theo phương của trọng lực. Tác động của nó tăng
dần khi được chuvển ra xa đường giữa thân người (gia tăng cánh tav đòn cản).
1.2.2. Đề kháng bằng lò xo và các chất đàn hồi khác
Vặt dụng đề kháng bằng chất đàn hồi
Sức đề kháng tăng dần khi lò xo bị ép lại. Lò xo càng nén lại nhiều thì năng lượng của lò xo khi bị kéo dãn ra càng lớn.
Các chất đàn hồi khác như cao su cũng có tác dụng như lò xo nhưng không bền bằng.
1.2.3. Đề kháng bằng các chất dẻo
Sáp, cát ướt được sử dụng để tập luyện bàn ngón tay.
1.2.4. Đề kháng bằng nước
Lực đề kháng do nước sẽ gia tăng cùng tốc độ và diện tích vùng thân thể di chuyển trong nước.
Ngoài ra khi thực hiện cử động theo chiều từ trên xuống dưới thì lực đề kháng được tăng thêm bởi sức đẩy Archimede của nước.

2. Sự tăng tiến của lực đề kháng

Khi sức mạnh cơ gia tăng thì phải tăng sức đề kháng tương ứng.
Có 4 cách để gia tăng lực đề kháng và các cách này có thể sử dụng riêng biệt hay kết hợp với nhau:
2.1. Gia tăng khối lượng tạ
Khi khối lượng tạ tăng mà điểm đặt không thay đổi thì lực cản gia tăng một lượng tương ứng. Mức tăng tuỳ thuộc nhóm cơ, mức độ phục hồi, thời gian giữa hai lần gia tăng.
2.2. Gia tăng cánh tay đòn của lực đề kháng
Khi cánh tay đòn của lực đề kháng gia tăng thì momen của lực tăng theo công thức:
M=FxL
(Trong đó M là momen, F là lực cản, L là cánh tay đòn)
2.3. Biến đổi tốc độ của cử động
Co cơ có hiệu năng cao nhất khi thực hiện với tốc độ tự nhiên, hay còn gọi là tốc độ tối ưu. Tốc độ này thay đổi tuỳ theo hình thể, cấu tạo cơ, lực đề kháng và từng cá nhân.
Khi co cơ hướng tâm (đồng tâm) thì sự tăng hay giảm tốc độ tự nhiên làm tăng tác dụng của lực đề kháng.
Khi co cơ ly tâm thì cử động càng chậm, tác dụng của lực đề kháng càng lớn.
2.4. Gia tăng thời gian bài tập
Khi hoạt động chống lại lực đề kháng, cơ nóng lên và tăng hiệu năng làm tác dụng lực đề kháng giảm xuống, bài tập có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên một thời gian sau, sự mệt mỏi của cơ làm giảm hiệu năng co cơ và người bệnh cảm thấy sức đề kháng dường như lớn hơn.

VIII. CÁC LOẠI BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CÓ ĐỀ KHÁNG

1. Bài tập vận động có đề kháng đẳng trương

Bài tập vận động có đề kháng đẳng trương là một dạng bài tập được thực hiện kháng lại một lực đề kháng cố định hay thay đổi do cơ co ngắn lại hay kéo dài ra trong tầm vận động. Với loại bài tập này, sức mạnh, sức bền và công cơ đều tăng lên.
1.1. Lực đề kháng cố định
Là loại bài tập đề kháng truyền thống được thực hiện với một vật nặng cố định.
1.2. Lực đề kháng thay đổi
Khi sử dụng hệ máy Eagle hoặc Nautilus, co co là đối tượng của lực đề kháng thay đổi từ vừa đến nặng và có hiệu quả tại nhiều điểm trong tầm vận động của cơ.
Hoặc khi sử dụng tay người điều trị thì người điều trị sẽ thay đổi lực đề kháng phù hợp với sức mạnh cơ trong các điểm khác nhau của tầm vận động.
1.3. Bài tập đồng tâm hay ly tâm
Cơ co tối đa và ngắn lại để kháng lại lực đề kháng gọi là bài tập đồng tâm.
Cơ co tối đa và dài ra để kháng lại lực đề kháng gọi là bài tập ly tâm.
Co cơ đồng tâm không tạo ra sức căng lớn như co cơ ly tâm. Vì vậy trong thời gian đầu của quá trình luyện tập, khi cơ còn yếu, bài tập đồng tâm kháng lại sức cản nhẹ bằng tay là thích hợp nhất. Khi sức mạnh của cơ đã tăng lên, có thể sử dụng bài tập ly tâm với lực đề kháng bằng tay. Khi bệnh nhân đã tiến bộ nhiều, có thể sử dụng bài tập đồng tâm hay ly tâm với sức đề kháng bằng máy.
Cần chú ý bài tâp ly tâm có lực để kháng mạnh có thể chống chỉ định với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch vì nguy cơ tăng gánh quá mức hệ tim mạch, đồng thời cũng dễ xuất hiện đau cơ kéo dài hơn.
1.4. Bài tập đồng động (đồng tốc?)
Là loại bài tập mà tốc độ co ngắn hay duỗi dài cơ được kiểm soát bởi một dụng cụ đếm nhịp.
Nếu bệnh nhân thực hiện được với lực đề kháng tối đa, cơ sẽ sinh ra sức căng gần tối đa trong tầm vận động của khớp.
Vì tốc độ vận động của cơ không đổi, sức đề kháng trong bài tập đồng động sẽ thay đổi. Do vậy bài tập đồng động còn gọi là bài tập đề kháng có điều tiết.
Thông thường bài tập đồng động là loại bài tập đồng tâm.
Trong bài tập đồng động, bệnh nhân có thể luyện tập an toàn với tốc độ vận động chi rất nhanh.

2. Bài tập vận động có đề kháng đẳng trường

Là dạng bài tập tĩnh xây ra khi một cơ co không thay đổi về chiều dài cơ hay không xảy ra vận động khớp.
Mặc dù không tạo ra công cơ (vì công cơ bằng lực X khoảng cách) nhưng trong bài tập này cơ sinh ra một sức căng và lực rất lớn, vì vậy sức mạnh cơ sẽ được cải thiện rõ rệt. Thời gian đề kháng lại lực cản ít nhất 6 giây để cơ tạo nên sức căng tối đa và những thay đổi chuyển hoá bắt đầu xảy ra trong cơ.
Bài tập đề kháng đẳng trường không làm tăng sức bền cơ hữu hiệu như bài tập đề kháng đẳng trương.
Lực đề kháng chỉ cần bằng 60 – 80% khả năng tạo lực của cơ để đạt được sức mạnh cơ muốn có.
Do không có cử động khớp, sức mạnh cơ chỉ phát triển tại vị trí mà bài tập kết thúc. Chiều dài cơ trong thời gian co sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức căng cơ sinh ra tại các điểm trong tầm vận động, do vậy lực đề kháng sẽ khác nhau ở các điểm khác nhau trong tầm vận động sẽ làm bệnh nhân có thể tăng cường sức mạnh cơ trong suốt tầm vận động.