Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

BÀI TẬP THƯ DÃN

Chuyên ngành: Bác sĩ tư vấn sức khỏe tổng quát, Chăm sóc người có vấn đề sức khỏe, Tâm lý lâm sàng, Phục hồi chức năng
Nội dung này cũng có ứng dụng trong trị liệu lo âu- trầm cảm.

- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý

I. KHÁI NIỆM

Cơ khi ở trạng thái nghỉ ngơi và không căng cứng thì được gọi là thư dãn.
Sức căng của cơ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể làm giảm bởi áp dụng kỹ thuật chú ý suy nghĩ và cố gắng cơ trên phần cơ thể của bệnh nhân.
Chúng ta có thể quan sát được sự khác nhau giữa sức căng và thư dãn. Ví dụ sự khác nhau về tư thế của một vân động viên khi bắt đầu một cuộc đua nước rút với thời điểm kết thúc cuộc đua khi anh ta vượt qua đích đến; hay khi một người đang học lái xe ngồi căng thẳng và gò mình sau tay lái, ngược lại với tư thế ngồi thư dãn của một người lái xe có kinh nghiêm.
Thư dãn có thể dạy được cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tập luyện rnột mình hay kỹ thuật viên có thể sử dụng những kỹ thuật đề kháng chủ động để thư dãn cơ cho bệnh nhân.
Thư dãn có thể tại chỗ hay toàn thân. Ví dụ: toàn bộ cơ thể có thể được thư dãn hay chỉ một phần nhỏ cơ thể theo yêu cầu vận động.
Thư dãn có thể được luyện tập trong bất cứ tư thế thuận tiện nào, nhưng thông thường hay sử dụng trong các tư thế nằm (nửa nằm, nằm nghiêng, nằm sấp), trên xe lăn với lưng cao để nâng đỡ cơ thể.

II. CÁC TRẠNG THÁI CĂNG CƠ

1. Căng cơ sinh lý

1.1. Trương lực cơ
Cơ trong cơ thể sống luôn luôn có một lực căng tối thiểu ngay cả khi cơ đang dãn nghỉ hoàn toàn, gọi là trương lực cơ. Trương lực cơ mang tính phản xạ.
1.2. Trương lực tư thế
Trương lực tư thế là trạng thái cơ co thường xuyên để chống lại trọng lực nhằm duy trì tư thế.
Cơ chế kiểm soát trương lực tư thế này chủ yếu do phản xạ kéo dãn.
Mức độ và định vị của trương lực tư thế thay đổi khi tư thế thay đổi. Trương lực cơ lớn nbất là trong tư thế đứng thẳng. Trong tư thế nằm, thân thể được nâng đỡ hoàn toàn trên một mặt phẳng, chân đế rộng, nên trọng lực hầu như không tác động trên cơ, do đó sự căng cơ là ít nhất. Chính vì vậy, tư thế nằm là tư thế tốt nhất cho sự thư dãn toàn thân.
1.3. Căng cơ tâm lý
Các trạng thái tâm lý như sợ hãi, giận dữ, hồi hộp có thể làm gia tăng sức căng của cơ để chuẩn bị cho những động tác di chuyển nhanh, mạnh, nên các bộ phận không tham gia di chuyển sẽ tự động cố định (như phần đầu cổ- lưng). Thông thường trạng thái căng cơ này phát triển nhằm một mục đích hữu ích nên nó sẽ tự giảm bớt khi không cần đến nữa.
Tuy nhiên, đôi khì căng cơ do trạng thái tâm lý này vẫn tiếp tục kéo dài vô thức do thành thói quen. Những người có thói quen này cần phải được chỉ dẫn để biết cách thư dãn một cách chủ ý.
Vì sự sợ hãi có thể gây căng cơ nên khi tập luyện cho bệnh nhân, người điều trị cần tạo được sự chú ý và hợp tác của người bệnh bằng cách giải thích rõ ràng, tập nhẹ nhàng, không gây đau…

2. Căng cơ bệnh lý

Khi tổn thương hệ thần kinh trung ương, trương lực cơ bị tăng quá mức gây co cứng cơ và làm cứng đơ, cản trở các hoạt động chức năng của cơ. Đây là trạng thái căng cơ bệnh lý và trạng thái này thường kéo dài.
Trong một số trường hợp, có thể làm giảm bớt tình trạng căng cơ bệnh lý cục bộ một cách tạm thời bằng các phương pháp thư dãn, nhờ đó có thể tiến hành tập luyện các chức năng còn lại.

III. CÁC KỸ THUẬT TẬP THƯ DÃN

1. Phương pháp tương phản

Cơ chế sinh lý của phương pháp tương phản là Sự kích thích = Sự ức chế, tức là khi có một sự co mạnh của cơ theo ngay sau đó là sự thư dãn tương ứng của chính cơ này.
Kỹ thuật này bao gồm một chuỗi co cơ được thực hiện, thông thưởng từ phần xa đến phần gần của mỗi chi thể hay của cả hai chi thể. Tiếp theo sau đó là giai đoạn thư dãn với thời gian bằng hoặc dài hơn thời gian co cơ. Như vậy sẽ tạo ra sự thư dãn và kiểm soát thư dãn trong chuỗi ngược lại của thời gian co cứng.
Thở sâu có thể dùng trong luyện tập thư dãn cho bất cứ phần nào của thân thể. Thông thường, hít vào trong khi co cơ và thở ra trong khi làm thư dãn cơ.
Tác dụng của phương pháp này là để thư dãn cục bộ một phần cơ thể.
Những mệnh lệnh sau đây thường được dùng để hướng dẫn bệnh nhân thư dãn:
1.1. Đối với cánh tay
— “Nắm chặt tay lại và thả lông ra”.
— “Kéo duỗi cổ tay và thả lỏng ra”.
— “Gập/duỗi khuỷu và thả lỏng ra”.
— “Kéo khép cánh tay vào thân và thả lỏng ra”.
1.2. Đối với chân
— “Ấn bàn chân xuống/ kéo bàn chân lên và thả lỏng ra”.
— “Duỗi thẳng khớp gối và thả lỏng ra”.
— “Co chặt cơ mông lại và thả lỏng ra”.
1.3. Kết hợp các động tác của chân và tay với nhau
— “Hãy nắm chặt bàn tay, gập khuỷu, áp chặt cánh tay bên mình rồi thả lỏng vai, khuỷu, cổ tay và bàn tay ra”.
— “Hãy gồng cứng toàn thể chân lại rồi thả lỏng ra”.
— “Hãy gồng cứng toàn thể tay và chân rồi thả lỏng ra”.
1.4. Đối với thân và đầu
— “Ấn đầu xuống gối rồi thả lỏng ra”.
— “Ấn vai xuống giường rồi thả lỏng ra”.

2. Phương pháp hỗ trợ

Cơ chế sinh lý của phương pháp hỗ trợ là nhóm cơ đối vận luôn luôn thư dãn để hỗ trợ và cân bằng với sự co của nhóm cơ chủ vận. Vì vậy khi nhóm cơ đối vận co thì sức căng của cơ chủ vận sẽ được giảm. Trong kỹ thuật này, những nhóm cơ giúp bệnh nhân thoát khỏi tư thế căng cơ do phải co lại để giảm dần sức căng của các cơ duy trì tư thế căng cứng trước đó.
Bệnh nhân có thể ngồi hay nằm, được phép bắt đầu ở tư thế căng cơ. Điểm quan trọng để có thể thành công trong kỹ thuật này là bệnh nhân học cách nhận biết sự căng cứng cơ của bản thân bất cứ lúc nào và học cách làm giảm sự căng cơ đó mà không cần thiết phải thay đối tư thế làm việc của họ.
Thông thường, yêu cầu bệnh nhân làm căng cứng cơ từ đầu gần cho đến đầu xa của chi thể.
Mỗi phần cơ thể phải thực hiện tuần tự 3 bước sau:
— Cử động sao cho cơ thể đi vào vị thế căng cứng.
— Ngừng cử động.
— Để bộ não nhận biết tư thế mới bằng cách yêu cầu bệnh nhân nghĩ về tư thế mà trong tư thế đó các phần cơ thể của họ hoàn toàn thư dãn nghỉ ngơi.
Cho bệnh nhân thời gian thích hợp để làm điều đó mà không cần vội vã.
Tác dụng của phương pháp này cũng để thư dãn cục bộ một phần cơ thể.
Những mệnh lệnh sau đây hay được sử dụng:
— Đối với khớp vai “Đẩy khớp vai về phía bàn chân”.
— Đối với cánh tay: “Nâng tay lên cao và duỗi thẳng khuỷu”.
— Đối với bàn tay: “Nắm chặt bàn tay lại”.
— Đối với khớp háng: “Dang hai chân ra”.
— Đối với khóp gối: “Duỗi thẳng hai chân”.
— Đối với bàn chân: “Ấn hai bàn chân xuống”.
— Đối với đầu: “Ấn đầu ra sau/ xuống gối”.
— Đối với thân trên: ” Đẩy lưng ra sau/ xuống giường”.
— Đối với hàm : “Đẩy hàm dưới ra xa hàm trên mà không mở miệng”.
Trong kỹ thuật thư dãn bằng phương pháp hỗ trợ này, bệnh nhân cần thở sâu trong thì thở ra và người điều trị mô tả cho bệnh nhân cảm giác bụng thóp lại.
– Lưu ý rằng, khi thư dãn bằng phương pháp tương phản và phương pháp hỗ trợ, người điều trị không được dùng từ “thư dãn” khi ra mệnh lệnh, chỉ trong phương pháp tương phản, bệnh nhân được yêu cầu “thả lông”.
Tư thế được sử dụng trong phương pháp hỗ trợ giống trong phương pháp tương phản.
Đặc biệt quan trọng là không đặt bệnh nhân trong một môi trường hoàn toàn yên lặng và không tạo ra một không khí thôi miên xung quanh bệnh nhân. Nên hướng dẫn bệnh nhân phương pháp hỗ trợ trong môi trường có độ ồn bình thường.

3. Phương pháp ám thị

Tác dụng của phương pháp ám thị là để thư dãn toàn thân.
3.1. Điều kiện để thực hiện
— Phòng điều trị yên tĩnh, thông gió tốt, ánh sáng dịu vừa và ấm áp.
— Giường nằm thoải mái, gối kê ở đầu, nới lỏng quần áo, giây nịt, cởi bỏ tất cả những vật dụng gây cảm giác tạo sức ép trên cơ thể.
— Một drap đắp nhẹ lên thân bệnh nhân.
— Người bệnh không ăn no quá, bàng quang trống, tắm nước ấm trước khi điều trị.
— Người điều trị đi lại khoan thai, trang phục gọn gàng lịch sự, cử chỉ nhẹ nhàng, giọng nói đầm ấm, rõ ràng, thông cảm.
— Giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, động viên người bệnh để họ bớt sợ hãi, giảm lo lắng và không gây kích thích.
3.2. Các tư thế của bệnh nhân
Có nhiều tư thế nằm khác nhau và lựa chọn tư thế tuỳ thuộc vào trạng thái và sự ưa thích của người bệnh.
3.2.1. Tư thế nằm ngửa
Người bệnh nằm với gối mỏng kê đầu, gối nhỏ dưới khoeo chân (không nên dùng nếu bệnh nhân có co rút gập gối và hông), tay đặt trên gối nhỏ, vai hơi dang, khuỷu gập, cẳng tay quay sấp, kê bàn chân để duy trì vị thế trung tính.
3.2.2. Tư thế nửa nằm nửa ngồi
Người bệnh nằm trên giường được kê sửa thích hợp hay ngồi trên ghế dựa.
Trcng tư thế này, khối lượng cơ thể đè trên lưng được giảm đi, sức ép của phần bụng dưới lên cơ hoành giảm, do vậy hô hấp dễ dàng hơn. Tư thế này tốt cho người bị bệnh tim, phối.
3.2.3. Tư thế ngôi gập mình tới trước
Người bệnh ngồi gập mình tới trước, hai tay nâng đỡ trên bàn, vai được dãn nghỉ, đầu tựa trên gối. Tư thế này dành cho người bị hen suyễn.
3.2.4. Tư thế năm sấp
Đầu tựa trên gối, mặt quay sang một bên. Một gối mỏng đặt ở phần bụng dưới và hông để giảm duỗi thái quá vùng thắt lưng. Một gối đặt ở cổ chân để các ngón chân được thoái mái hoặc có thể thòng bàn chân ra khỏi cạnh giường, khớp háng xoay trong để hai gót chân xa nhau.
3.2.5. Tư thế nằm nghiêng 
Một gối đặt ở đầu. Lưng cong về phía trước. Khuỷu gập và ôm gối. Chân kẹp gối. Khớp hông và gối gập. Chân dưới cũng gập nhưng it hơn chân trên. Trong tư thế này, đai vai và khung chậu được ổn định.
3.3. Kỹ thuật thực hiện
Sử dụng sự yên lặng, thôi miên, nhạc êm dịu.
Gợi ý bệnh nhân nghĩ về những điều riêng tư, thú vị.
Sử dụng âm thanh và hình ảnh lặp đi lặp lại
Bệnh nhân được yêu cầu di chuyền các phần cơ thể trong khi đó vẫn nghĩ là làm điều này rất nặng nề. Gợi ý này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi chi thể có những biểu hiện bắt đầu thư dãn như chi dưới rơi xuống.
Ví dụ: bệnh nhân được yêu cầu nâng tay lên trong khi người điều trị gợi ý là sẽ không thể nâng tay lên được, rằng đó là điều quá sức với bệnh nhân. Bệnh nhân sau đó được chỉ dẫn tập trung chú ý vào một chân khác hay vào tay khác khi cử động, sau đó là xoay trở toàn thân.
Tập thở ra sâu và những bệnh nhân có khả năng bị ám thị sẽ nhanh rơi vào giấc ngủ vào cuối giai đoạn tập.

4. Phương pháp vẫy đu đưa

Được dùng để thư dãn cục bộ các chi thể. Tay hay chân được vẫy ra sau và mạnh cho tới khi bệnh nhân cảm thấy tê. Các tiếp thụ cảm giác sẽ quen với cử động lặp đi lặp lại. Có thể sử dụng thêm tạ 0,5 hay 1kg để bệnh nhân nắm ở tay hay cố định ở cổ chân.
Phương pháp vẫy đu đưa này có giá trị làm giảm co cứng bệnh lý ở những bệnh nhân Parkinson nhưng chỉ dùng được trong một giai đoạn ngắn.
Phương pháp vẫy đu đưa đặc biệt thích hợp cho khớp vai, háng, gối và cột sống thắt lưng.

5. Kỹ thuật ức chế cơ chủ động để thư dãn cục bộ

Các kỹ thuật ức chế cơ chủ động được áp dụng cho những cấu trúc cơ bị co rút và sự phân bố thần kinh của cơ còn bình thường.
Mục đích của kỹ thuật là tạo nên sự thư dãn phản xạ cho nhóm cơ đối vận, là cơ bị căng cứng (vì sự tăng trương lực của nhóm cơ này sẽ ngăn can bệnh nhân co nhóm cơ chủ vận) và khuyến khích co chủ động của các nhóm cơ chủ vận.
Chỉ định của kỹ thuật này cho những người bệnh bị giới hạn tầm vận động khớp do đau gây căng cơ, co thắt cơ, co cứng cơ.
Có hai phương pháp để người điều trị có thể thu được phản ứng thư dãn và duỗi dài của nhóm cơ đối vận, đó là co – nghỉ (Contract – Relax) và giữ – nghỉ (Hold – Relax).
Sự khác nhau căn bản giữa hai kỹ thuật này là loại co cơ:
— Kỹ thuật co- nghỉ: sử dụng một sự co cơ đẳng trương của nhóm đối vận.
— Kỹ thuật giữ- nghỉ (như cái tên mà nó được ngụ ý): sử dụng một sự co cơ đẳng trường của nhóm đối vận.
5.1. Kỹ thuật giữ – nghỉ
Là kỹ thuật cung cấp lực kháng trên một nhóm cơ bị căng cứng, bệnh nhân được yêu cầu “giữ” chi thể ở một vị thế trong khi người điều trị sử dụng lực kháng lại sự co cơ của bệnh nhân, điều này tạo nên một sự co cơ đẳng trường cho những cơ bị co cứng mà không tạo cử động.
Khi người điều trị cảm thấy bệnh nhân đã đạt tới mức cuối cùng của khả năng co cơ, người điều trị giữ vững chi thể bệnh nhân, bảo bệnh nhân thư dãn và thả lỏng, với một thời gian ít nhất là bằng hoặc dài hơn thời gian để bệnh nhân co cơ tối đa.
Kỹ thuật này đặc biệt có ích khì bệnh nhân đau co thắt không cử động được.
5.2. Kỳ thuật co – nghỉ
Kỹ thuật này được dùng khi bệnh nhân có tầm vận động nhỏ và bị hạn chế cử động bởi co thắt nhóm cơ đối vận. Kỹ thuật viên đặt tay lên vùng chi cùng chỗ với nhóm cơ đối vận bị co thắt, yêu cầu bệnh nhân co cơ kháng lại mạnh và ngắn lại so với vị thế nghỉ ban đầu. Cuối cử động chi thể được giữ vững, bệnh nhân được yêu cầu thư dãn. Thời gian thư dãn bằng với thời gian co cơ. Sau đó cử động được yêu cầu lặp lại chủ động hoặc thụ động. Tầm vận động khớp có thể được cải thiện. Một lần co – nghỉ tiếp theo cho phép bệnh nhân lấy thêm được một tầm độ nhỏ nữa. Đừng để chi thể quay trở lại vị thế nghỉ ngơi ban đầu, tuy nhiên nên nhỏ hơn tầm độ toàn thể, tức là bệnh nhân không nên quay về tư thế nghỉ ban đầu trong giai đoạn nghỉ mỗi lần co – nghỉ.