“Chơi” trong hoạt động can thiệp trẻ em
Để hiểu đúng về chơi trong hoạt động can thiệp, tham khảo ở đây
Theo Alison Winkworth for SPH211 at Charles Sturt University, NSW, Australia, 2005.
Trước khi trẻ đi học:
- Trò chơi quan trọng trong việc học tập, phát triển về nhận thức và cảm xúc của mọi trẻ em.
- Trò chơi là phương cách qua đó trẻ có kinh nghiệm về thú vui và niềm vui. Thông qua trò chơi, trẻ xử lý và quản lý các cảm xúc của mình, và trải nghiệm sự thành công.
- Thông qua trò chơi, trẻ phát triển tính cách và một cảm nhận tích cực về bản thân, nhận thức được tiềm năng
- Trò chơi giúp trẻ cởi mở óc sáng tạo và trí tưởng tượng, và phát triển các kỹ năng đọc, suy nghĩ và giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng vận động.
- Hiểu được và suy diễn về thế giới xung quanh trẻ. Trò chơi giúp trẻ học được các mối liên hệ và các kỹ năng xã hội, và phát triển các nhận thức về các giá trị và nền tảng đạo đức.
- Trò chơi là “món ăn trí tuệ” giúp cho trí tuệ phát triển các kỹ năng phân tích cần thiết cho việc học tập thành công tại trường. Trò chơi cung cấp nền tảng cho việc học tập, bao gồm ngôn ngữ, tập đọc, kỹ năng tư duy và lý luận. Ngoài ra, trò chơi có cha mẹ cùng tham gia cung cấp những cơ hội rất thuận lợi tạo gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Phân loại
Các thể loại trò chơi “nhận thức”
Trò chơi “biểu tượng” bắt đầu phát triển ở độ tuổi trước khi đến trường, và được nhập vào trò chơi chức năng và giả bộ hoặc diễn kịch.
Trò chơi mang tính chức năng
|
· Trò chơi được lập đi lập lại, cử động cơ bắp, có hoặc không có đối tượng.
· Các kỹ năng vận động và thực hành: các thực hành tạo thích thú, phát triển tính làm chủ trò chơi. · Trò chơi vứt bỏ, làm đầy, chồng chất, tổ chức, nghịch nước, ngoài trời. · Sử dụng đồ vật hoặc đồ chơi theo quy ước, có nghĩa là “đúng” cách. Td: thìa, tách, điện thoại đồ chơi, xe đồ chơi, v.v. · Ở độ tuổi lên 3, khoảng 50% trò chơi của trẻ em mang tính chức năng. · Trẻ có thể chơi đơn độc hoặc song hành. |
Trò chơi mang tính xây dựng
|
· Sáng tạo hoặc làm ra điều gì đó, giải quyết vấn đề.
· Xoay trở các đồ vật để xây dựng hoặc sáng tạo một điều gì đó. · Xây dựng bằng các hình khối. · Nghệ thuật, đồ mỹ thuật, con rối, xếp mảnh ghép. · Khoảng 50% các hoạt động vui chơi dành cho trẻ 4-6 tuổi mang tính xây dựng: quan trọng trong suốt giai đoạn cấp tiểu học. · Phát triển tư duy, kỹ năng lý luận, giải quyết vấn đề và óc sáng tạo. |
Trò chơi mang tính giả bộ hoặc đóng kịch | · Chuyển đổi chính mình, người khác và các đồ vật thành giả bộ.
· Chơi đơn độc hoặc thành nhóm. · Thường diễn ra nhiều nhất trong độ tuổi trước khi đến trường hoặc ở cấp mẫu giáo, sẽ giảm tầm quan trọng khi trẻ lớn dần. · Giúp trẻ xử lý các cảm xúc và các biến cố trong cuộc sống, luyện tập các kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ và phong phú hóa trí tưởng tượng. · Thay thế bằng một tình huống ảo hoặc một vật ảo theo phương cách trò chơi giả bộ một tình huống. |
Trò chơi có Quy luật chơi | · Liên quan các quy luật đã được ấn định trước, bao gồm các trò chơi vẽ bảng, chơi banh, ca hát và bỏ qua một số bước.
· Trở thành điểm vượt trội khi trẻ đạt đến độ tuổi đến trường. · Giúp trẻ học tập và thực hành hoạt động theo kiểu đồng đội, hiểu nhau, tư duy điều hợp lý. · Chấp nhận các quy luật chơi đã được định sẵn và các điều chỉnh trong trò chơi có tổ chức. |
Thể loại trò chơi mang tính xã hội:
- Đơn độc: trẻ chơi một mình, độc lập.
- Song hành: trẻ chơi bên cạnh hơn là chơi cùng trẻ khác.
- Nhóm: trẻ chơi cùng trẻ khác hoặc nhóm trẻ để cùng đạt một mục tiêu.
Các thể loại trò chơi khác:
- Khảo sát: trẻ đi tìm các thông tin về giác quan hoặc kích thích.
- Mạnh bạo và lăn lộn: chơi trò đánh nhau hoặc các trò vui chơi thể chất; (như thể để tập chống lại tấn công, tức đánh nhau thật sự, kèm với ý đồ muốn gây hại hoặc chống đỡ).
- Các trò chơi đuổi bắt: một hoặc nhiều trẻ lên kế hoạch đuổi bắt hoặc thật sự đuổi bắt trẻ khác.
Thế nào là trẻ không chơi
- Ở không: trẻ không chơi đùa. Trẻ thoáng quan tâm nhìn vật gì đó.
- Quan sát: trẻ quan sát trẻ khác chơi. Có thể nói chuyện với trẻ đang chơi nhưng không tham gia chơi.
- Chuyển tiếp: chuẩn bị hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.
Khoảng thời gian trước khi đến trường:
Các hành vi chơi đùa mang tính xã hội thường xuyên nhất:
- Chơi theo nhóm (57% các trò chơi);
- Song hành (27%);
- Chơi đơn độc (16%).
Các hành vi chơi phát triển nhận thức:
- Trò chơi mang tính chức năng (48% các trò chơi);
- Diễn kịch (32%);
- Xây dựng (11%);
- Có quy luật chơi (9%).
Các hành vi trò chơi khác hoặc không mang tính chơi đùa ở thời kỳ trước khi đến trường:
- Khảo sát (58% các trò chơi);
- Đuổi bắt và mạnh bạo và lăn lộn (17% each);
- Tấn công (8%);
- Ở không (31%) – quan sát (6%), chuyển tiếp (25%);
- Khác (38%).
- BS Đỗ Thị Thuý Anh chỉnh lý