Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

DẠY VÀ HỌC DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KHOA HỌC THẦN KINH

Chuyên ngành: Tâm lý căn bản
Giáo dục Y khoa càng cần phải đi hiểu biết cơ bản về người học. Hi vọng cuốn sách này gây được chú ý hơn nữa của bạn đọc, người học hoặc người dạy, cho dù nó được xuất bản cách đây đã 15 năm. Tên bài thay đổi để nhấn mạnh hành vi dạy và học, còn Sư phạm tương tác là một khái niệm hẹp hơn do tiêu chí triển khai trong ngành GD.

- BS Đỗ Thị Thuý Anh

Lời giới thiệu

Giáo dục luôn là mối bận tâm hàng đầu của tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, thế hệ hay vị trí xã hội. Một trong những vấn đề nổi cộm luôn dược đặt ra, đó là chất lượng dạy và học. Nói cách khác, làm thế nào để người học tiếp thu nội dung giáo dục một cách hiệu quả nhất. Từ trước đến nay, các nhà sư phạm, cũng như các nhà quản lý giáo dục thường quan tâm đến các câu hỏi : Dạy cho ai ? Dạy cái gì ? Dạy để làm gì ? Dạy như thế nào ? Nhưng thực ra, cầu hỏi dấu tiên cần quan tâm phải là “Người học học như thế nào ?. Các nhà khoa học, các chuyên gia lí luận dạy học hiện đại đã nghiên cứu đề tìm câu trả lời thỏa dáng, đưa ra một triết lý dạy học dựa trên sự khám phá của khoa học thần kinh nhận thức.

Tiếp cận khoa học thần kinh nhận thức trong học và dạy dựa trên sự vận hành năng động của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên) trong quá trình tiếp thu và xử lí thông tin. Đây là cách tiếp cận về bản chất tự nhiên của hoạt động sư phạm và mang ba đặc điểm cơ bản : là một cách tiếp cận cơ bản, năng động, hệ thống và khoa học về hoạt dộng sư phạm; một tiếp cận lấy người học làm trung tâm và tiếp cận về mối tương tác giữa ba tác nhân chính là người học, người dạy và môi trường.

Thật vậy, yếu tố thứ nhất, người học, có nhiệm vụ tiếp thu kiến thức mới, với sự trợ giúp của yếu tố thứ hai (người dạy) để hoạt động học tập đó dược diễn ra để dàng hơn, dưới sự tác động thường xuyên (tích cực hay tiêu cực) của yếu tố thứ ba (môi trường) đối với quá trình học và phương thức dạy. Quan niệm về vai trò của mỗi một tác nhân này được đật trong bối cảnh nhất định, với cách nhìn tổng thể của hoạt động sự phạm. Tiếp cận này quan tâm đặc biệt đến hành dộng học và dạy trong sự tiến triển của chúng với sự năng động của hệ thần kinh, đó là các giác quan (có nhiệm vụ nắm bắt thông tin), vùng limbic (gây hứng thú), bán cầu não phải (chứa thông tin rời rạc, không đồng nhất), trạng thái “T” (ngưỡng của các thông tin) và bán cầu não trái (sự dồng nhất). Ngoài ra, cách tiếp cận này cho phép người học và người dạy thấu hiểu một cách cụ thể hoạt động sư phạm có ảnh hưởng đèn thái do ứng xử của họ trong lĩnh hội và truyền thụ kiến thức.

Có thể khẳng định ngay rằng tiếp cận khoa học thần kinh về hoạt động học và dạy không phải là một phương pháp, cũng không phải là một kỹ thuật dạy học, mà là một cách tư duy, một định hướng cơ bản, được thiết lập một cách cố định trong ý thức của người học và người dạy. Nếu như phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học mang tính chất của phương tiện hỗ trợ khi chúng ta triển khai hoạt dộng sư phạm trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, thì tiếp cận khoa học thần kinh thuộc phạm trù mục đích. Tiếp cận này quyết định việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật phù hợp theo tinh thần định hướng cơ bản của hoạt động sư phạm.

Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hiếm hoi ở Việt Nam có cơ hội dược trực tiếp hợp tác với hai nhà khoa học TS. Madeleine Roy và TS. Jean-Marc Denommé từ năm 2005. Với sự nhiệt tình, lòng say sưa khoa học của mình, hai giáo sư đã không quản ngại tuổi cao và khoảng cách địa lý, đã sang Việt Nam lầm việc tại nhiều trường, viện khoa học về cách tiếp cận sư pham tương tác. Tại Khoa Sự phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội (tiền thân của Trường Đại học Giáo dục) hai giáo sư đã cùng các nhà Khoa học, giảng viên tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hoàn thiện tiếp cận sư phạm tương tặc, phát triển với một tên gọi đầy đủ hơn, đúng bản chất hơn của “Tiếp cận sự phạm tương tác” là “Sư phạm tương tác”. Một tiếp cận thần kinh trong học và dạy dược xuất bản tại Nhà xuất bản Québecor, Canada, dưới tiêu đề tiếng Pháp: “Approche neuroscientifique de l’apprentissage et de l’enscignement. Essai en mathetique (science de l’apprentissage )”.

Cũng chính từ những nghiên cứu, những đợt tập huấn, đào tạo tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2005-2007 dành cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng và giáo viên phổ thông mà hai giáo sư đã tin tưởng chuyển giao bản quyền cho Trường Đại học Giáo dục chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Các dịch giả là những nhà khoa học được đào tạo tại Pháp, ở các chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học, Tâm lí học; đồng thời cũng là những học viên của các khóa đào tạo, bồi dưỡng về Tiếp cận khoa học thần kinh nhận thức trong học và dạy, do hai giáo sư Québec đảm nhiệm, tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là lần xuất bản đầu tiên bằng tiếng Việt.

Tiếp cận khoa học thần kinh trong học và dạy là một đóng góp khoa học trong giáo dục rất đáng trân trọng, vì sự hiểu biết quá trình học tập và giảng dạy được dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc. Do vậy, tiếp cận khoa học thần kinh mở ra một hướng nghiên cứu khoa học mới trong khoa học giáo dục nói chung và trong lí luận dạy học nói riêng.

Trong tinh thần đó, tôi hân hạnh giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Sư phạm tương tác. Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, của hai tác giả TS. Madeleine Roy và TS. Jean-Marc Denommé, giáo sư Trường Đại học Trois-Rivieres-Québec; bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành.

PGS. TS. NGƯT. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội

LỜI TỰA

Chỉ vì một cái đinh mà sắt móng ngựa bị rơi

Chỉ vì sắt móng ngựa rơi mà mất một con ngựa

Chỉ vì mất một con ngựa mà mất một kỵ mã

Chỉ vì một kỵ mã mà thất trận

Chỉ vì thất trận mà vương quốc bị thâu tóm.

(GS. Andrew Loenz)

Trong suốt sự nghiệp của mình, đặc biệt trong dạy học, đến một lúc nào đó, chúng ta thấy cần phải nhìn nhận lại những hành vi của mình, tìm hiểu tại sao có những hành vi đó và những dư âm của chúng. Cũng chính vì vậy sau nhiều năm giảng dạy ở bậc phổ thông, cao đẳng và dại học, chúng tôi thấy cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại nghề nghiệp của mình. Việc này dã cho phép chúng tôi bố sung kinh nghiệm nghề nghiệp với những kết quả nghiên cứu khoa học được cập nhật về hệ thần kinh và quá trình học tập.

Trong quá trình tự vấn ấy, nhiều câu hỏi và suy nghĩ đã ám ảnh chúng tôi. Chúng ta thực sự dạy vào lúc nào ? và học sinh thực sự học vào thời điểm nào ? Tại sao cùng theo học một môn, một số học sinh đạt kết quả tốt, một số khác lại thất bại ? Liệu chúng ta có quan tâm quá mức đến việc điều chỉnh chương trình học tập mà sao nhãng đến việc trợ giúp cho người học trong quá trình học tập của họ ? Liệu chúng ta đã ý thức được đầy đủ vai trò của môi trường dạy, đã tác động thể nào đến hoạt động dạy học và tác động của môi trường học đến quá trình học tập của học sinh ? Giống như « hiệu ứng bướm » đã được Lorenz mô tả, liệu chúng ta nhận thức đầy đủ các hiện tượng của hiệu ứng dây chuyền, một khi khái niệm nào đó dược hiểu sai, về một môn học bị thất bại, khi phải ở lại lớp, về việc phải nghỉ học hay khi gặp một thất bại trong cuộc sóng ?

Mặt khác, chúng ta sẽ cảm thấy phân khích biết bao khi nghe một số học sinh cũ tâm sự ràng họ đánh giá rất cao mối quan hệ của họ với chúng ta, vì họ đã được chỉ bảo rất tốt, được động viên và hướng dẫn suốt trong quá trình học tập, nhất là khi họ nhận ra rằng sự nhiệt tình, vốn văn hóa và đầu óc mở mang của chúng ta đã để lại dấu ấn tốt dẹp trong họ.

Những băn khoăn trên dã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu một cách tiếp cận cơ bản trong giáo dục, chủ yếu được dựa trên 3 trục chính có mối quan hệ tương hỗ trong hoạt động sư phạm, dó là người học, người dạy và môi trường. Bộ ba này thực chất là các tác nhân chủ yếu tác động vào quá trình học tập. Ngoài vai trò chủ chốt của mình, trong bộ ba này người học là trung tâm thu hút; người dạy được xem là tác nhân can thiệp chủ yếu bên cạnh người học. Trong khi đó, môi trường là nhân tố có tác dộng kích thích hay ngược lại cản trở quá trình học tập và giảng dạy. Đặc biệt, cả người dạy và môi trường đóng vai trò là yếu tố gợi nhắc, nhất là trong phát triển và duy trì các kĩ năng. Chúng ta cần lưu ý một điều rằng, cách tiếp cận này dựa trên những dữ liệu mới nhất của khoa học thần kinh nhận thức, theo chúng tôi điều này đã nói lên tính chất độc đáo, sự tin tưởng và hứa hẹn tương lai của nó.

Tất cả những suy nghĩ của chúng tôi về vai trò của người học, người dạy và môi trường trong hoạt động dạy học, mà chúng tôi có dịp phân tích và tổng hợp lại, nằm trong khái niệm hoàn toàn năng động là Sự phạm tương tác. Từ chục năm nay, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế mà chúng tôi đã có dịp chia sẻ cách nhìn nhận khoa học thần kinh trong dạy học với giảng viên đại học. Chúng tôi đã có nhiều cơ hội thuận lợi được mời đi nước ngoài tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên, trong đó có Việt Nam, cho hơn 325 giảng viên, cũng là những người phụ trách đào tạo bạn đầu cho đội ngũ giáo viên tương lai. Gần đây nhất, Khoa Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (kể từ tháng 4 năm 2009 là Trường Đại học Giáo dục) đã tỏ ra rất quan tâm đến hướng tiếp cận của chúng tôi, do vậy, đã mời chúng tôi đến làm việc với giảng viên trong Khoa, trong thời gian 5 tháng. Hơn thế nữa, Chủ nhiệm khoa là một người rất năng động đã có ý tưởng thích ứng và quảng bá cách tiếp cận này trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhờ vậy mà hiện nay có khoảng 15 giảng viên trong khoa sẵn sàng tham gia tố chức tập huấn cho giáo viên, và có khả năng triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sư phạm tương tác. Những giảng viên đó cũng đã tập huấn thành công về tiếp cận khoa học thần kinh cho 175 giáo viên đến từ nhiều đại học và bộ môn khác nhau.

Trong các đợt tập huấn đó, chúng tôi đã có dịp khẳng định lại tính đúng đắn của Sư phạm tương tác thông qua các kinh nghiệm thực tế trên lớp học của chính giáo viên tham dự. Hơn nữa, các giáo viên giàu kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn đó cũng đã cải thiện được những hoạt động sư phạm của mình thông qua các sáng kiến trong bài giảng; họ tỏ ra thường xuyên quan tâm giúp đỡ, khuyến khích và tạo điều kiện cho người học thành công. Đến lượt mình, người học cảm thấy ngày càng có trách nhiệm với công việc học tập của mình bởi họ thường xuyên dược giáo viên khuyến khích và có hứng thú.

Tập sách này trình bày đầy đủ cách tiếp cận sư phạm mà chúng tôi đã đề xướng và thực nghiệm thành công trong thực tế. Chúng tôi nghĩ rằng cần thiết phải chia sẻ những suy nghĩ của mình về Sư phạm tương tác với các đồng nghiệp, với những giáo viên tương lai và với tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực giáo dục.

Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả những ai đã góp phần cho sự ra đời của tập sách này. Chúng tôi gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các dịch giả và tất cả giảng viên Khoa Sư phạm (Trường Đại học Giáo dục) – Đại học Quốc gia Hà Nội về những góp ý rất xác đáng và những hình họa rất bổ ích của họ.

Lời nói đầu

Tôi có 6 công bộc trung thành (chúng dạy tôi tất cả những điều tôi biết). Chúng tên là: Cái gì, Vì sao, Lúc nào, Như thế nào, Ở đâu và Ai.

-Rudyard Kipling

Từ năm 2000, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách giáo dục. Với mong muốn bảo đảm cho thế hệ trẻ Việt Nam một nền đào tạo tốt nhất, nhiều kiến nghị cấp chính phủ đặc biệt đã nhấn mạnh đến việc “giúp cho người học thay vì học thuộc lòng thì phải biết suy nghĩ” (theo lời của nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiến). Rõ ràng một định hướng như vậy đối lập với cách giáo dục truyền thống – giáo dục khuyến khích sự tuân thủ những lời giảng dạy của thày giáo; và điều tất yếu là cách giáo dục này tạo ra sự thụ động ở người học. Ngược lại, chúng tôi mong muốn người học phải chứng minh sự tự chủ, sự sáng tạo, sự chủ động, tính trách nhiệm của bản thân trong quá trình lĩnh hội tri thức. Theo quan điểm này, một sự đổi mới về mặt sư phạm là cần thiết, đặc biệt ở khâu đào tạo và bồi dưỡng hoàn thiện giảng viên.

Trong công cuộc đối mới mang tầm vĩ mô như vậy, các sáng kiến chỉ giải quyết các vấn đề tổng thể hay ngoại vi thì rõ ràng là không đủ. Khi hành xử của giáo viên và học sinh ở trường học trở nên có vấn đề, chúng ta không thế nào chỉ bằng lòng với các đề xuất về chiến lược, về các công nghệ, về các thay đối mang tính hình thức hay về việc bổ sung thêm nhân lực. Trước khi dùng đến các phương pháp phụ trợ, điều quan trọng là phải đi ngay vào bản chất của vấn đề; đó chính là sự thiếu hiểu biết cơ bản về phương pháp của hoạt động sư phạm (học và dạy) cũng như sự thiếu vắng những đòi hỏi về sự chính xác khoa học của việc nhận thức quá trình học tập.

Theo chúng tôi, vai trò của học sinh và giáo viên và đặc biệt, sự tương tác giữa hai yếu tố này về mặt sư phạm chưa dược khai thác. Chúng ta đã chưa đặt sự chú ý cần thiết cho việc nhận thức hoạt động học và ứng dụng của nó trong phương pháp (tiếp cận) dạy của người dạy. Tương tự, chúng ta rõ ràng cũng đã quá coi nhẹ các yếu tố khác trong môi trường sư phạm ảnh hưởng đến người học và người dạy. Tóm lại, chúng ta thường chú trọng đến các kĩ thuật, hoặc các cách thức đi tắt, không có cơ sở vững chắc. Ngược lại, sư phạm học càng ngày càng cần chú ý đến các dữ liệu gần đây của ngành khoa học thần kinh nhận thức. Ngành khoa học tổng hợp này góp phần giải thích sự lĩnh hội các tri thức mới. Thực chất, việc hiểu thấu đáo “vì sao” và “như thế nào” là rất căn bản, giúp chúng ta hiểu và đồng nhất với những cái chúng ta làm.

Tóm lại chúng tôi đề xuất một cách nhìn mới có tính khoa học về sư phạm học. Chúng tôi khởi động bằng ba câu hỏi căn bản. Các câu hỏi này sẽ phác họa nên bức tranh của Sư phạm tương tác. Socrate, chuyên gia về phương pháp gợi hỏi, nếu như còn sống đến giờ và đang đứng giữa các giáo viên, sẽ rất vui mừng chất vấn các giáo viên như ông đã từng làm trong cuộc dối thoại với Platon “là giáo viên, rõ ràng các bạn biết dạy nghĩa là gì, đúng không?”- “Hiển nhiên là chúng tôi truyền tải tri thức ”-các giáo viên đồng loạt lên tiếng. “Rất tốt”- Socrate trả lời-  Vậy giáo viên truyền tải tri thức như thế nào?” – ” Socrate, vậy là ngài muốn biết giáo viên dạy như thế nào”, Một người trong số đó nói.

Và Socrate tiếp tục đặt cầu hỏi khiến cho các giáo viên phải suy nghĩ và ý thức công việc của mình, công việc của nhà sư phạm. Nhà sư phạm, theo nghĩa nguyên gốc tiếng Hy lạp, là hướng dẫn và giúp đỡ người học. “Nhưng người học thì làm gì?”- Socrate hỏi tiếp. “Họ học, họ nghiên cứu – Các giáo viên trả lời. “Tôi cũng đã nghĩ đến điều này. Nhưng học là gì?”. Một trong các giáo viên khẳng định không ngần ngại “Học có nghĩa là lĩnh hội tri thức”. Socrate vội vã hỏi “Thế người học lĩnh hội tri thức như thế nào?”. Một giáo viên khác nhắc lại “Nói cách khác, ngài muốn biết người học học như thế nào?”.

Socrate tiếp tục gợi mở cho giáo viên một sự thực là thiên nhiên đã trang bị tốt cho con người để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của họ, như dinh dưỡng hoặc hô hấp. Tương tự vậy, chắc chắn để thỏa mãn cơn đói tri thức của con người, tự nhiên cũng đặc ban cho con người những yếu tố cần thiết. Trước khi kết luận, Socrate còn chú ý đẩy vấn đề đi xa hơn: “Với vai trò của người giáo viên là phải giúp đỡ người học lĩnh hội tri thức, người giáo viên sẽ thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào nếu như anh ta không biết học viên của mình học như thế nào?” Như vậy, ai cũng sẽ đồng ý cho rằng câu hỏi đầu tiên phải trả lời đó là “người học học như thế nào ?” Khi có câu trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta sẽ suy ra câu trả lời cho câu hỏi thứ 2 “người dạy dạy như thế nào?”

Nếu còn sống đến thời chúng ta, Socrate chắc chắn cũng sẽ chất vấn nhóm giáo viên về môi trường xung quanh họ cũng như môi trường của người học. Giáo viên sẽ nhận thấy rằng giữa họ và học sinh có những đặc điểm rất khác nhau, và đều sống trong những môi trường khác nhau. Họ cũng sẽ phát hiện ra rằng môi trường đó sẽ có những tác động không ngờ đến vai trò của người dạy và người học. Từ đó, trong bài nói chuyện của mình, chắc rằng Socrate sẽ không ngần ngại bổ sung thêm câu hỏi thứ 3, “Môi trường tác động đến học sinh trong quá trình học tập và người dạy trong quá trình giảng dạy như thế nào?”.

Ba câu hỏi căn bản sẽ là 3 chương của cuốn sách này. Những giải thích dược trình bày cụ thể trong sách sẽ là các thành tố hữu ích và cần thiết để mô tả sư phạm tương tác. Chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích. Phương pháp này sẽ cho phép chúng tôi lý giải các thành phần của sư phạm tương tác trước khi mở ra chương mới, và chương cuối tên là Sư phạm tương tác: một tiếp cận khoa học thần kinh về học tập.

Chương 1 NGƯỜI HỌC HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Chương 2 NGƯỜI DẠY DẠY NHƯ THẾ NÀO?

Chương 3 MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG DẠY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM NHƯ THẺ NÀO?

Chương 4 SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC: MỘT TIẾP CẬN KHOA HỌC THẦN KINH VỀ HỌC TẬP