TÂM LINH
Góp ý bài của PGS.TS Đinh Hồng Hải & Phan Đăng
PGS.TS Đinh Hồng Hải: Chúng ta đang hiểu nhầm về TÂM LINH
Nhà báo Phan Đăng / Diễn Giả PHAN ĐĂNG,
Phan Đăng hỏi chuyện. PGS.TS Đinh Hồng Hải, Chủ nhiệm bộ môn Nhân học Văn hoá (Khoa Nhân học), Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn chia sẻ về bản chất của khái niệm “tâm linh” và cách mà chúng ta đang hiểu nhầm về “tâm linh” trong xã hội hiện nay. (250 N người đăng ký. Tải xuống 881.848 lượt xem Đã công chiếu vào 9 thg 10, 2022.
Tuy nhiên phát hiện quá nhiều … sai sai (!?). Ví dụ:
Chương trình có sự đồng hành của Không gian Văn hoá Nghệ thuật Phật giáo Diệu Tướng Am – Hà Nội: https://dieutuongam.com Nhà báo Phan Đăng // 56:37 – https://www.youtube.com/watch?v=VL693xM8y6E // Save: Thurs, Jan 25, 2024, 09:00 AM
Nên tạm viết đôi dòng;
1/ Giật title “Chúng ta ..”, hàm nghĩa mọi người, chí ít số đông “đang hiểu nhầm”. Nhị vị với danh xưng hàm vị khoa học, báo chí sáng láng, tự nhận vai trò “đính chính”. Đáng tiếc, Quý vị sai ngay mở đầu “từ nguyên” (tra cứu Từ điển). Xin bổ khuyết: Từ điển Hoàng Phê, 02 quyển, cùng Nxb Đà Nẵng, đều có mục từ “Tâm linh”. Quyền xuất bản 2011, in bìa “Từ điển tiếng Việt 2011”, 41.300 từ, 1562 trang, khổ giấy 14,5 x 20,5, trang 1153-1154. Quyền xuất bản 2015 “Từ điển tiếng Việt”, có thêm: “Có chú chữ Hán cho từ ngữ Hán-Việt”, 46.540 mục từ, 54.605 nghĩa từ, 1904 trang, khổ giấy 16 x 24, trang 1403. Xin dẫn Quyển 2015: “Tâm linh, đ, (1), [id] khả năng tự biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra, theo quan niệm duy tâm; [ĐN] linh tính. (2) tâm hồn, tinh thần, [thường có tính chất thiêng liêng], “đời sống tâm linh” …”.
2/ Đồng tình căn bản giải nghĩa của Từ điển Hoàng Phê. Chỉnh lý: Bỏ cụm từ “theo quan niệm duy tâm” [Tranh luận Duy tâm / Duy vật, đồng nhất và phân biệt là “đại sự”, không tiện dẫn giải ngắn ở đây].
3/ Nhấn mạnh: i) Phản biện Đinh Hồng Hải – Phan Đăng (ĐHH-PĐ) rằng Tâm linh tách rời / không phải là tôn giáo. Tâm linh chỉ mới xuất hiện gần đây cho, ví dụ “Du lich Tâm linh”. ii) Nhớ rằng đâu đó đã có dịp bày tỏ: Tâm linh là phần lung linh, sáng láng, thiêng liêng nhất của TÂM, (tâm hồn, tinh thần). Là tổng hoà hiểu biết, kiến thức, trải nghiệm đòi sống thực, bao hàm cả tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục (học và tự học). Con người thực luôn chông chênh giữa 2 nẻo Thiện & Ác, (hoặc gài thêm vùng xám Thiện – Bất thiện – Ác). Và Tâm linh luôn đứng nẻo Thiện, khuyến Thiện, níu giữ con người mọi lúc, mọi nơi, không trượt sang Bất thiện & Ác.
4/ Tạo lập, nuôi dưỡng “đời sống tâm linh”: Trí thức chủ yếu nhờ trí tuệ, khoa học (kể cả cố – trung – hiện đại). Số đông còn lại, (nhóm ngoài trí thức, cũng thường được gọi chung là bình dân), phần nặng hơn nhờ tôn giáo, tín ngưỡng. [Cũng cần nhấn rõ: Phải là tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh, xa lánh những “giả cấy”, mê tín, dị đoan đã và đang nhan nhản “Chợ Trời thật giả đâu chân lý …”)
Viết thêm Thứ Hai, 15-07-2024, 15:30 PM.: TÂM LINH bao quát mọi mặt đời sống. Tuỳ nghi có thể lựa chọn, đi chi tiết một lĩnh vực.
Như dưới đây, đôi điều về TÂM LINH SỨC KHOẺ.
SỐ MỆNH SỨC KHOẺ: Đây là phần Tiên thiên. Tương tự Tiên thiên Thể chất: giới tính, chiều cao, cân nặng. Cá nhân đương sự không thể lựa chọn, mà buộc phải chấp nhận. Phân biệt 2 trạng thái. Chấp nhận mù quáng, botay.com, phó mặc “con tạo xoay vần”, đến đâu hay đó. Chấp nhận thông minh là phải tìm hiểu, nhận biết được SMSK, chủ động hưng cát / chế hung, giải pháp khả thể ngay trong những điều kiện sống hiện hữu.
MÔI TRƯỜNG SỨC KHOẺ: Cổ ngữ gọi chung là PHONG THUỶ tác động đến sức khoẻ. Tạm ghép chung MÔI TRƯỜNG – PHONG THUỶ (MTPT). Có nhiều cấp độ từ vĩ mô đến vi mô. Lớn nhất Vĩ mô chính là Vũ trụ, trong đó Trái Đất con người đang sống. Như xác nhận Vũ trụ / Trái đất hôm nay, sau Big-Bang 14 triệu năm, đã và đang hứng chịu ô nhiễm, biến đổi khí hậu. Hẹp hơn, dần kể đến quốc gia, tỉnh, huyện, xã / phường, làng xóm / khu phố. Hẹp nữa đến mỗi hộ gia đình, cá nhân: nơi ở, làm việc, v.v…
ĂN UỐNG SỨC KHOẺ: Vấn đề đã và đang được nhiều đề cập, lý giải trong những thuyết giảng về “bệnh tòng khẩu nhập”, “biến thức ăn thành thuốc, không để thuốc thành thức ăn”, “thực dưỡng: lý thuyết và thực hành”. V.v…
LUYỆN TẬP SỨC KHOẺ: Định danh LUYỆN TẬP (LT) để phân biệt với HOẠT ĐỘNG (HĐ). Cả hai có phần chung là sự vận động thân thể, trí não, hay THÂN / TÂM. Khác biệt cơ bản: HĐ do yêu cầu công việc, hướng đạt mục tiêu nhất định về kinh tế, văn hoá, xã hội. HĐ vừa sức, vừa tầm, thuận cho sức khoẻ. Trường hợp buộc phải liên tục quá sức, quá tầm, hiển nhiên mâu thuẫn, gây hại sức khoẻ. LT tự giới hạn chỉ hướng đạt mục tiêu sức khoẻ. Đương nhiên cũng có nhứng cấp độ thế nào là vừa sức, vừa tầm, lợi sức khoẻ; tránh quá sức, quá tầm, phát sinh :”lợi bất cập hại”, tổn hại sức khoẻ.
* Tóm tắt: TÂM LINH SỨC KHOẺ có thể kể theo 4 mặt (hoặc 4 chân, như bàn / ghế 4 chân): SỐ MỆNH, MÔI TRƯỜNG / PHONG THUỶ, ĂN UỐNG, LUYỆN TẬP. Song hành với những hoạt động hữu hính của 4 mặt / 4 chân ấy, TÂM LINH là phần vô hình, nhận thức tinh tuý, thiện lành; là chủ / chỉ huy các hoạt động hữu hình như thường thấy.
** Quý bạn đọc quan tâm, xin mời: 1/ Trao đổi, thảo luận; 2/ Giúp tìm hiểu, minh xác TÂM LINH SỨC KHOẺ của chính Quý bạn. // ĐỖ THỊNH, 0378462640, dothinh.thinhchu@gmail.com