NHẬT KÝ THƯ VIỆN
NHẬT KÝ THƯ VIỆN
1. MỘT ĐỜI TẦM GỬI, Vũ Quốc Văn, VNQĐ số 600, Tháng 6-2004, 75-84. // Thứ Sáu, 14-06-2024, 12:12 +
Truyện kéo dài 10 trang, bị/được xếp thứ 7, cuối mục Văn. Nhân vật: Lão Khượt, bộ đội B thứ thiệt, “ba huân chương chiến sĩ giải phòng, hai huân chương chiến công và mấy huy hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, diệt xe cơ giới” [82]. Thêm lời bình: “Những thứ ấy giờ chẳng còn mấy ý nghĩa …”, mặc dù :”nhưng nó là kỷ niệm của đời lão”. Chân quê, không danh, lợi, đủ thứ tai ương gia cảnh: “Vợ lão ba lần xảy, bảy lần sa. Chẳng hiểu sao lần nào cũng sinh ra những quái thai. Mãi sau này chạy chũa mãi mới tọt ra được mụn con gái thì lại vùa câm, vừa điếc” [76]. Và hiện tại là thiên tai: giông bão sập nhà, [Ngay mở đầu truyện: “Bão giật đổ nhà …, tr.75]; cuối truyện: “Lão Khượt nằm vắt mình trên cây chuối đổ …, những người hàng xóm tốt bụng đưa lão đi cấp cứu …, tr. 83-84]. Đối nghịch: Nhu, Tháo, Thắng, quan chức thôn quê đương thời, đủ thói hư tật xấu. Nhu và Tháo: “Già rồi không ở nhà với con cháu còn thích quyền bính, còn cố đấm ăn xôi, tham như mõ”. Thắng, cán bộ tài chính xã, chê mấy ông già thuở trước dấm dúi chỉ mấy thúng thóc, vạn gạch; nay “chỉ cần kê kích điều chỉnh tí đỉnh, phết phẩy tí đỉnh phần trăm công trình, sự án, xà xẻo lô đất mặt đường có mà mua sắm ăn chơi mệt nghỉ suốt đời”, [80]. Đậm nét hơn là Vớ gù, chủ quán Chiều Tím, một kiểu “tư bản thân hữu” làng quê … // Nhiều chữ, nhiều trang giấy như vậy, ý định ĐỜI TẦM GỬI ám chỉ ai? => Bình: 1) Áp vào nhân vật đối lập Nhu, Tháo, Thắng, Vớ gù. Hẳn rồi!. Song nhân vật chính Lão Khượt, theo nghĩa phê bình văn học, đây là nhân vật tưởng tượng, tô hồng “không cầu danh lợi” [76]. Vậy theo nghĩa bình luận xã hội, liệu đây cũng là TẦM GỬI, nội chiến nồi da xáo thịt, danh hiệu hão huyền “giờ chẳng còn mấy ý nghĩa” ?!?!?!
=================================
2. HỎI ĐÁP VỀ THỰC VẬT, Vũ Văn Chuyên, Tập I, 192 tr. 13×19, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1974. // Thứ Sáu, 14-06-2024, 15:15 +
i) Loại sách phổ biến kiến thức phổ thông. Rất cần cho tuổi học đường. Rộng hơn, cũng nên là tài liệu tham khảo.
ii) Lời giới thiệu, [3], có câu: “ Xưa kia … thường trả lời đơn giản là do trời sinh ra. Đó là cách giải thích theo quan điểm duy tâm , không giúp ích gì thiết thực cho đời sống của con người” Đáng tiếc, đã lầm lẫn, “ác kiến” duy tâm / duy vật. Có khoa học duy vật, cũng song hành có khoa học duy tâm.
iii) “Hỏi: Có trường hợp nào cây cử động được … Đáp: Cây Hồng đậu dao động, luôn luôn múa tít hai lá con của mình như người tập thể dục …” [10] Vụ “xá lợi tóc Phật” chù Ba Vàng 2024, há chăng trùng hợp ?
iv) Nhiều giải đáp đơn giản, thú vị. Ví dụ: “Hỏi: Tại sao người xưa lại nói “cây Ngô đồng không trồng mà mọc”? Đáp: Quả Ngô đồng cũng như quả Thầu dầu, khi chín sẽ nổ mạnh và văng hạt đi xa. Vì vậy, trong vườn nhiều khi ta thấy rất nhiều cây Ngô đồng con mọc lên, tuy không ai trồng các cây con đó”, [181].
==========================================
3. Ghi lại mấy trang Facebook Đỗ Thịnh // Thứ Bẩy, 15-06-2024, 10:00
i) 10-06-10:00
Từ Truyện Kiều, luận tội “tà dâm”. Lời phán kết: “Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều – Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm” (2681-2682). Trước đó đã kể: “Thanh lâu hai lượt …” (2668). Song xét rằng: “Lấy tình thâm trả nghĩa thâm – Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời” (2683-2684). => Liên hệ hiện tại: Những trường hợp phải “bán mình” để cứu rỗi người thân (cha mẹ, chồng con tai nạn lớn, đau ốm nặng; học hành của con tốn kém quá lớn, v.v…). Thực sự cũng là “trả nghĩa thâm”. Liệu có được phán kết: “khỏi điều tà dâm” ?!?!?!
ii) 08-06-06:11 ·
Mời bình luận. Đặc biệt các bạn trẻ ?
* NGUYỄN DU: Truyện Kiều
2657. “Có Trời mà cũng tại ta – Tu là cõi* phúc, tình là dây oan” [*dị bản: “cội”]
* NGUYỄN GIA THIỀU: Cung oán ngâm khúc https://www.thivien.net/Nguyen-Gia –
125. Kìa điểu thú là loài vạn vật,
Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng,
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
Đường tác hợp trời kia run rủi,
130. Trốn làm sao cho khỏi nhân tình.
Thôi thôi ngảnh mặt làm thinh,
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao?
iii) 06-06-17:11
“Từ cái cao cả đến cái thấp hèn chỉ gang tấc!”. Dường như đây là một ngạn ngữ France (!?). Truyện ngắn “Sợi tóc” cho một hình ảnh minh hoạ. Tìm NET chỉ thấy “Sợi tóc” của Thạch Lam, rằng “cầm nhầm” áo khoác của bạn có bộn tiền. Tự tranh đấu, thắng được cái thấp hèn, trả lại áo khoác và nguyên ví tiền // Nhớ là có một “Sợi tóc” khác. Nhân vật cơ nhỡ, quá đói, vào nhà bạn định kiếm bữa. Không may vợ chồng bạn vừa dùng bữa xong, hối thúc người hầu làm cơm thết. Chạm tự ái, kiên quyết từ chối. Mời vô phòng ngủ. Gầm giường đặt nồi cơm sót. Mùi cơm bốc thơm phức. Cái đói thêm cồn cào. Thò tay xuống bốc cơm, dễ ợt. Nhưng đó là “sợi tóc”, tự sa ngã xuống thấp hèn … // Cuộc đời thực vô vàn cảnh ngộ đặt con người đối mặt với “sợi tóc”. Giữ được cao cả hay chỉ “nháy mắt / sợi tóc”, sa ngã thấp hèn. Chắp nối tục ngữ Việt: “Mua danh 3 vạn, bán danh 3 xu”.
4. CHA và CON, 421 trang, 15,5 x 25, Nxb Trẻ, HCMC, 2018
Thứ Bẩy, 15-06-2024, 10:30.
4.1.Nhìn trên giá, đọc gáy sách, nghĩ là CHA VÀ CON của văn học Nga cận đại. [Mỗ đọc bản dịch từ Thư viện Đại học KTKH. Tìm mua nguyên bản tiếng Nga. Cầm theo lên Hà Giang nhận công tác UBKH tỉnh. Chân ướt / ráo chua đầy tháng, được / bị điều động “Tăng cường Đoàn Củng cố Quản lý HTXNN huyện Bắc Quang”. Phân công về thôn Cuôm, xã Đồng Tâm, cách bến xe huyện lỵ trọn 1 ngày đi bộ, trèo đèo lội suối không nhớ bao phen. Đến vị trí, giờ hành chính và cả tối sớm họp hành bám HTX. Rảnh ngoài giờ, duy nhất có bản sách tiếng Nga này để “nghiền”, khá nhiều đoạn đến thuộc lòng …].
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cha_va_con: Cha và con là cuốn tiểu thuyết năm 1862 của Ivan Turgenev, và là cuốn nổi tiếng nhất của ông. Tên nguyên văn tiếng Nga: Отцы и дети (Ottsy i Deti), nghĩa đen là “Những người cha và những đứa con”.
Hoàn cảnh ra đời: Những người cha và những đứa con trong cuốn tiểu thuyết trưởng thành giữa hai thế hệ khác nhau, và nhân vật Yevgeny Bazarov được xem như “người Bolshevik đầu tiên” vì tư tưởng triết học hư vô và chống đối tầng lớp bề trên của chàng. Turgenev viết Cha và con để phản ánh sự xung đột giữa các thế hệ mà ông thấy trong xã hội Nga 1830-1840 và sự phát triển của khuynh hướng hư vô. Tất cả những người theo chủ nghĩa này (những người con) tìm kiếm sự thay đổi xã hội Nga lúc bấy giờ theo hướng thân phương Tây. Khuynh hướng này trái ngược với phe thân Xlavơ bảo thủ luôn tin vào Chính giáo Nga. Cha và con có thể được xem như cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của nền văn học Nga.(Những linh hồn chết của Gogol thường được xem như thiên sử thi diễn bằng văn xuôi theo phong cách Hài kịch thần thánh của Dante). Cuốn tiểu thuyết mở ra hai tuyến nhân vật, với sự sụp đổ dần dần của tư tưởng hư vô của Bazarov và Arkady trước tình cảm cá nhân, đặc biệt trong tình huống tình yêu của Bazarov dành cho bà Odintsova và Fenichka. Tiểu thuyết cũng là tác phẩm văn học Nga đầu tiên gây được sự chú ý của phương Tây và sự đồng tình của nhiều tiểu thuyết gia lớn như Gustave Flaubert, Guy de Maupassant, và Henry James, chứng tỏ rằng văn học Nga đã hàm ơn Ivan Turgenev rất nhiều….
4.2. Song thực ra là “Nhiều tác giả VN // Mục lục ghi 44 người” . Bìa 1: “Tình cha con của những người nổi tiếng”. Bìa 2: “Cha và con với những bài viết chân thực, xúc động và hết sức độc đáo về tình cảm, kỷ niệm giữu cha và con …. Có thể gặp vô vàn những cung bậc cảm xúc, tình cảm tri ân sâu nặng, nỗi ân hận muộn màng, niềm thương nhớ khôn nguôi, lòng tựhaof không che giấu, sự kiêu hãnh thầm lặng, những niềm đau không dứt …” . Bìa 3: “Dọn phòng cho hai ông cháu, tôi tìm được mảnh giấy dưới gối nằm của nó. Chỉ vẻn vẹn ba dòng chữ, nhưng nó đã làm tôi ngồi thụp xuống đất, khóc ròng: “Ông ngoại như cây xanh – Ông ngoại nuôi mẹ, nuôi các dì, nuôi các cháu – Ông ngoại biến thành cây khô”. [Văn đoạn trích trong bài của PHẠM THỊ NGỌC LIÊN, nhà thơ-văn-báo, trang 282-288. “Ông ngoại” là PHẠM XUÂN CẦN, 1928 – 1998, trắc địa sư, kiến trúc sư … Viên chức VNCH. Goá vợ “mới ngoài 40 tuổi”. Không tái giá, ở vậy nuôi 4 con gái. “Sau ngày thống nhất 1975, ông phải đi học tập cải tạo một thời gian trước khi nhận quyết định về hưu non … Ngồi nhà trong lúc vẫn đủ sức khoẻ, đủ nhiệt huyết, đủ yêu nghề để đi làm, với ông đau khổ lắm …”. Nó, đứa cháu viết “ba dòng chữ” chua quá 7 tuổi …].
4.3. Liền sau là bài của PHAN AN SA: “một người cha của công việc”, 289-317. Người viết sinh 1945. là con. “người cha” là PHAN KHÔI, 1887-1959. Cả nhà theo VM kháng chiến chông Pháp. Vụ án văn học Nhân văn – Giai phẩm 1956-1957 …[PK tạ thế, ra cơ quan hành chính khai tử ngày 17-01-1959. Chỉ định: chôn ở nghĩa trang Hợp Thiện. [Đám tang không được mô tả. Tuy nhiên, nhớ đọc đâu đó, theo sau xe thổ mộ ngựa kéo, dù người mất có 2 vợ, 10 con trai, gái ruột, chưa kể dâu, rể, và cũng đã khá đông cháu nội, ngoại, chỉ được mấy thân quyến đi theo. Bạn hữu, người hâm mộ, tự lảng tránh, và / hoặc bị ngăn cấm]. Tấm bia “nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn … , khắc chìm hai dòng chữ đơn sơ: Cụ Chương Dân, mất ngày 16-1-1959” ].
- Đỗ Thịnh