Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

ICD 11- RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KINH

Chuyên ngành: Tin tức WHO, Chăm sóc trẻ em, Tâm thần
Bản dịch lần đầu, chưa tham khảo các bản dịch chuyên gia khác và các khái niệm xác xuất thống kê

- BS Đỗ Thị Thuý Anh dịch

6A00_ Disorders of intellectual development
6A01 Developmental speech and language disorders
6A02_ Autism spectrum disorder
6A03_ Developmental learning disorder
6A04_ Developmental motor coordination disorder
6A05_ Attention deficit hyperactivity disorder
6A06 Stereotyped movement disorder
6AOY Other specified neurodevelopmental disorder
6A0Z_ Neurodevelopmental disorder, unspecified
Secondary-parented categories in neurodevelopmental disorders
8AO5.0 Primary tics and tíc disorders
8A05.00 Tourette syndrome
8A05.01 Chronic motor tics disorder
8A05.02 Chronic phonic tics disorder

Mô tả: Rối loạn phát triển thần kinh là các rối loạn hành vi và nhận thức phát sinh trong giai đoạn phát triển, gây ra những khó khăn đáng kể trong việc tiếp thu và thực hiện các chức năng trí tuệ, vận động hoặc xã hội biệt định. Mặc dù những khiếm khuyết về hành vi và nhận thức có mặt trong nhiều rối loạn tâm thần và hành vi, có thể phát sinh trong giai đoạn phát triển, (ví dụ, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực), nhưng chỉ những rối loạn có đặc điểm cốt lõi là phát triển thần kinh mới được đưa vào nhóm này. Nguyên nhân được cho là của rối loạn phát triển thần kinh là phức tạp và trong nhiều trường hợp riêng lẻ vẫn chưa được biết rõ.

Được mã hóa ở nơi khác:

  • Tics tiên phát hoặc rối loạn tic (8A05.0)
  • Hội chứng rối loạn phát triển thần kinh thứ phát (6E60)

6A00 Rối loạn phát triển trí tuệ

Mô tả: Rối loạn phát triển trí tuệ là một nhóm các tình trạng đa dạng về nguyên nhân, bắt nguồn trong giai đoạn phát triển, được đặc trưng bởi chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng dưới mức trung bình đáng kể, ở khoảng hai hoặc nhiều hơn độ lệch chuẩn dưới mức trung bình (xấp xỉ dưới phân vị thứ 2-3), dựa trên trên các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được quy định phù hợp, được thực hiện riêng lẻ. Khi không có các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa và định danh phù hợp, việc chẩn đoán rối loạn phát triển trí tuệ đòi hỏi phải dựa nhiều hơn vào đánh giá lâm sàng, với các tiêu chí về hành vi có thể so sánh được.

Lưu ý Mã hóa: Sử dụng mã bổ sung, nếu muốn, để xác định bất kỳ nguyên nhân nào đã biết.

6A00.0 Rối loạn phát triển trí tuệ, nhẹ

Mô tả: Rối loạn phát triển trí tuệ là một nhóm các tình trạng đa dạng về nguyên nhân, bắt nguồn trong giai đoạn phát triển, được đặc trưng bởi chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng dưới mức trung bình đáng kể, ở khoảng hai hoặc nhiều hơn độ lệch chuẩn dưới mức trung bình (xấp xỉ dưới phân vị thứ 2-3), dựa trên trên các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được quy định phù hợp, được thực hiện riêng lẻ. Khi không có các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa và định danh phù hợp, việc chẩn đoán rối loạn phát triển trí tuệ đòi hỏi phải dựa nhiều hơn vào đánh giá lâm sàng, với các tiêu chí về hành vi có thể so sánh được.

Lưu ý Mã hóa: Sử dụng mã bổ sung, nếu muốn, để xác định bất kỳ nguyên nhân nào đã biết.

6A00.1 Rối loạn phát triển trí tuệ, mức độ vừa

Mô tả: Rối loạn phát triển trí tuệ ở mức độ vừa là một tình trạng bắt nguồn trong giai đoạn phát triển được đặc trưng bởi chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng dưới mức trung bình đáng kể, ở khoảng ba đến bốn độ lệch chuẩn dưới mức trung bình (khoảng 0,003 – 0,1 phần trăm). Dựa trên định danh phù hợp, các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được thực hiện riêng cho cá nhân, hoặc bằng các tiêu chí hành vi tương đương khi không có trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa. Ngôn ngữ và khả năng tiếp thu các kỹ năng học tập của những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn phát triển trí tuệ ở mức độ vừa có khác nhau nhưng nhìn chung chỉ giới hạn ở các kỹ năng cơ bản. Một số có thể thành thạo các hoạt động tự chăm sóc cơ bản, nội trợ và thực hành. Hầu hết những người bị ảnh hưởng đều cần sự hỗ trợ đáng kể và nhất quán để đạt được cuộc sống và việc làm độc lập khi trưởng thành.

6A00.2 Rối loạn phát triển trí tuệ, nặng

Mô tả: Rối loạn nặng về phát triển trí tuệ là một tình trạng bắt nguồn trong giai đoạn phát triển được đặc trưng bởi chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng dưới mức trung bình đáng kể, ở độ lệch chuẩn thấp hơn mức trung bình khoảng bốn lần (nhỏ hơn khoảng 0,003 phần trăm). Dựa trên định danh thích hợp, các trắc nghiệm tiêu chuẩn được quy định, được thực hiện riêng lẻ, hoặc thay bằng các tiêu chí hành vi tương đương khi không có trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa. Những người bị ảnh hưởng thể hiện rất hạn chế về ngôn ngữ và khả năng tiếp thu các kỹ năng học tập. Họ cũng có thể bị suy giảm khả năng vận động và thường cần được hỗ trợ hàng ngày trong môi trường được giám sát để được chăm sóc đầy đủ, nhưng có thể có được các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản thông qua đào tạo chuyên sâu. Các rối loạn nặng và nghiêm trọng về phát triển trí tuệ được phân biệt riêng dựa trên sự khác biệt về hành vi thích ứng vì các trắc nghiệm trí tuệ tiêu chuẩn hiện tại không thể phân biệt một cách đáng tin cậy hoặc hợp quy giữa các cá nhân có chức năng trí tuệ dưới phân vị thứ 0,003.

6A00.3 Rối loạn phát triển trí tuệ, nghiêm trọng

Mô tả: Rối loạn nghiêm trọng về phát triển trí tuệ là một tình trạng bắt nguồn trong giai đoạn phát triển, được đặc trưng bởi chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng dưới mức trung bình đáng kể, có độ lệch chuẩn thấp hơn mức trung bình khoảng bốn lần (khoảng dưới 0,003 phần trăm). Dựa trên định danh thích hợp, các trắc nghiệm tiêu chuẩn được quy định, được thực hiện riêng lẻ, hoặc thay bằng các tiêu chí hành vi tương đương khi không có trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa. Những người bị ảnh hưởng rất hạn chế trong khả năng giao tiếp và khả năng tiếp thu các kỹ năng học tập bị hạn chế ở các kỹ năng cố định cơ bản. Họ cũng có thể bị suy giảm vận động và cảm giác đồng thời, và thường cần được hỗ trợ hàng ngày trong môi trường được giám sát để được chăm sóc đầy đủ. Các rối loạn nặng và nghiêm trọng về phát triển trí tuệ được phân biệt riêng dựa trên sự khác biệt về hành vi thích ứng vì các trắc nghiệm trí tuệ tiêu chuẩn hiện tại không thể phân biệt một cách đáng tin cậy hoặc hợp quy giữa các cá nhân có chức năng trí tuệ dưới phân vị thứ 0,003.

6A00.4 Rối loạn phát triển trí tuệ, tạm thời

Mô tả: Rối loạn phát triển trí tuệ, tạm thời được chỉ định khi có bằng chứng về rối loạn phát triển trí tuệ nhưng cá nhân đó là trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới bốn tuổi hoặc không thể tiến hành đánh giá hợp lệ về chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng vì suy giảm cảm giác hoặc thể chất (ví dụ: mù, điếc trước ngôn ngữ), khuyết tật vận động, hành vi có vấn đề nghiêm trọng hoặc rối loạn tâm thần và hành vi đồng thời.

6A00.Z Rối loạn phát triển trí tuệ, không biệt định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

Lưu ý Mã hóa: Sử dụng mã bổ sung, nếu muốn, để xác định bất kỳ nguyên nhân nào đã biết.

6A01 Rối loạn lời nói hoặc ngôn ngữ phát triển

Mô tả: Rối loạn lời nói hoặc ngôn ngữ phát triển, phát sinh trong giai đoạn phát triển và được đặc trưng bởi những khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt lời nói và ngôn ngữ, hoặc sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh cho mục đích giao tiếp nằm ngoài giới hạn các biến thể bình thường, được dự kiến ​​​​đối với độ tuổi và mức chức năng trí tuệ. Các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ quan sát được không phải do các yếu tố xã hội hoặc văn hóa (ví dụ: phương ngữ vùng) và không được giải thích đầy đủ bởi các bất thường về giải phẫu hoặc thần kinh. Nguyên nhân được giả định của rối loạn phát triển lời nói hoặc ngôn ngữ rất phức tạp, và trong nhiều trường hợp riêng lẻ vẫn chưa được biết rõ.

6A01.0 Rối loạn phát triển âm lời nói

Mô tả: Rối loạn phát triển âm lời nói được đặc trưng bởi những khó khăn trong việc tiếp thu, diễn đạt và tri nhận lời nói dẫn đến lỗi phát âm, về số lượng hoặc loại lỗi phát âm hoặc chất lượng tổng thể của việc diễn đạt lời nói, nằm ngoài giới hạn các biến thể bình thường, được dự kiến đối với độ tuổi và mức chức năng trí tuệ, dẫn đến suy giảm trí tuệ và ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp. Các lỗi phát âm phát sinh trong giai đoạn phát triển sớm và không thể giải thích được bằng các biến thể xã hội, văn hóa và các yếu tố môi trường khác (ví dụ: phương ngữ địa phương). Các lỗi phát âm không được giải thích đầy đủ là do khiếm thính hoặc bất thường về cấu trúc hoặc thần kinh.

Bao gồm: Rối loạn cấu âm chức năng

Loại trừ:

  • Điếc không biệt định nơi khác (AB52)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)
  • Thất vận ngôn (MA80.2)

6A01.1 Rối loạn phát triển lời nói trôi chảy

Mô tả: Rối loạn phát triển nói trôi chảy được đặc trưng bởi sự gián đoạn dai dẳng và thường xuyên hoặc lan tỏa của nhịp điệu lời nói, phát sinh trong giai đoạn phát triển và nằm ngoài giới hạn biến thể bình thường, dự kiến ​​theo độ tuổi và mức độ chức năng trí tuệ, và dẫn đến giảm trí tuệ và ảnh hưởng đến giao tiếp đáng kể. Nó có thể bao gồm việc lặp lại âm thanh, âm tiết hoặc từ, kéo dài, ngắt từ, tắc nghẽn việc phát âm, sử dụng quá nhiều thán từ và bùng phát ngắt quãng nhanh trong lời nói.

Loại trừ: Rối loạn Tic (8A05)

6A01.2 Rối loạn ngôn ngữ phát triển

Mô tả: Rối loạn ngôn ngữ phát triển được đặc trưng bởi những khó khăn dai dẳng trong việc tiếp thu, hiểu, diễn đạt hoặc sử dụng ngôn ngữ (nói hoặc ký hiệu), phát sinh trong giai đoạn phát triển, điển hình là trong thời thơ ấu và gây ra những hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp của cá nhân. Khả năng hiểu, diễn đạt hoặc sử dụng ngôn ngữ của cá nhân thấp hơn rõ rệt so với mức độ mong đợi đối với độ tuổi và mức độ chức năng trí tuệ của cá nhân. Khiếm khuyết ngôn ngữ không được giải thích bởi một rối loạn phát triển thần kinh khác hoặc suy giảm cảm giác hoặc bệnh lý thần kinh, bao gồm cả ảnh hưởng chấn thương hoặc nhiễm trùng não.

Loại trừ:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (6A02)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)
  • Điếc không có biệt định khác (AB52)
  • Mất lời nói chọn lọc (6B06)

6A01.20 Rối loạn ngôn ngữ phát triển với sự suy giảm ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt

Mô tả: Rối loạn ngôn ngữ phát triển với sự suy giảm khả năng tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ được đặc trưng bởi những khó khăn dai dẳng trong việc tiếp thu, hiểu, diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ phát sinh trong giai đoạn phát triển, điển hình là trong thời thơ ấu, và gây ra những hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp của cá nhân. Khả năng hiểu ngôn ngữ nói hoặc ký hiệu (tức là ngôn ngữ tiếp thu) thấp hơn rõ rệt so với mức mong đợi tùy theo độ tuổi và mức độ chức năng trí tuệ của cá nhân, đồng thời kèm theo sự suy giảm dai dẳng về khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu (tức là ngôn ngữ diễn đạt).

Bao gồm:

  • thất ngôn hoặc mất ngôn ngữ phát triển, loại tiếp thu
  • mất ngôn ngữ Wernicke phát triển

Loại trừ:

  • Mất ngôn ngữ mắc phải kèm theo động kinh [Landau-Kleffner] (8A62.2)
  • Rối loạn phổ tự kỷ (6A02)
  • Mất lời nói có chọn lọc (6B06)
  • Mất ngôn ngữ NOS (MA80.1)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)
  • Điếc không biệt định khác (AB52)

6A01.21 Rối loạn ngôn ngữ phát triển với sự suy giảm ngôn ngữ diễn đạt chủ yếu

Mô tả: Rối loạn ngôn ngữ phát triển với sự suy giảm ngôn ngữ diễn đạt chủ yếu được đặc trưng bởi những khó khăn dai dẳng trong việc tiếp thu, diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ phát sinh trong giai đoạn phát triển, điển hình là trong thời thơ ấu và gây ra những hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp của cá nhân. Khả năng tạo ra và sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ký hiệu (tức là ngôn ngữ diễn đạt) thấp hơn rõ rệt so với mức mong đợi tùy theo độ tuổi và mức độ chức năng trí tuệ của cá nhân, nhưng khả năng hiểu ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu (tức là ngôn ngữ tiếp thu) là tương đối nguyên vẹn.

Bao gồm: thất ngôn hoặc mất ngôn ngữ, loại diễn đạt

Loại trừ:

  • Mất ngôn ngữ mắc phải kèm theo động kinh [Landau-Kleffner] (8A62.2)
  • Mất lời nói có chọn lọc (6B06)
  • Thất ngôn hoặc mất ngôn ngữ: phát triển, loại tiếp thu (6A01.20)
  • Thất ngôn NOS (MA80.1)
  • Mất ngôn ngữ NOS (MA80.0)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)
  • Điếc không biệt định khác (AB52)

6A01.22 Rối loạn ngôn ngữ phát triển với sự suy giảm ngôn ngữ thực dụng điển hình

Mô tả: Rối loạn ngôn ngữ phát triển với sự suy giảm ngôn ngữ thực dụng chủ yếu được đặc trưng bởi những khó khăn dai dẳng và rõ rệt trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội, ví dụ như đưa ra suy luận, hiểu sự hài hước bằng lời nói và giải quyết ý nghĩa mơ hồ, điển hình là trong thời thơ ấu, và gây ra những hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp của cá nhân. Khả năng ngôn ngữ thực dụng thấp hơn rõ rệt so với mức độ mong đợi tùy theo độ tuổi và mức độ hoạt động trí tuệ của cá nhân, nhưng các thành phần khác của ngôn ngữ, tiếp thu và diễn đạt vẫn tương đối nguyên vẹn. Không nên sử dụng phân loại nếu sự suy giảm ngôn ngữ thực dụng được giải thích rõ hơn bởi Rối loạn Phổ Tự kỷ hoặc bởi sự suy giảm các thành phần khác của ngôn ngữ, tiếp thu hoặc diễn đạt.

Loại trừ:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (6A02)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)
  • Mất lời nói có chọn lọc (6B06)

6A01.23 Rối loạn ngôn ngữ phát triển, kèm theo suy giảm ngôn ngữ biệt định khác

Mô tả: Rối loạn ngôn ngữ phát triển kèm theo suy giảm ngôn ngữ biệt định khác, được đặc trưng bởi những khó khăn dai dẳng trong việc tiếp thu, hiểu, diễn đạt hoặc sử dụng ngôn ngữ (nói hoặc ký hiệu), phát sinh trong giai đoạn phát triển, và gây ra những hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp của cá nhân. Mô hình khiếm khuyết cụ thể về khả năng ngôn ngữ không được thể hiện đầy đủ trong bất kỳ loại rối loạn ngôn ngữ phát triển nào khác.

Loại trừ:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (6A02)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)
  • Rối loạn phát triển trí tuệ (6A00)
  • Mất lời nói có chọn lọc (6B06)

6A01.Y Rối loạn lời nói hoặc ngôn ngữ phát triển biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

6A01.Z Rối loạn lời nói hoặc ngôn ngữ phát triển, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

 6A02 Rối loạn phổ tự kỷ

Mô tả: Rối loạn phổ tự kỷ được đặc trưng bởi khiếm khuyết dai dẳng về khả năng bắt đầu và duy trì sự tương tác xã hội, và giao tiếp xã hội qua lại, cũng như bởi một loạt các kiểu hành vi và sở thích bị hạn chế, lặp đi lặp lại, và không linh hoạt. Khởi phát trong quá trình phát triển, điển hình là ở thời thơ ấu, nhưng các triệu chứng có thể không biểu hiện đầy đủ cho đến sau này, khi nhu cầu xã hội vượt quá khả năng bị hạn chế. Khiếm khuyết đủ nghiêm trọng để gây ra sự suy giảm chức năng cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác, thường là một đặc điểm lan toả  về chức năng của cá nhân có thể quan sát được trong mọi môi trường, mặc dù chúng có thể thay đổi tùy theo bối cảnh xã hội, giáo dục hoặc bối cảnh khác. Các cá nhân trong phạm vi phổ thể hiện đầy đủ các chức năng trí tuệ và khả năng ngôn ngữ.

Bao gồm:

  • Rối loạn tự kỷ
  • Chậm phát triển lan tỏa

Loại trừ:

  • Rối loạn ngôn ngữ phát triển (6A01.2)
  • Tâm thần phân liệt hoặc rối loạn loạn thần nguyên phát khác (6A20-6A2Z)

6A02.0 Rối loạn phổ tự kỷ không có rối loạn phát triển trí tuệ và có suy giảm chức năng ngôn ngữ nhẹ hoặc không

Mô tả: Tất cả các yêu cầu xác định về rối loạn phổ tự kỷ đều được đáp ứng, chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng được cho là ít nhất nằm trong phạm vi trung bình (xấp xỉ lớn hơn phân vị thứ 2,3) và chỉ có sự suy giảm nhẹ hoặc không có suy giảm về khả năng của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chức năng (nói hoặc ký hiệu) như là công cụ, chẳng hạn như để bày tỏ nhu cầu và mong muốn cá nhân.

6A02.1 Rối loạn phổ tự kỷ kèm theo rối loạn phát triển trí tuệ và suy giảm chức năng ngôn ngữ ở mức độ nhẹ hoặc không

Mô tả: Tất cả các yêu cầu về định nghĩa đối với cả rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển trí tuệ đều được đáp ứng và chỉ có sự suy giảm nhẹ hoặc không ảnh hưởng về khả năng sử dụng ngôn ngữ chức năng (nói hoặc ký hiệu) của cá nhân như là công cụ, chẳng hạn như để bày tỏ nhu cầu và mong muốn cá nhân.

6A02.2 Rối loạn phổ tự kỷ không có rối loạn phát triển trí tuệ và có suy giảm chức năng ngôn ngữ

Mô tả: Tất cả các yêu cầu về xác định đối với cả rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển trí tuệ đều được đáp ứng và chỉ có sự suy giảm nhẹ hoặc không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ chức năng (nói hoặc ký hiệu) của cá nhân như là công cụ, chẳng hạn như để bày tỏ nhu cầu và mong muốn cá nhân. .

6A02.3 Rối loạn phổ tự kỷ kèm theo rối loạn phát triển trí tuệ và suy giảm chức năng ngôn ngữ

Mô tả: Tất cả các yêu cầu về xác định đối với cả rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển trí tuệ đều được đáp ứng và có sự suy giảm rõ rệt về ngôn ngữ chức năng (nói hoặc ký hiệu) so với độ tuổi của cá nhân, trong đó cá nhân không thể sử dụng nhiều hơn các từ đơn hoặc cụm từ đơn giản như là công cụ, chẳng hạn như để thể hiện nhu cầu và mong muốn cá nhân.

6A02.4 Rối loạn phổ tự kỷ không có rối loạn phát triển trí tuệ và không có ngôn ngữ chức năng

Mô tả: Tất cả các yêu cầu xác định về rối loạn phổ tự kỷ đều được đáp ứng, chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng được cho là ít nhất nằm trong phạm vi trung bình (khoảng lớn hơn phân vị thứ 2,3), và hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không có khả năng tương ứng với độ tuổi của cá nhân để sử dụng ngôn ngữ chức năng (nói hoặc ký hiệu) như là công cụ, chẳng hạn như để bày tỏ nhu cầu và mong muốn cá nhân.

6A02.5 Rối loạn phổ tự kỷ kèm theo rối loạn phát triển trí tuệ và thiếu ngôn ngữ chức năng

Mô tả: Tất cả các yêu cầu về xác định đối với cả rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển trí tuệ đều được đáp ứng và hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không có khả năng tương ứng độ tuổi của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ chức năng (nói hoặc ký hiệu) như là công cụ, chẳng hạn như để bày tỏ nhu cầu và mong muốn cá nhân

6A02.Y Rối loạn phổ tự kỷ biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

6A02.Z Rối loạn phổ tự kỷ, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

6A03 Rối loạn học tập phát triển

Mô tả: Rối loạn học tập phát triển được đặc trưng bởi những khó khăn đáng kể và dai dẳng trong việc học các kỹ năng học đường, có thể bao gồm đọc, viết hoặc số học. Hiệu ứng của cá nhân trong (các) kỹ năng học tập bị ảnh hưởng, thấp hơn rõ rệt so với mức độ mong đợi ở độ tuổi theo thời gian và mức độ chức năng trí tuệ tổng thể, và dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng học tập học đường hoặc nghề nghiệp của cá nhân. Rối loạn học tập phát triển biểu hiện đầu tiên khi các kỹ năng học tập được dạy trong những năm đầu đi học, không phải do rối loạn phát triển trí tuệ, suy giảm giác quan (thị giác hoặc thính giác), rối loạn thần kinh hoặc vận động, thiếu giáo dục, thiếu thành thạo ngôn ngữ học đường hoặc nghịch cảnh tâm lý xã hội.

Loại trừ: Rối loạn biểu tượng hoá (MB4B)

6A03.0 Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng đọc

Mô tả: Rối loạn học tập phát triển kèm suy giảm khả năng đọc được đặc trưng bởi những khó khăn đáng kể và dai dẳng trong việc học các kỹ năng học đường liên quan đến đọc, chẳng hạn như đọc chính xác từ, đọc trôi chảy và đọc hiểu của cá nhân thấp hơn rõ rệt so với mong đợi, theo tuổi tác và mức độ chức năng trí tuệ, và dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng học đường hoặc nghề nghiệp của cá nhân. Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng đọc không phải do rối loạn phát triển trí tuệ, suy giảm cảm giác (thị giác hoặc thính giác), rối loạn thần kinh và vận động, sự sẵn có của giáo dục, kém thông thạo ngôn ngữ học đường hoặc nghịch cảnh tâm lý xã hội.

Bao gồm: Khó đọc phát triển

Loại trừ: Rối loạn phát triển trí tuệ (6A00)

6A03.1 Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng diễn đạt bằng văn bản

Mô tả: Rối loạn phát triển học tập với sự suy giảm khả năng diễn đạt bằng văn bản được đặc trưng bởi những khó khăn đáng kể và dai dẳng trong việc học các kỹ năng học đường liên quan đến viết, chẳng hạn như độ chính xác về chính tả, ngữ pháp và dấu câu, cũng như khả năng tổ chức và mạch lạc của các ý tưởng trong văn bản, dưới mức mong đợi đối với độ tuổi theo thời gian và mức độ chức năng trí tuệ và dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng học đường hoặc nghề nghiệp của cá nhân. Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng diễn đạt bằng văn bản không phải do rối loạn phát triển trí tuệ, suy giảm cảm giác (thị giác hoặc thính giác), rối loạn thần kinh hoặc vận động, thiếu giáo dục, thiếu thông thạo ngôn ngữ học đường hoặc nghịch cảnh tâm lý xã hội.

Loại trừ: Rối loạn phát triển trí tuệ (6A00)

6A03.2 Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng toán học

Mô tả: Rối loạn học tập phát triển kèm suy giảm khả năng toán học được đặc trưng bởi những khó khăn đáng kể và dai dẳng trong việc học các kỹ năng học đường liên quan đến toán học hoặc số học, chẳng hạn như cảm nhận về số, ghi nhớ các số liệu, tính toán chính xác, tính toán trôi chảy và khả năng suy luận toán học chính xác của cá nhân, về toán học hoặc số học, thấp hơn rõ rệt so với mức độ phát triển và độ tuổi theo trình tự thời gian và mức độ chức năng trí tuệ và gây ra sự suy giảm đáng kể trong hoạt động học đường hoặc nghề nghiệp của cá nhân, suy giảm cảm giác (thị giác hoặc thính giác), rối loạn thần kinh, thiếu giáo dục, thiếu thông thạo ngôn ngữ học đường hoặc nghịch cảnh tâm lý xã hội.

Loại trừ: Rối loạn phát triển trí tuệ (6A00)

6A03.3 Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng học tập biệt định khác

Mô tả: Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng học tập biệt định khác, được đặc trưng bởi những khó khăn đáng kể và dai dẳng trong việc học các kỹ năng học đường ngoài đọc, toán và diễn đạt bằng văn bản của cá nhân đó, ở mức thấp hơn rõ rệt so với những gì được mong đợi ở độ tuổi theo thời gian và mức độ chức năng trí tuệ và dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng học đường hoặc nghề nghiệp của cá nhân. Rối loạn học tập phát triển kèm theo suy giảm khả năng học tập biệt định khác không phải do rối loạn phát triển trí tuệ, suy giảm cảm giác (thị giác hoặc thính giác), rối loạn thần kinh, thiếu sự sẵn có của giáo dục, thiếu trình độ thông thạo ngôn ngữ học đường hoặc nghịch cảnh tâm lý xã hội.

Loại trừ: Rối loạn phát triển trí tuệ (6A00)

6A03.Z Rối loạn học tập phát triển, không biệt định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không biệt định’.

6A04 Rối loạn phối hợp vận động phát triển

Mô tả: Rối loạn phối hợp vận động phát triển được đặc trưng bởi sự chậm trễ đáng kể trong việc tiếp thu các kỹ năng vận động thô và tinh tế cũng như sự suy giảm khả năng thực hiện các kỹ năng vận động phối hợp biểu hiện ở sự vụng về, chậm chạp hoặc không chính xác khi thực hiện các kỹ năng vận động phối hợp, thấp hơn đáng kể so với mức dự kiến ​​dựa trên độ tuổi theo thời gian và mức độ chức năng trí tuệ của cá nhân. Khó khăn về kỹ năng vận động phối hợp bắt đầu xảy ra trong giai đoạn phát triển và thường biểu hiện rõ ràng từ thời thơ ấu. Những khó khăn về kỹ năng vận động phối hợp gây ra những hạn chế đáng kể và dai dẳng trong hoạt động chức năng (ví dụ: trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, học ở trường, và các hoạt động khi cần thiết và giải trí). Những khó khăn về kỹ năng vận động phối hợp không chỉ do Bệnh về Hệ Thần kinh, Bệnh về Hệ Cơ xương hoặc Mô Liên kết, suy giảm cảm giác và không được giải thích rõ hơn là Rối loạn Phát triển Trí tuệ. .

Bao gồm: Rối loạn phối hợp vận động miệng

Loại trừ:

  • Dáng đi và khả năng vận động bất thường (MB44)
  • Các bệnh về hệ cơ xương hoặc mô liên kết (FA00-FC0Z)
  • Các bệnh về hệ thần kinh (8A00-8E7Z)

6A05 Rối loạn tăng động giảm chú ý

Mô tả: Rối loạn tăng động giảm chú ý được đặc trưng bởi tình trạng mất chú ý và/hoặc tăng động-xung động kéo dài (ít nhất 6 tháng), khởi phát trong giai đoạn phát triển, thường là từ đầu đến giữa thời thơ ấu, nằm ngoài giới hạn của sự thay đổi bình thường theo độ tuổi và mức độ chức năng trí tuệ và cản trở đáng kể đến hoạt động học tập, nghề nghiệp hoặc xã hội. Không chú ý đề cập đến khó khăn đáng kể trong việc duy trì sự chú ý vào các nhiệm vụ không có mức độ kích thích cao hoặc không có các phần thưởng thường xuyên, gây mất tập trung và các vấn đề với tổ chức. Tăng động đề cập đến hoạt động vận động quá mức và khó khăn khi đứng yên, thể hiện rõ nhất trong các tình huống có cấu trúc đòi hỏi sự tự kiểm soát về hành vi. Tính xung động là xu hướng hành động để đáp lại các kích thích tức thời mà không cân nhắc hoặc xem xét các rủi ro và hậu quả. Sự cân bằng tương đối và các biểu hiện cụ thể của các đặc điểm kém chú ý và hiếu động thái quá khác nhau giữa các cá nhân và có thể thay đổi trong quá trình phát triển. Để chẩn đoán rối loạn, mô hình hành vi phải được quan sát rõ ràng trong nhiều bối cảnh.

Bao gồm:

  • rối loạn thiếu tập trung với hiếu động
  • hội chứng thiếu chú ý với hiếu động

Loại trừ:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (6A02)
  • Hành vi gây rối hoặc rối loạn mất xã hội (6C90-6C9Z)

6A05.0 Rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện chủ yếu là giảm chú ý

Mô tả: Tất cả các yêu cầu về xác định đối với rối loạn tăng động giảm chú ý đều được đáp ứng và các triệu chứng thiếu chú ý chiếm ưu thế trong biểu hiện lâm sàng. Giảm chú ý đề cập đến khó khăn đáng kể trong việc duy trì sự chú ý đối với các nhiệm vụ không mang lại mức độ kích thích cao hoặc các phần thưởng thường xuyên, gây mất tập trung và các vấn đề về tổ chức. Một số triệu chứng tăng động-xung động cũng có thể xuất hiện, nhưng những triệu chứng này không có ý nghĩa lâm sàng so với các triệu chứng thiếu chú ý.

6A05.1 Rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện chủ yếu là tăng động-xung động

Mô tả: Tất cả các yêu cầu xác định về rối loạn tăng động giảm chú ý đều được đáp ứng và các triệu chứng tăng động-xung động chiếm ưu thế trong biểu hiện lâm sàng. Tăng động đề cập đến hoạt động vận động quá mức và khó khăn khi đứng yên, thể hiện rõ nhất trong các tình huống có cấu trúc đòi hỏi sự tự kiểm soát về hành vi. Tính xung động là xu hướng hành động để đáp lại các kích thích tức thời mà không cân nhắc hoặc xem xét các rủi ro và hậu quả. Một số triệu chứng giảm chú ý cũng có thể xuất hiện nhưng những triệu chứng này không có ý nghĩa lâm sàng so với các triệu chứng tăng động-bốc đồng.

6A05.2 Rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện kết hợp

Mô tả: Tất cả các yêu cầu về xác định đối với rối loạn tăng động giảm chú ý đều được đáp ứng. Cả hai triệu chứng thiếu chú ý và tăng động -xung động đều có ý nghĩa lâm sàng, không có triệu chứng nào chiếm ưu thế trong biểu hiện lâm sàng. Không chú ý đề cập đến khó khăn đáng kể trong việc duy trì sự chú ý vào các nhiệm vụ không có mức độ kích thích cao hoặc không có các phần thưởng thường xuyên, gây mất tập trung và các vấn đề với tổ chức. Tăng động đề cập đến hoạt động vận động quá mức và khó khăn khi đứng yên, thể hiện rõ nhất trong các tình huống có cấu trúc đòi hỏi sự tự kiểm soát về hành vi. Tính xung động là xu hướng hành động để đáp lại các kích thích tức thời mà không cân nhắc hoặc xem xét các rủi ro và hậu quả..

6A05.Y Rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

6A05.Z Rối loạn tăng động giảm chú ý, biểu hiện không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

6A06 Rối loạn vận động rập khuôn

Mô tả: Rối loạn vận động rập khuôn được đặc trưng bởi các chuyển động tự nguyện, lặp đi lặp lại, rập khuôn, dường như không có mục đích (và thường nhịp nhàng) phát sinh trong giai đoạn phát triển ban đầu, không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc thuốc (bao gồm cả cai thuốc) và can thiệp rõ rệt vào các hoạt động bình thường hoặc dẫn đến tự gây thương tích cơ thể. Các chuyển động rập khuôn không tự gây thương tích có thể bao gồm lắc lư cơ thể, lắc đầu, vẫy tay và vỗ tay. Các hành vi tự gây thương tích rập khuôn có thể bao gồm đập đầu, tát vào mặt nhiều lần, chọc vào mắt và cắn vào tay, môi hoặc các bộ phận cơ thể khác.

Loại trừ:

  • Rối loạn tics (8A05)
  • Trichotillomania (6B25.0)
  • Chuyển động không tự nguyện bất thường (MB46)

6A06.0 Rối loạn vận động rập khuôn không tự gây thương tích

Mô tả: Danh mục này nên được áp dụng cho các dạng rối loạn vận động rập khuôn trong đó các hành vi rập khuôn cản trở rõ rệt các hoạt động bình thường nhưng không dẫn đến tự gây thương tích cơ thể. Rối loạn vận động rập khuôn mà không tự gây thương tích được đặc trưng bởi sự tự nguyện, lặp đi lặp lại, rập khuôn những chuyển động dường như không có mục đích (và thường có nhịp điệu) xuất hiện trong giai đoạn đầu phát triển, không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc thuốc (bao gồm cả tình trạng cai nghiện) và gây trở ngại rõ rệt đến các hoạt động bình thường. Các chuyển động rập khuôn không gây thương tích có thể bao gồm lắc lư cơ thể, lắc lư đầu, vẫy ngón tay và vỗ tay.

6A06.1 Rối loạn vận động rập khuôn có tự gây thương tích

Mô tả: Danh mục này nên được áp dụng cho các dạng rối loạn vận động rập khuôn trong đó các hành vi rập khuôn dẫn đến tự gây thương tích cơ thể  đủ nghiêm trọng để cần điều trị y tế hoặc sẽ dẫn đến thương tích đó nếu có các biện pháp bảo vệ (ví dụ: đội mũ bảo hiểm để ngăn ngừa chấn thương đầu) không được sử dụng. Rối loạn vận động rập khuôn có tự gây thương tích được đặc trưng bởi các chuyển động tự nguyện, lặp đi lặp lại, rập khuôn, dường như không có mục đích (và thường là nhịp nhàng) phát sinh trong giai đoạn phát triển ban đầu, không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc thuốc gây ra (bao gồm cả cai chất). Các hành động rập khuôn có khả năng tự gây thương tích cho bản thân có thể bao gồm đập đầu, tát vào mặt, chọc vào mắt và cắn vào tay, môi hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

6A06.Z Rối loạn vận động rập khuôn, không biệt định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không biệt định’.

8A05 Rối loạn Tic.

8A05.0 Rối loạn tics hoặc tics nguyên phát

Mô tả: Rối loạn tics hoặc tics nguyên phát được đặc trưng bởi sự hiện diện của tics vận động mãn tính và/hoặc tics phát âm (âm thanh). Tics vận động và phát âm lần lượt được định nghĩa là các chuyển động hoặc âm thanh đột ngột, nhanh, không nhịp nhàng và lặp đi lặp lại. Để được chẩn đoán, tics phải tồn tại ít nhất một năm, mặc dù chúng có thể không biểu hiện nhất quán.

8A05.00 Hội chứng Tourette

Mô tả: Hội chứng Tourette là một rối loạn tics mãn tính được đặc trưng bởi sự hiện diện của cả tics vận động và tics phát âm (âm thanh) mãn tính, khởi phát trong giai đoạn phát triển. Tics vận động và tics phát âm được định nghĩa là các chuyển động đột ngột, nhanh, không nhịp nhàng và tái diễn, hoặc phát âm, tương ứng. Để được chẩn đoán là hội chứng Tourette, cả tics vận động và phát âm phải tồn tại ít nhất một năm, mặc dù chúng có thể không biểu hiện đồng thời hoặc nhất quán trong suốt quá trình có triệu chứng.

Bao gồm: Rối loạn kết hợp tic giọng nói và nhiều tics vận động

8A05.01 Rối loạn tics vận động mãn tính

Mô tả: Rối loạn tics vận động mãn tính được đặc trưng bởi sự xuất hiện của tics vận động trong khoảng thời gian ít nhất một năm, mặc dù chúng có thể không biểu hiện nhất quán, được định nghĩa là các chuyển động đột ngột, nhanh chóng, không nhịp nhàng và tái diễn.

Loại trừ: Hội chứng Tourette (8A05.00)

8A05.02 Rối loạn tics phát âm mãn tính

Mô tả: Rối loạn tics phát âm mãn tính được đặc trưng bởi sự xuất hiện của tics phát âm trong khoảng thời gian ít nhất một năm, mặc dù chúng có thể không biểu hiện nhất quán, khi phát âm đột ngột, nhanh, không nhịp nhàng và lặp đi lặp lại.

Loại trừ: Hội chứng Tourette (8A05.00)

8A05.03 Tics vận động thoáng qua

Mô tả: Tics là những chuyển động đột ngột, không nhịp nhàng theo khuôn mẫu như chớp mắt, khụt khịt, gõ gõ, v.v. Đáng lẽ chúng phải tồn tại dưới 1 năm.

8A05.0Y Rối loạn tics hoặc tics nguyên phát được biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

8A05.0Z Rối loạn tics hoặc tics nguyên phát, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

8A05.1 Tics thứ phát

Rối loạn tics là hậu quả sinh lý trực tiếp của nhiễm trùng hoặc bệnh tật trước đó.

8A05.10 Tics truyền nhiễm hoặc sau nhiễm trùng

Mô tả: Rối loạn tics là hậu quả sinh lý trực tiếp của nhiễm trùng trước đó.

8A05.11 Tics liên quan đến rối loạn phát triển

Mô tả: Rối loạn tics là hậu quả trực tiếp của rối loạn phát triển.

8A05.1Y Tics thứ phát được biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

8A05.1Z Tics thứ phát, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

8A05.Y Rối loạn tics biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

8A05.Z Rối loạn Tic, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

6E60 Hội chứng phát triển thần kinh thứ phát

Hội chứng tâm thần hoặc hành vi thứ phát liên quan đến rối loạn hoặc bệnh được phân loại ở nơi khác, trong đó Hội chứng phát triển thần kinh thứ phát (6E60).

Mô tả: Một hội chứng liên quan đến các đặc điểm phát triển thần kinh quan trọng không đáp ứng các yêu cầu chẩn đoán của bất kỳ rối loạn phát triển thần kinh biệt định nào, được coi là hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của tình trạng sức khỏe không được phân loại là rối loạn tâm thần và hành vi (ví dụ: các đặc điểm giống tự kỷ trong hội chứng Retts; hung hăng và tự cắt bản thân trong hội chứng Lesch-Nyhan; những bất thường về phát triển ngôn ngữ trong hội chứng Williams), dựa trên bằng chứng từ bệnh sử, khám thực thể hoặc kết quả xét nghiệm, được cho là rối loạn hoặc bệnh lý tiềm ẩn khi các vấn đề về phát triển thần kinh đủ nghiêm trọng để cần được chú ý lâm sàng cụ thể.

6E60.0 Hội chứng ngôn ngữ hoặc lời nói thứ phát

Mô tả: Một hội chứng bao gồm các đặc điểm quan trọng liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ hoặc lời nói nhưng không đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán của bất kỳ rối loạn phát triển lời nói hoặc ngôn ngữ biệt định nào, được đánh giá là hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của tình trạng sức khỏe không được phân loại theo rối loạn tâm thần và hành vi, dựa trên bằng chứng từ bệnh sử, khám thực thể hoặc phát hiện từ xét nghiệm. Các nguyên nhân có thể bao gồm bệnh về hệ thần kinh, suy giảm cảm giác, chấn thương não hoặc nhiễm trùng.

Lưu ý mã hóa: Chẩn đoán này nên được chỉ định cùng với chẩn đoán rối loạn hoặc bệnh tiềm ẩn được cho là khi các vấn đề về phát triển thần kinh đủ nghiêm trọng để cần được chú ý lâm sàng cụ thể.

6E60.Y Hội chứng phát triển thần kinh thứ phát biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

6E60.Z Hội chứng phát triển thần kinh thứ phát, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.

6A0Y Rối loạn phát triển thần kinh biệt định khác

Danh mục này là danh mục còn lại ‘được biệt định khác’.

6A0Z Rối loạn phát triển thần kinh, không xác định

Danh mục này là danh mục còn lại ‘không xác định’.