BÀI TẬP TƯ THẾ TẠI CHỖ
I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Bài tập vận động trên nệm là những hoạt động chức năng tại chỗ được thiết kế để tăng tiến tình trạng độc lập của bệnh nhân và dựa trên chuỗi phát triển bình thường của con người như lăn lật từ vị thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại, ngồi. quỳ rồi đứng và đi. Những hoạt động như vậy dựa trên mẫu cử động bình thường nhưng mỗi hoạt động có thể có nhiều mẫu. Các kỹ thuật PNF cơ bản và các hoạt động thăng bằng, hầu hết, được ứng dụng trong các bài tập này.
2. Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện các bài tập vận động tại chỗ
– Giúp bệnh nhân thành lập một vị thế và huấn luyện duy trì vị thế đó.
– Huấn luyện bệnh nhân chuyến động trong một vị thế.
– Huấn luyện bệnh nhân chuyển động từ vị thế này sang vị thế khác.
– Sử dụng các nguyên tắc của lực đề kháng tối đa, lựa chọn những cơ mạnh để kích thích tới các nhóm cơ yếu hơn và hướng dẫn bệnh nhân một cách cơ bản để thực hiện các cử động nhằm giúp bệnh nhân hoàn thành những chức năng chuyển động.
– Hướng dẫn bệnh nhân cử động dịu dàng qua suốt tầm vận động có thể.
– Khi co cứng ngăn cản cử động bình thường thì người điều trị cần sử dụng các kỹ thuật ức chế và hướng dẫn bệnh nhân giảm sự cố gắng, vì càng cố gắng càng làm trương lực cơ gia tăng nhiều hơn.
– Người điều trị có thể sử dụng nhiều cách kết hợp khác nhau giữa mẫu và kỹ thuật dựa trên sự lượng giá đối với mỗi bệnh nhân.
– Nệm tập có kích thước ít nhất 1800 x 1740mm. Nệm có thể được nâng lên khỏi sàn nhà trên một suờn cao 46cm (như chiếu cao của một ghế ngồi trung bình của xe lăn, gọi là nệm cao), tạo điều kiện thuận tiện đặc biệt khi bệnh nhân ra vào nệm và dễ dàng tập tăng tiến các hoạt động trên nệm bằng ngồi thăng bằng ở một bên của nệm. Nếu có cả nệm thấp (nệm sàn nhà) và nệm cao đặt cạnh nhau là lý tưởng nhất.
– Người điều trị phải giữ nệm sạch sẽ bằng cách yêu cầu mọi người bỏ giày dép khi lên đệm.
II. CÁC BÀI TẬP LĂN LẬT
1. Bài tập lăn lật từ vị thế nằm nghiêng
Nếu bệnh nhân yếu, nằm nghiêng là một vị thế khởi đầu tốt bởi bệnh nhân chỉ cần cố gắng rất ít cũng tạo được cử động với sự trợ giúp của trọng lực cũng như của hướng cử động, đồng thời tạo thuận cho hoạt động xoay thân xảy ra dễ dàng hơn.
Để cho vững hơn trong vị thế nằm nghiêng thì khớp gối bệnh nhân phải gập.
1.1. Mẫu vận động của xương bả vai
– Hạ và dang xương bả vai tạo nên kiểu lăn về phía trước, sang vị thế nằm sấp.
– Nâng và khép xương bả vai sẽ tạo ra kiểu lăn ra sau, sang vị thế nằm ngửa.
1.2. Mẫu vận động của xương chậu
Là mẫu cử động dựa trên sự co cơ chéo bụng từ gai chậu đến các xương sườn vùng thấp của bên đối diện. Cử động xuất hiện theo hai hướng:
1.2.1. Gập với xoay thân để dịch về phía trước
Người điều trị giữ ở gai chậu trước trên của bệnh nhân, dùng khối lượng cơ thể của mình ép từ phía sau để đưa ra một kích thích kéo căng nhẹ, khi đó ra lệnh “nào hãy kéo lên” để bệnh nhân di chuyển khung chậu ra trước.
1.2.2. Duỗi và xoay thân để dịch về phía sau
Người điều trị sử dụng khối lượng cơ thể của mình để ép từ phía trước vào khung chậu của bệnh nhân (trên vùng mấu chuyển lớn) trong khi đó ra lệnh “nào hãy đẩy đi”, bệnh nhân sẽ di chuyển khung chậu ra sau.
Sự xoay của khung chậu tạo ra khi cử động có thể thấy trong nhiều hoạt động di chuyển sang bên như từ ghế lên giường và ngược lại, dị chuyển vị trí này sang vị trí khác trên nệm.
Những cử động cơ bản như cử động ra trước, ra sau hay kéo thẳng lên của khung chậu có thể được sử dụng trong nhiều bài tập di chuyển và hoạt động trên nệm.
1.3. Mẫu vận động vai và khung chậu kết hợp
— Kết hợp hạ – dang vai với gập – xoay chậu để lăn lật về trước sang vị thế nằm sấp.
— Kết hợp nâng – khép vai với duỗi – xoay chậu để lăn về phía sau sang vị thế nằm ngửa.
2. Bài tập lăn lật từ vị thế nằm ngửa sang nằm sấp
Hướng dẫn bệnh nhân lăn từ vị thế nằm ngửa sang nằm sấp sử dụng mẫu kết hợp đầu, cổ, tay và chân với đầu được nâng và xoay về hướng cử động trước khi tay hay chân cử động.
2.1. Vận động của đầu và cổ
Gập và xoay theo hướng cử động.
2.2. Vận động của tay
2.2.1. Dùng tay phải để lăn về bên trái
– Mẫu gập và khép: bệnh nhân với tay chéo qua mặt, nắm lấy góc trên của nệm và kéo để lăn.
– Mẫu duỗi và khép: Bệnh nhân với tay chéo qua người, nắm lấy góc bên dưới của nệm và kéo để lăn.
– Mẫu duỗi và dang kết hợp duỗi khuỷu: Bệnh nhân đặt tay của mình lên nệm ở ngang hông và đẩy để lăn.
2.2.2. Dùng tay phải để lăn về bên phải
– Mẫu gập và dang: Bệnh nhân với lên góc trên đỉnh của nệm phía cùng bên, nắm lấy và kéo để lăn.
– Mẫu duỗi và dang: Bệnh nhân với sang góc bên của nệm phía cùng bên, nắm lấy và kéo để lăn.
2.3. Vận động của chân
2.3.1. Dùng chân phải để lăn về bên trái
– Mẫu gập khép háng và gập gối.
– Mẫu duỗi dang háng và duỗi gối. Bệnh nhân gập-háng gối và đặt bàn chân trên nệm phía ngoài của đường giữa, bệnh nhân đẩy duỗi cả khớp háng và gối.
2.3.2. Dùng chân phải lăn về bên phải
– Mẫu gập dang với chân thắng hay với gối gập. Bệnh nhân phải tạo một momen lực đủ để xoay thân.
– Mẫu duỗi khép với chân thẳng hay với gối duỗi. Bệnh nhân gập tại háng-gối khi thực hiện và đặt chân trong vị thế khép. Sau đó bệnh nhân đấy chân và đạp bàn chân trên nệm hay giường để lăn qua.
3. Bài tập lăn lật từ vị thế nằm sấp sang nằm ngửa
3.1. Đầu
Duỗi đầu và xoay sang phải nếu bệnh nhân được trợ giúp để lăn qua trái.
3.2. Cánh tay
Đặt tay phải vào các vị thế sau với bàn tay đặt nằm trên nệm và đấy, bệnh nhân sẽ được trợ giúp để lăn qua trái.
– Gập khép với khuỷu gập đủ để bệnh nhân đặt lòng bàn tay lên nệm.
– Duỗi dang với khuỷu gập đủ để bệnh nhân đặt lòng bàn tay lên nệm.
3.3. Chân
Nâng chân phải đưa ra sau ở tầm độ trong của mẫu duỗi khép, bệnh nhân sẽ được trợ giúp để lăn qua trái.
4. Bài tập làm cầu
Là bài tập nâng khung chậu trong vị thế nằm cong người. Bài tập này có tác dụng chuẩn bị di chuyển, giúp cho bệnh nhân mặc quần trên giường trong vị thế nằm và là tư thế tốt để giúp khởi phát lăn lật.
4.1. Tư thế người điều trị
– Người điều trị ở trong tư thế đứng, đối mặt với bệnh nhân, hai chân dang ra, gập háng- gối để có thể kiểm soát được khớp gối bệnh nhân bằng chính khớp gối của mình. Nếu không thì khoá bàn chân của bệnh nhân bằng một túi cát.
– Người điều trị đặt bàn tay của mình vào hông bệnh nhân để có thể đề kháng cử động bằng cách ép trên gai chậu trước trên hay trợ giúp cử động bằng cách nâng khớp háng và qua chúng, kiểm soát khung chậu.
4.2. Thực hiện bài tập
Yêu cầu bệnh nhân nâng mông lên khỏi nệm theo hướng thẳng hay sang bên.
Khi bệnh nhân thực hiện nâng mông sang một bên, người điều trị để kháng trên gai chậu trước trên bên đó.
Sau đó yêu cầu bệnh nhân về vị trí trung tính và đặt mông xuống.
Có thể trong khi đang ở vị thế làm cầu, nâng một chân lên sau đó nâng chân kia lên để làm xoay chậu. Người điều trị để kháng thay đổi trên mỗi khớp háng. Khi bệnh nhân nâng thẳng chân rồi thì lực ép được đưa ra trên cả hai khớp háng một cách đồng thời.
4.2.1. Tập mạnh các cơ xoay thân trong tư thế làm cầu
– Người điều trị đặt tay lên khớp gối bệnh nhân, để kháng ngược với hướng cử động dự tính sẽ xảy ra, trong khi hướng dẫn bệnh nhân nghiêng khớp gối về phía nệm, ở từng bên.
– Người điều trị sử dụng kỹ thuật cố định nhịp nhàng, tay người điều trị đặt trên gai chậu trước trên và một tay khác ở mông bên đối diện. Các bàn tay ở trong vị thế có thể cung cấp lực ép đối nhau để tạo ra hướng xoay.
4.2.2. Tập mạnh các nhóm cơ dang và khép háng trong tư thế làm cầu
– Trong tư thế làm cầu, người điều trị đặt mỗi tay trên mặt ngoài một khớp gối, đề kháng cử động dang và xoay ngoài, sau đó đặt tay trên mặt trong của khớp gối và đề kháng cử động khép và xoay trong.
III. CÁC BÀI TẬP TRƯỜN
Là các bài tập tiến về phía trước hay lùi về sau trong vị thế nằm sấp hay vị thế chống trên cẳng tay khi nằm sấp.
1. Vị thế khởi đầu
Bệnh nhân được đặt trong tư thế nằm sấp chống hai khuỷu tay, người điều trị đứng dang chân, ngực người điều trị ngang đầu bệnh nhân. Người điều trị đặt bàn tay trái của mình dưới xương đòn của bệnh nhân nâng khớp vai lên khỏi nệm. Tay phải của người điều trị đặt ở cánh tay của bệnh nhân để cố định khuỷu ở ngay dưới vai của họ, tay trái đặt ở khuỷu trái của bệnh nhân.
2. Các bài tập trườn
2.1. Trườn về phía trước
Người điều trị đứng phía sau bệnh nhân, giữ ở bàn chân bệnh nhân để đề kháng cử động gập, dang và xoay ngoài. Bệnh nhân khi đó được hướng dẫn đưa cánh tay vào vị thế gập dang và xoay đầu về phía tay cử động.
Có thể tăng tiến bằng cách gập toàn thể một bên, sau đó bên kia.
2.2. Trườn lui về sau
Cử động ngược lại với cử động mô tả ở trên.
2.3. Các bài tập khác
Trong vị thế chống trên cẳng tay, bệnh nhân có thể học cách kiểm soát đầu bằng sử dụng kỹ thuật cố định nhịp nhàng, kỹ thuật co cơ lặp lại và kỹ thuật ngược chiều chậm với mẫu gập và duỗi cổ.
Khi cơ co mạnh, có thể sử dụng nguyên tắc kích thích lan tới để làm mạnh những nhóm cơ lưng và cỡ bụng yếu hơn.
IV. CÁC BÀI TẬP BÒ
1. Vị thế khởi đầu của các bài tập bò
1.1. Chống cẳng tay trong vị thế nằm sấp: Giống vị thế khởi đầu của các bài tập trườn.
1.2. Chống cẳng tay chuẩn bị cho tư thế quỳ 4 điểm
Bệnh nhân ở vị thế nằm sấp chống cẳng tay. Người điều trị quỳ dang chân ở ngang mức khớp háng bệnh nhân, mặt hướng về đầu bệnh nhân, đưa tay giữ ở khung chậu bệnh nhân, nâng khung chậu bệnh nhân lên khỏi nệm, khớp gối bệnh nhân ở ngay dưới khớp háng và hơi dang để vững hơn. Khớp gối người điều trị cũng ở phía trên khung chậu bệnh nhân để có thể kiểm soát mông bệnh nhân khi cần thiết. Bệnh nhân học thăng bằng trong vị thế này.
1.3. Quỳ 4 điểm
Từ vị thế chống cẳng tay chuẩn bị cho vị thế quỳ 4 điểm, bệnh nhân chuyển sang quỳ 4 điểm. Người điều trị nâng vai phải bệnh nhân lên bằng cách luồn tay trái đặt trên xương đòn bệnh nhân, dùng bàn tay phải nâng đỡ khuỷu tay phải của bệnh nhân để đặt khối lượng của bệnh nhân lên bàn tay. Nếu bệnh nhân không thể duỗi đầy đủ các ngón và cổ tay thì có thể đặt trên một túi cát lên bàn tay bệnh nhân để bệnh nhân có thể chịu sức nặng trên tay và thành lập phản ứng nâng đỡ hữu hiệu (phản ứng duỗi bảo vệ).
2. Các bài tập từ vị thế khởi đầu
2.1. Bài tập từ vị thế nằm sấp sang vị thế ngồi một bên
Bệnh nhân nâng đầu dậy, đặt một hoặc hai bàn tay trên sàn ngay phía dưới khớp vai và chống tay đẩy dậy, đồng thời bệnh nhân xoay thân và đẩy người vào vị thế ngồi một bên. Nếu sử dụng một tay để đẩy, bệnh nhân xoay và ngồi về phía tay đó.
2.2. Bài tập từ vị thế nằm ngửa sang vị thế ngồi một bên, ngồi quỳ và quỳ 4 điềm
2.2.1. Từ nằm ngửa sang ngồi một bên
Bệnh nhân nâng đầu xoay về một bên cùng lúc nâng vai bên đối diện, khớp gối gập và khung chậu xoay theo cùng hướng xoay thân để sang vị thế nằm nghiêng và nâng người ngồi dậy bằng chống cẳng và bàn tay của mình.
2.2.2. Từ vi thế ngồi một bên chuyển sang vị thế quỳ 4 điểm
Từ vị thế ngồi một bên, bệnh nhân đẩy trên hai bàn tay và khớp gối để nâng khung chậu lên trong cung cử động theo hướng bên, chuyển từ vị thế ngồi một bên sang vị thế quỳ 4 điểm.
2.2.3. Từ vị thế quỳ 4 điểm chuyển về vị thế ngồi một bên và ngược lại
Người điều trị phải quỳ ở một bên của bệnh nhân và quỳ ở bên mạnh hơn.
Người điều trị từ từ di chuyển mình từ vị thế quỳ vào vị thế ngồi quỳ, sao cho mỗi lần thay đổi tư thế như vậy, người điều trị kéo bệnh nhân nhiều hơn từ vị thế quỳ 4 điểm vào vị thế ngồi một bên, sau đó yêu cầu bệnh nhân phải nâng khung chậu của họ lên trong một cung cử động rộng hơn để về lại vị thế quỳ 4 điểm, cuối cùng bệnh nhân có thể tự mình quỳ 4 điểm từ vị thế ngồi một bên trên nệm.
3. Các bài tập thực hiện trong vị thể quỳ 4 điểm.
3.1. Bài tập chuyển động về phía sau
Yêu cầu bệnh nhân duỗi cổ thẳng trục hay duỗi và xoay đầu sang một bên trong khi đẩy người về phía sau bằng tay và gập háng-gối của mình.
Người điều trị đề kháng với một tay cho nhóm cơ duỗi và xoay cổ bằng cách đặt bàn tay trên cổ đối diện với hướng cử động, tay kia đặt trên xương bả vai bên đối diện.
Tiếp theo bệnh nhân phải học cách thăng bằng trên vị thế quỳ 4 điểm với một tay và chân duỗi thẳng thay đổi nhau.
3.2. Bài tập bò về phía trước
Người điều trị quỳ trên hai gối, ở phía sau bệnh nhân và giữ hai bàn chân bệnh nhân ở phía mặt lưng.
Để bò về phía trước sang bên phải, người điều trị nâng chân phải bệnh nhân vào vị thế duỗi khép và xoay ngoài. Đưa lệnh “kéo” để bệnh nhân gập, dang và xoay trong chân. Người điều trị sau đó nâng chân trái bệnh nhân vào vị thế duỗi dang và xoay trong, ra lệnh “kéo” để bệnh nhân gập khép và xoay ngoài chân. Lặp lại các cử động để bò về phía trước sang bên trái.
3.3. Bò lùi về sau
Người điều trị quỳ phía sau bệnh nhân và nắm lấy hai bàn chân ở mặt lòng.
Bò lui về sau sang bên phải : Người điều trị đẩy chân phải vào vị thế gập khép và xoay ngoài và ra lệnh *đẩy”, bệnh nhân đẩy duỗi chân trong mẫu duỗi dang và xoay trong. Người điều trị sau đó kháng lại sức đấy của chân trái trong vị thế duỗi khép và xoay ngoài. Lặp lại tương tự cho bài tập bò lùi về sau sang bên trái.
V. CÁC BÀI TẬP QUỲ TRÊN GỐI
Quỳ là một tư thế khó duy trì vì trung tâm trọng lực cao, chân đế nhỏ và đường trọng lực rơi gần cạnh chân đế. Tuy nhiên từ vị thế này, người bệnh có thể tập bài tập đứng hay nâng người từ sàn nhà vào vị thế ngồi trên ghế hay trên giường.
1. Các bài tập từ vị thế khởi đầu
1.1. Quỳ trên gối từ vị thế quỳ 4 điểm
Người điều trị ở trong vị thế ngồi quỳ, đối mặt với bệnh nhân đang trong vị thế quỳ 4 điểm. Bệnh nhân cùng lúc đặt hai bàn tay mình lên hai vai người điều trị.
Người điều trị nâng mình lên vị thế quỳ trên gối, di chuyên bệnh nhân về phía trước cho tới khi cả hai cùng trong vị thế quỳ trên gối đối mặt với nhau. Người điều trị nâng đỡ bệnh nhân ở vùng hông.
1.2. Quỳ trên gối bằng cách bò lên trên thang tường
Bệnh nhân kéo người lên trên thang bởi hai tay, di chuyển khớp gối của mình về gần thang nếu cần.
Bệnh nhân sau đó được hướng dẫn thăng bằng trong vị thế này bởi người điều trị sử dụng đầu, vai và khớp háng như những điểm cố định.
1.3. Quỳ trên gồi từ vị thế ngồi một bên hay từ vị thế ngồi trên hai gót
1.3.1. Từ vị thế ngồi một bên
Người điều trị quỳ ở một bên, nắm ở lưng quần bệnh nhân, xoay khung chậu bệnh nhân về phía mình. Bệnh nhân được chỉ dẫn “kéo lên” và chống lại sức cản của người điều trị để vào vị thế quỳ trên gối.
Dần dần người điều trị kéo bệnh nhân nhiều hơn về lại vị thế ngồi một bên cho tới khi bệnh nhân có thể tự nâng mình vào vị thế quỳ trên gối.
Bệnh nhân cũng có thể học cách tự nâng người vào vị thế quỳ trên gối từ vị thế ngồi một bên bằng cách chống trên bàn tay và chân phía bên mạnh của mình để đẩy người lên quỳ lên hai gối.
1.3.2. Từ vị thế ngồi trên hai gối
Bệnh nhân ngồi trên hai gót chân từ vị thế quỳ 4 điểm, đặt hai tay lên hai đùi.
Đẩy hai tay, duỗi cổ và háng nâng người vào vị thế quỳ trên gối.
Người điều trị trợ giúp bệnh nhân duỗi khớp háng bằng cách nắm lấy khung chậu của bệnh nhân ở gai chậu hay ở lưng quần.
2. Các bài tập trong vị thế quỳ trên gối
Bệnh nhân được hướng dẫn đi với hai gối chống lại sức cản, họ có thể đi về phía trước hay đi lùi về sau, sang phải hay sang trái, với lực kháng được người điều trị cung cấp đặt ở đầu, vai hay trên gai chậu.
VI. CÁC BÀI TẬP TỪ SÀN NHÀ NGỒI LÊN GHẾ HAY GIƯỜNG
1. Bài tập ngồi lên giường hay ghế một bên từ vị thế quỳ trên gối
1.1. Tư thế bệnh nhân và các cử động
Từ vị thế quỳ trên gối với bên lành tựa lên vật nâng đỡ lớn và vững như nệm cao hay giường thấp để bệnh nhân cảm thấy an toàn, hướng dẫn chuyển vào vị thế ngồi trên ghế hay thậm chí trên bục. Bệnh nhân đặt một bàn tay của họ lên nệm, chịu sức nặng trên tay này và nâng người lên trên gối, đặt bàn chân lên sàn nhà với sự trợ giúp của người điều trị. Bệnh nhân được hướng dẫn tập thăng bằng trong vị thế nửa quỳ dùng đầu, vai và hông, nâng gối và bàn chân trong kỹ thuật cố định nhịp nhàng.
Cần lưu ý rằng, trong vị thế này, mông bệnh nhân ngang với mức dụng cụ trợ giúp. Để tự nâng người lên vị thế ngồi, bệnh nhân chỉ cần dùng một tay đẩy để nâng thẳng chân, xoay chậu về hướng dụng cụ nâng đỡ.
1.2. Tư thế người điều trị
Để trợ giúp bệnh nhân, người điều trị đứng phía sau bệnh nhân, đặt một khớp gối của mình lên nệm, bàn chân trên sàn nhà, khớp gối chống trên một đường thẳng của cử động được thực hiện bởi khung chậu của bệnh nhân. Người điều trị sau đó nắm lấy đai lưng quần bệnh nhân, bệnh nhân và người điều trị cùng cố gắng một lần để đưa bệnh nhân vào vị thế ngồi.
Di chuyển ở một bên là phương pháp di chuyền cơ bản từ vị thế ngồi sang vị thế đứng hay trực tiếp từ vị thế ngồi ở một chỗ này sang vị thế ngồi khác.
Các cử động ngược lại được sử dụng để tập bệnh nhân từ vị thế ngồi trở về lại nệm sàn nhà.
2. Bài tập di chuyển lên vị thế ngồi theo hướng thẳng trước – sau
Bệnh nhân mạnh hai tay có thể sử dụng phương pháp này. Bệnh nhân trong tư thế ngồi duỗi dài hai chân trên nệm, hai tay cầm hai vật chống tay đặt ở hai bên ngang mức hông bệnh nhân. Người điều trị quỳ nắm lấy bàn chân bệnh nhân ở mặt lưng để nâng hai chân bệnh nhân lên khỏi nệm.
Bệnh nhân được chỉ dẫn nâng hai khớp háng lên khỏi mặt nệm bằng cách đẩy trên hai vật chống tay trong khi người điều trị nâng hai chân bệnh nhân lên. Bệnh nhân duy trì trong vị thế này và di chuyển khớp háng của mình ra trước hay ra sau. Khi khớp háng di chuyển ra sau, đầu bệnh nhân di chuyển về trước và ngược lại. Cách làm này làm cho khớp háng bệnh nhân di chuyến trong cung cử động trước sau.
Khi khớp háng di chuyển ra sau, nó được nâng cao hơn mặt nệm, đủ để ra khỏi một vật chướng ngại thấp. Khi kháng lại cử động ra trước của bệnh nhân, người điều trị thay đổi cách cầm nắm sao cho tạo một lực ép trên mặt lòng bàn chân bệnh nhân.
Di chuyển bệnh nhân lên khỏi nệm sàn nhà, lúc đầu có thể cần thực hiện cử động trong hai giai đoạn: giai đoạn một lên một bục nhỏ thấp và giai đoạn hai lên ghế hay giường cao hơn. Bệnh nhân ngồi tựa lưng vào ghế, đặt bàn tay bệnh nhân lên hai tay cầm của ghế hay xe lăn, sử dụng những động tác đã luyện tập trước đó đẩy trên hai tay, nâng hông lên, mang hông lui ra sau đặt vào ghế hay xe lăn.
VII. CÁC BÀI TẬP ĐỨNG LÊN TỪ TƯ THẾ QUỲ
1. Tư thế bệnh nhân
– Bệnh nhân đứng đối niặt với thang tường: người điều trị đứng phía sau
bệnh nhân, đặt một tay lên hông bệnh nhân ở chân trước và tay kia lên khớp vai
bên đối diện.
– Bệnh nhân đứng đối diện với người điều trị và đặt hai tay lên vai người điều trị, người điều trị nắm ở ngang hông bệnh nhân.
2. Thực hiện bài tập
Bệnh nhân nâng khớp gối lên, bàn chân đặt ở một bên trong tư thế gập dang (rất khó để đứng lên từ vị thế nửa quỳ nếu bàn chân được đặt ngay phía trước của cơ thể).
Đứng không có trợ giúp rất khó, thậm chí là không thể đối với nhiều bệnh nhân.
Do vậy trước khi cố gắng đứng dậy từ sàn nhà hay từ vị thế ngồi trên ghế, người điều trị phải chắc chắn rằng, bệnh nhân có thể thăng bằng trong tư thế đó.
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh