MẪU ĐỒNG VẬN TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI- Brunnstrom
Brunnstrom S. (1971) đã viết sách điều trị bằng tập luyện vận động cho người bệnh liệt nửa người, tác giả mô tả mẫu đồng vận của tay và chân trong liệt nửa người như sau:
Trong cả hai mẫu đồng vận của chi trên, khớp cổ tay và bàn tay nổi trội bởi mẫu duỗi của cổ tay với gấp và khép của các ngón tay.
Brunnstrom phân chia quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân liệt nửa người ra 6 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 : Liệt mềm, bệnh nhân không thực hiện được vận động.
– Giai đoạn 2: Mẫu đông vận gấp ở tay và đồng vận duỗi ở chân trở nên rõ ràng, co cứng bắt đầu phát triển.
– Giai đoạn 3: Co cứng tăng lên đột ngột.
– Giai đoạn 4: Co cứng giảm, bệnh nhân có thể kiểm soát được mẫu đồng vận cơ bản ở một mức độ nào đó và thực hiện được một số vận động có chọn lọc.
– Giai đoạn 5: Mẫu đồng vận mất đi, bệnh nhân có thể thực hiện được các vận động khó hơn.
– Giai đoạn 6: Tái thiết lập lại sự phối hợp bình thường của các vận động.
Theo sự phân chia này, có thể áp dụng kỹ thuật và phương pháp tập luyện cho phù hợp với từng giai đoạn, tuy nhiên trên lâm sàng khó có thể xác định được thời gian tương ứng với mỗi giai đoạn nói trên là bao nhiêu lâu kể từ khi đột quỵ.