VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG CÁC BỆNH TUẦN HOÀN NGOẠI VI
1. Mục đích
Vật lý trị liệu nhằm cải thiện sự tuần hoàn ngoại vi bằng cách gây giãn mạch hoặc thúc đẩy máu lưu thông mạnh hơn. Do đó tránh được những hậu quả của tình trạng thiếu máu cục bộ như đau nhức, hoại thư hay của tình trạng ứ máu tĩnh mạch như phù nề, xơ hoá, lở loét.
2. Phương thức
2.1. Nhiệt trị liệu
Nhiệt có tác dụng gây giãn mạch nên được dùng làm giảm sự co thắt mạch và tăng sự tuần hoàn bàng hệ trong các bệnh động mạch mạn tính.
Nhiệt trị liệu được ứng dụng trực tiếp tại chỗ hoặc gián tiếp ở xa vùng trị liệu. Sự trị liệu tại chỗ gây giãn mạch nhiều, nhưng có nguy cơ gây bỏng và hoại thư nếu tuần hoàn có trở ngại. Sự trị liệu gián tiếp gây ra phản xạ giãn mạch toàn thân và an toàn hơn. Mọi dạng ở nhiệt nông và sâu đều được sử dụng: nước nóng, tia hồng ngoại, sóng ngắn, vi ba.
2.2. lon-di
Các chất histamin và metacholoine có hiệu quả gây giãn mạch trong các bệnh của động mạch và tĩnh mạch, nên thường được dùng để trị liệu bệnh Raynaud với lở loét đầu ngón tay bằng phương thức ion-di.
2.3. Xoa bóp
Xoa bóp ít có hiệu quả trong các bệnh động mạch, mặc dù xoa bóp nhẹ có thể gây giãn mạch phản xạ và gia tăng tuần hoàn ở lớp da.
Đối với các bệnh của tĩnh mạch và mạch bạch huyết, xoa bóp có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn, giảm phù nể, ngăn ngừa xơ hoá và lở loét. Tuy nhiên cần tránh xoa bóp quá mạnh làm xước da và tuyệt đối không xoa bóp nếu người bệnh bj huyết khối tĩnh mạch cấp tính vì có nguy cơ gây thuyên tắc động mạch.
2.4. Vận động trị liệu
Vận động trị liệu có tác dụng đối với các bệnh động mạch và tĩnh mạch.
Sự co cơ làm cho máu lưu thông mạnh hơn, máu động mạch tới cơ nhiều hơn và máu tĩnh mạch trở về tim nhanh hơn.
Bài tập Buerger Allen dùng để cải thiện tuần hoàn chỉ dưới là một bài tập luyện tư thế.
Bài tập Buerger Allen
Buerger Allen được biết đến là một trong những bài tập lâu đời nhất giúp cải thiện lưu thông máu đến chân và hạn chế giãn tĩnh mạch. Bài tập này dựa trên cơ chế kiểm soát nhịp nhàng lưu lượng máu đến phần dưới cơ thể.
Cách thực hiện
- Nằm trên giường và giơ hai chân lên cao.
- Giữ nguyên vị trí cho đến khi bàn chân chuyển sang màu trắng nhợt nhạt.
- Ngồi dậy, hai chân thả lỏng, buông thõng xuống mép giường cho đến khi màu sắc bàn chân hồng hào trở lại.
- Nằm xuống, chân duỗi, cả thân người tạo thành một đường thẳng.
Đi bộ là phương thức vận động chủ động sinh lý nhất để điều trị chứng thiếu máu cục bộ nếu người bệnh không có dấu hiệu hoại thư. Đây là cách tốt nhất để gia tăng tuần hoàn bàng hệ ở vùng cơ thể bị thiếu máu.
- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý