KỸ THUẬT KÍCH THÍCH ĐIỆN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NUỐT VÀ PHÁT ÂM
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật sử dụng máy điện xung để kích thích cho người bệnh bị rối loạn nuốt và phát âm, điều trị cho người bệnh có rối loạn vận động cơ và phản xạ vùng đầu mặt cổ và hầu họng, đặc biệt các vấn đề liên quan đến rối loạn nuốt và phát âm. Có tác dụng kích thích phản xạ nuốt, tăng cường khả năng co thắt cơ vùng hầu họng, giúp cải thiện khả năng di chuyển của xương móng cũng như sụn thanh thiệt.
II. CHỈ ĐỊNH
– Rối loạn nuốt và phát âm do tổn thương n o: tai biến mạch máu, chấn thương sọ não, u não, bệnh lý Parkinson, viêm não, xơ cứng rải rác, hội chứng Wilson.
– Liệt hầu họng do nguyên nhân tổn thương thần kinh X hoặc nhánh của dây X: Hội chứng Guillan – Garcin, sau phẫu thuật các khối u vùng cổ (u tuyến giáp, u thực quản,..).
– Sau phẫu thuật cột sống cổ cao ngang mức C2 – 3 hoặc các trường hợp liệt dây thanh chưa rõ nguyên nhân.
– Rối loạn nuốt và phát âm ở người cao tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Người bị tổn thương da hoặc mất cảm giác vùng điều trị.
– Các phẫu thuật vùng cổ chưa ổn định (phù nề, sưng, nóng, đỏ,..) hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
– Tăng trương lực cơ vùng điều trị.
– Người mang máy tạo nhịp tim hoặc cấy ghép kim loại vào vùng điều trị.
– Người bệnh bị ung thư.
– Người bệnh bị mẫn cảm với dòng điện một chiều.
– Người bệnh tinh thần kích động, mất cảm giác, động kinh, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
– Thận trọng với phụ nữ có thai.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân, kỹ thuật viên âm ngữ trị liệu.
2. Phương tiện
– Máy điện xung với các phụ kiện kèm theo như điện cực, băng dính cố định điện cực, kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy. Kiểm tra dây nối đất.
– Dụng cụ phương tiện cấp cứu choáng.
3. Người bệnh
– Giải thích để người bệnh yên tâm.
– Tư thế thoải mái, phù hợp với vùng điều trị.
– Vệ sinh và lau khô vùng da trước khi đặt điện cực.
4. Hồ sơ bệnh án
Phiếu điều trị của chuyên khoa.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thời gian thực hiện: 20 – 30 phút.
* Bước 1: bộc lộ vùng cần điều trị, đặt và cố định điện cực theo chỉ định.
* Bước 2: dán điện cực, tuỳ thuộc vào vùng điều trị có thể sử dụng 2 – 4 điện cực:
* Bước 3: chọn dòng điện xung điều trị: chọn các thông số thích hợp (dạng xung,
thời gian tác dụng, thời gian nghỉ).
* Bước 4: tiến hành điều trị: tăng giảm cường độ từ từ tuỳ theo đáp ứng của từng
người bệnh.
* Bước 5: hết thời gian điều trị: tắt máy, tháo điện cực, ghi phiếu điều trị.
VI.THEO DÕI
– Phản ứng của người bệnh: toàn thân và tại chỗ.
Nhóm cơ trên móng
Gốc lưỡi
Xương móng
Sụn giáp
Sụn thanh quản
– Theo dõi hoạt động của máy.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
– Điện giật: tắt máy và xử trí cấp cứu điện giật.
– Bỏng tại chỗ: ngừng điều trị, xử trí bỏng, kiểm tra hoạt động của máy, xử trí bỏng (do điện).
– Quá mẫn cảm: ngừng điều trị. Xử trí theo phác đồ.