KỸ THUẬT TRỊ LIỆU BẰNG BĂNG DÁN (số 111)
-
ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Kỹ thuật Trị liệu bằng băng dán là một kỹ thuật hỗ trợ điều trị trong phục hồi chức năng bằng cách sử dụng một loại băng dán có độ dày và trọng lượng cùng với tính chất đàn hồi tương tự như da người dán lên vùng điều trị đã được lượng giá và xác định bởi người điều trị.
1.2. Tác dụng của kỹ thuật
– Băng dán khi dán lên vùng điều trị có khả năng nâng lớp da giúp tăng hệ thống dẫn lưu bạch huyết, giúp giảm áp lực lên các cầu tận cùng của dây thần kinh và do đó giảm viêm và đau, ngăn chặn sự co thắt quá mức mà không gây hạn chế tầm vận động ở vùng bị tổn thương.
– Băng có thể kích thích làm khoẻ cơ/ vùng cơ.
– Băng có thể trợ giúp ổn định/ làm vững chắc vùng cơ, khớp, dây chằng và bao khớp.
1.3. Nguyên tắc chung
– Băng có thể lưu trên da bệnh nhân trong 3-5 ngày.
– Người điều trị nên kiểm tra độ dị ứng da bệnh nhân với băng dán trước khi điều trị.
– Kỹ thuật trị liệu bằng băng dán nên thực hiện 20 phút trước khi thực hiện hoạt động sinh nhiệt hoặc mồ hôi (VD; hoạt động thể thao)
-
CHỈ ĐỊNH
– Hỗ trợ vận động cho bệnh nhân trong các giai đoạn cấp tính, bán cấp và phục hồi chức năng như:
+ Giảm đau, viêm, sưng, phù nề.
+ Cố định khớp.
+ Phòng ngừa chấn thương trong hoạt động hàng ngày và chơi thể thao.
+ Kích thích làm khoẻ cơ/ vùng cơ.
+ Tăng cường lưu thông mạch, bạch huyết .
+ Hỗ trợ điều chỉnh/ chỉnh sửa trục cơ thể.
+ Hỗ trợ điều trị các bệnh lý thần kinh.
+ Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp: viêm gân, viêm bao hoạt dịch….
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Vùng điều trị trí có u ác tính.
– Vùng da viêm/nhiễm.. trùng tế bào.
– Các vết thương hở.
– Hiện tượng nghẽn mạch sâu ( Huyết khối ).
– Các hội chứng chèn ép khoang.
-
THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
– 02 Kỹ thuật viên chỉnh hình
b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: Thuốc mỡ tra mắt
5.3. Vật tư:
– 3 – 5 chiếc gối
– Băng cố định ống nội khí quản
– Dụng cụ hút đờm
– 2 ga trải giường
– Điện cực theo dõi nhịp tim
– Băng dính.
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
5.4. Trang thiết bị
Giường nằm có thể điều chỉnh được độ dốc của giường
5.5. Người bệnh
– Bệnh nhân cần được giải thích mục đích của việc dán băng và phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình thăm khám chọn ra kỹ thuật dán phù hợp
– Trong trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ hay người bị suy giảm nhận thức thì gia đình người nhà hoặc người chăm sóc đóng vai trò là người trả lời
5.6. Hồ sơ bệnh án:
– Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh.
– Phỏng vấn các hoạt động khó khăn của bệnh nhân.
– Khám xét các khiếm khuyết về mặt thể chất: tầm vận động, mức độ đau, mức độ sưng phù, sự thẳng trục của chi, sức mạnh cơ.
– Khám xét chức năng liên quan đến các hoạt động chức năng của bệnh nhân
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,3 đến 0,5 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: Phòng phục hồi chức năng
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Phiếu điều trị chuyên khoa Phục hồi chức năng có chỉ định của bác sĩ.
– Hồ sơ bệnh án điều trị, phim X quang, cắt lớp vi tính…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
6.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
– Kiểm tra thông tin về người bệnh.
– Giải thích kỹ thuật dán băng.
6.2. Kiểm tra lượng giá người bệnh và giải thích các bước của kỹ thuật băng dán trị liệu
– Kiểm tra tầm vận động
– Thăm hỏi bệnh sử và các hoạt động khó khăn của người bệnh.
– Đo tầm vận động chủ động, thụ động.
– Kiểm tra mức độ đau.
– Kiểm tra mức độ sưng phù, đo chu vi chi
– Kiểm tra độ thẳng trục của khớp, mức độ ổn định của khớp.
– Lượng giá Kiểm tra sức mạnh cơ, chiều dài cơ.
– Sau khi lượng giá, người điều trị sẽ lựa chọn vấn đề mà cách dán băng phù hợp với tình trạng của bệnh nhân cần can thiệp.
6.3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1:
* Chuẩn bị vùng da điều trị
– Da vùng điều trị phải khô và đã được sát khuẩn bằng cồn trước khi dán băng vào da.
– Vén gọn chân tóc hoặc tẩy lông nếu cần thiết trước khi dán băng.
– Đối với bệnh nhân có da nhạy cảm là trẻ em hoặc người lớn tuổi, cần dán thử một miếng băng nhỏ vào vùng dưới cánh tay để kiểm tra sự kích ứng. Nếu có bất kỳ phản ứng nào như ngứa, đau rát hoặc bất kỳ dấu hiệu kích ứng da thì phải gỡ bỏ ngay lập tức và không thực hiện kỹ thuật này
* Cắt băng dán:
– Đo và cắt băng sao cho bao phủ vùng trị liệu
– Cắt bo góc băng, hình dạng của băng dán tùy thuộc vào mục tiêu của điều trị: các hình dạng phổ biến là: Cánh quạt, chữ I, chữ X, chữ Y, mạng nhện, con sứa… Tham khảo bảng Phục lục I để chọn kiểu cắt phù hợp.
Bước 2: Đặt tư thế vùng trị liệu để dán băng
Tùy vào mục đích can thiệp mà vùng mô trị liệu được đặt ở tư thế kéo dãn, trung tính hoặc làm chùng (tư thế nghỉ). Tham khảo bảng thông số kỹ thuật ở bước tiếp theo.
Tham khảo tài liệu gốc có hướng dẫn bằng hình ảnh (bước 2- bước 6)
Bước 3: Dán băng điều trị
– Gỡ phần giấy mặt keo ở đầu hoặc giữa băng
Dán băng sao cho bao phủ vùng điều trị, tùy vào mục đích can thiệp mà lựa chọn hướng thu hồi và độ căng của băng. Tham khảo Bảng 2 thông số kỹ thuật kỹ thuật mô tả vùng tác động, hình dạng băng, hướng dán băng, độ căng băng – trạng thái vùng mô điều trị và chỉ định trọng phụ lục II,
Sau khi dán băng lên vùng điều trị, chà sát để kích hoạt keo dính của vùng này.
Bước 4: Tái lượng giá ngay sau khi dán băng
– Thực hiện lại các kiểm tra của bước 1 để xem hiệu quả, tác động của kỹ thuật băng dán trị liệu
– Chỉnh sửa lại cách dán băng nếu người bệnh nhân cảm thấy không thoải mái hoặc làm tình trạng trầm trọng hơn trước.
Bước 5: Hướng dẫn người bệnh
– Giải thích lại về mục tiêu điều trị, cách bảo quản duy trì tình trạng tốt của băng trên da và kéo dài thời gian mà băng có thể giữ trên da lên đến vài 3 – 5 ngày.
– Trong những ngày đầu tiên, nếu viền của băng bị bong lên, có thể cắt bỏ phần viền này.
– Người bệnh cần cảm thấy thoải mái khi mang băng. Nếu có bất kì thay đổi nào bề màu sắc da, đau, ngứa hoặc bất cứ phản ứng không mong muốn nào phải tháo băng ngay và báo cáo cho người điều trị.
– Băng nên được giữ ở trạng thái tĩnh sau khi dán lên da ít nhất 20 phút để phát huy tối đa khả năng của keo dính, các hoạt động mạnh không nên được thực hiện trước khoảng thời gian này.
Bước 6: Cách gỡ băng sau thời gian điều trị
Bệnh nhân sau khi quay lại trung tâm điều trị cần gỡ lớp băng cũ và tái lượng giá lại. Có 02 cách tháo băng như sau:
Cách 1: Cố định vùng da và gỡ băng theo chiều của chân lông hoặc chân tóc
Cách 2: Dùng lực ấn giữ trên băng và gỡ băng.
-
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Đánh giá hiệu quả của băng sau thời gian điều trị, sẽ có các trường hợp như sau:
– Nếu người bệnh nhân quay trở lại và báo cáo rằng băng dán có hiệu quả phần nào trong việc cải thiện các triệu chứng, tiếp tục phác đồ hoặc thay đổi theo mục tiêu đã xác định ban đầu để tiếp tục đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Nếu người bệnh bệnh nhân có khó chịu hoặc báo cáo rằng băng dán làm trầm trọng hơn các dấu hiệu ban đầu của họ thì phải đánh giá lại chẩn đoán, thay đổi loại băng dán hoặc kỹ thuật dán. Nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện thì có thể xem người bệnh nhân không phù hợp với can thiệp với kỹ thuật trị liệu bằng băng dán
– Băng dán nên được gỡ bỏ ngay lập tức nếu có bất cứ dấu hiệu nào của ngứa, đau rát, hoặc triệu chứng nào của kích ứng da trên vùng dán băng.
– Nếu kích ứng xảy ra, làm sạch bề mặt da bằng với sữa magnesia (loại bôi ngoài da, gel lô hội, hoặc dầu khoáng. Nếu có vết phồng rộp/ hoặc đỏ rát, có thể dùng một số loại kem/ dầu đặc trị phù hợp cho tình trạng da bị tổn thương. Dừng sử dụng kỹ thuật trị liệu bằng băng dán trên vùng da đó.
Phụ lục I
MỘT SỐ HÌNH DẠNG KIỂU CẮT BĂNG THÔNG THƯỜNG
Băng hình chữ “I”: được cắt với các đầu tròn. | |
Băng hình chữ “Y”: cắt dọc ở giữa băng tại phần cuối | |
Băng hình chữ “X”: cắt dọc ở giữa băng tại hai đầu. | |
Băng hình “Mạng nhện” có 4-8 dải cắt dọc ở giữa | |
Băng hình “Rẻ quạt” có 4-8 dải cắt dọc ở một đầu | |
Băng hình chữ “X” có lỗ ở giữa | |
Băng hình “Đan rỗ” |
Phụ lục II
THÔNG SỐ KỸ THUẬT, VÙNG TÁC ĐỘNG, HÌNH DẠNG BĂNG, HƯỚNG DÁN BĂNG, ĐỘ CĂNG BĂNG, TRẠNG THÁI VÙNG MÔ ĐIỀU TRỊ VÀ
CHỈ ĐỊNH
Kỹ thuật dán | Vùng tác động | Hình dạng băng | Hướng dán Băng | Độ căng băng/ Trạng thái vùng mô điều trị | Chỉ định |
Lớp thượng bì | Da (Vùng thượng bì) + Thần kinh | Cánh quạt Chữ I (Chia 8 nhánh) | – Từ xa về gần trung tâm để giảm đau
– Từ gần ra xa tăng vận động |
0-5%
Tư thế kéo dãn |
Tác động chính:
Kích hoạt lớp mô nông trên cùng của cơ thể và tăng cảm giác Kích thích bề mặt trên có thể làm tăng khả năng tái tạo tế bào thông qua các tế bào gốc (trong tủy sống) Ứng dụng trên lớp biểu bì còn có thể mở rộng mao mạch đi tới các mô của da tăng khả năng điều trị. Chỉ định: – Phương pháp này được sử dụng cho da nhạy cảm và các bệnh lý thần kinh gồm mãn tính hoặc các triệu chứng đau vùng phức tạp. – Cảm giác đau có thể ứng dụng Phương pháp này là đau buốt, đau như điện châm khi chạm nhẹ |
Chỉnh sửa Lớp bì | Da (Lớp bì) + Thần kinh | Mạng nhện
Con sứa Cánh quạt |
Từ gần ra xa (Nguyên ủy tới bám tận) | 1-10%
Tư thế kéo dãn |
Tác động chính:
– Tối ưu dòng chảy mao mạch trong vùng mao mạch – Tháo gỡ các sợi sau khi chấn thương tại các vùng có hệ dây lưới – Tối ưu Hydrat hóa cho các mô tại vùng da tổn thương hoặc chèn ép. Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp chèn ép, rách, và tổn thương do hoạt động quá mức. – Mức độ đau âm ỉ hoặc chỉ khi chạm sâu. |
Chỉnh sửa Lớp cân mạc | Cân mạc + Thần kinh | Chữ Y cho Lớp nông, mô nhạy cảm | – | 10-15%
Tư thế kéo dãn Không dùng kỹ thuật dao động |
Tác động chính:
– Tác động vô các lớp mô sâu hơn thông qua da. – Tăng khả năng di chuyển của mô giúp phá vỡ các chất keo liên kết có hại gây cản trở Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp đau liên quan tới dây thần kinh hoặc cơ trong quá trình vận động. – Các trường hợp chèn rễ dây thần kinh |
Chữ Y cho Lớp nông | – | 15-25%
Tư thế kéo dãn Sử dụng kỹ thuật dao động: Hai bên hoặc dài ngắn |
|||
Chữ Y cho Lớp sâu | – | 25-50%
Tư thế kéo dãn Sử dụng kỹ thuật dao động: Hai bên hoặc dài ngắn |
|||
Kỹ thuật chỉnh sửa tạo khoang | Cân mạc + Hệ thần kinh | Chữ “I” | Dán hai đầu, thu hồi về trung tâm | 25- % Stretching position; Tư thế kéo dãn | Tác động chính:
– Tạo hướng băng dán thu lại và nâng mô tạo sự di chuyển lớp fascia nhằm cải thiện tầm vận động và giảm đau. – Khi băng dán thu hồi về trung tâm sẽ giúp nâng mô, làm giảm áp lực và sưng phù tại vùng điều trị. Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp tổn thương gây sưng, bầm tại các vùng quanh khớp hoặc lưng |
Lỗ donut | Dán hai đầu, thu hồi về trung tâm | 15-25% Stretching position; Tư thế kéo dãn | |||
Cắt mạng lưới 4-6 nhánh | Dán hai đầu, thu hồi về trung tâm | 10-20%
Tư thế kéo dãn |
|||
Kỹ thuật chỉnh sửa cơ | Cơ + Hệ thần kinh | – | Xa về gần (bám tận đến nguyên ủy) – Cơ hoạt động quá mức | 15-25%
Tư thế kéo dãn |
Tác động chính:
– Kích thích các thụ thể cơ học thuộc Da và truyền đi nhiều hơn các tín hiệu tới CNS – Ức chế các cơ hoạt động quá mức – Giảm đau Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp co cứng cơ gây đau hoặc khó vận động – Tăng khả năng giữ thăng bằng |
– | Gần ra xa (nguyên ủy đến bám tận) – Cơ hoạt động dưới ngưỡng | 15-25 %
Tư thế kéo dãn |
Tác động chính:
– Kích thích các thụ thể cơ học thuộc Da và truyền đi nhiều hơn các tín hiệu tới CNS – Tạo thuận & hỗ trợ các cơ yếu – Giảm đau Chỉ định: – Nhược cơ/ Cơ vận động yếu – Tăng khả năng giữ thăng bằng |
||
Kỹ thuật chỉnh sửa cơ học | Hệ thần kinh + Cân mạc + Khớp | Độ căng tập trung phần đuôi | 50 -75%
Tư thế trung tính |
Tác động chính:
– Giảm đau – Cố định khớp – Giảm thiểu các động tác quá mức gây tổn thương Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp khó vận động – Khi động tác nén mô tạo giúp giảm đau & tăng giới hạn vận động. |
|
Độ căng tập trung phần đầu | 50-75%
Tư thế trung tính |
||||
Độ căng tập trung phần trung tâm | 50-75%
Tư thế trung tính |
||||
Kỹ thuật chỉnh sửa Gân- Dây chằng | Hệ thần kinh + Fascia + Khớp | Chỉnh sửa dây chằng – Tăng phản xạ cảm thể | Tác động chính:
– Giảm đau – Cố định gân + dây chằng – Giảm thiểu các động tác quá mức gây tổn thương – Giảm áp lực lên gân/dây chằng bằng sự kích thích lên thể Golgi của dây chằng (GTO) nhằm bảo vệ khớp và làm mềm sự co cứng cơ. – Tạo ra tín hiệu thông qua da lên não một nhận thức về đô căng bình thường của gân/dây chằng tại vùng bệnh điều trị. Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp khó vận động.. – Khi động tác nén gân/dây chằng trong khi kiểm tra giúp giảm đau & tăng giới hạn vận động. |
||
Dây chằng | 75-100% Tư thế trung tính | ||||
Gân | 50-75% Tư thế kéo dãn | ||||
Kỹ thuật chỉnh sửa chức năng | Hệ thần kinh + Cân mạc + Cơ + Khớp | Tác động lên giới hạn vận động | 50-75%++ | Tác động chính:
– Tạo kích thích nhằm giới hạn hoặc hỗ trợ vận động bằng cách tăng kích thích vào các khớp và ngăn ngừa các thụ thể cơ học của các cơ bị giãn quá mức, các khớp hoạt động quá mức & đau Chỉ định: – Ứng dụng cho các trường hợp khó vận động tại các khớp – Khi động tác nén lên mô và vào trọng tâm trong khi kiểm tra giúp hỗ trợ các vận động một cách bình thường hoặc hạn chế các vận động bệnh lý – Khi kỹ thuật làm mạnh cơ yếu không đủ tác động |
|
Kỹ thuật chỉnh sửa bạch huyết | Hệ thần kinh + Cân mạc + Hệ tuần hoàn/bạch huyết | Bạch huyết/ 4-6 đường cắt | 0-20%;
Tư thế kéo dãn |
Tác động chính:
– Bằng cách tạo hướng kéo của tape chất dịch di chuyển tới vùng tắc nghẻn ít hơn, đồng thời di chuyển bằng các kênh nhỏ hơn ở lớp nông. – Giảm đau, sưng, tan máu tụ Chỉ định: – Khi động tác nén và trượt mô từ xa về gần làm giảm nghẻn dịch đến vùng sưng, làm tản máu vùng sưng – Có thể kết hợp với các bài tập hoặc băng nén |
|
Tuần hoàn máu/6-8 đường cắt | 0-10%;
Tư thế kéo dãn |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Clinincal therapeutic application of the kinesio taping method, 3th edition
- The effectiveness of Kinesio Taping® for pain management in knee osteoarthritis: a randomized, double-blind, controlled clinical trial. Ther Adv Musculoskelet Dis. 2019 Aug 29;11:1759720X1986913
- Pain-diminishing effects of Kinesio® taping after median sternotomy. Physiotherapy Theory and Practice 2018; (6): 4-44
- Effects of kinesiologic taping on epidermal-dermal distance, pain, oedema and inflammation after experimentally induced soft tissue traumPhysiother Theory Pract. 2015;31(8): 556-6
- The Kinesio Taping Method for Myofascial Pain Control. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine 2015; Article ID 95051.