ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG THEO COPM (số 65)
-
ĐẠI CƯƠNG
Đo lường khả năng thực hiện hoạt động của Canada (COPM) đánh giá hoạt động của khách hàng theo bảng phân loại của CMOP-E (The Canadian Model of Occupational Performance and Engagement) bao gồm 3 lĩnh vực: (1)Tự chăm sóc (chăm sóc cá nhân, di chuyển chức năng và sự tham gia vào cộng đồng), (2)các công việc/lao động/học tập (công việc kiếm sống, chăm sóc gia đình, cung cấp dịch vụ cho người khác, và phát triển năng lực của bản thân) và (3)các hoạt động giải trí.
Phương pháp đo lường khả năng thực hiện hoạt động của Canada (Canadian Occupational Performance Measure – COPM) là một thước đo dành riêng cho từng cá nhân để đánh giá sự tự nhận thức của người bệnh về việc thực hiện hoạt động. COMP được thiết kế để sử dụng trong thực hành lấy khách hàng làm trung tâm của hoạt động trị liệu.
-
CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp người bệnh hạn chế khả năng tham gia hoạt động hàng ngày, khả năng làm việc và tham gia vui chơi giải trí trong các trường hợp sau:
+ Tổn thương thần kinh: đột quỵ, chấn thương sọ não, bại não, tự kỷ, tổn thương tủy sống…
+ Chấn thương, tổn thương hệ cơ- xương- khớp: viêm khớp, thoái hóa khớp, đoạn chi, chấn thương gãy xương giai đoạn bất động hoặc hạn chế vận động…
+ Các suy giảm chức năng ở người lớn tuổi như: giảm thị lực, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng thăng bằng…
+ Các rối loạn về tâm thần, các bệnh lý tâm thần như: động kinh, tâm thần phân liệt, chậm phát triển tinh thần.
-
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Không có
4.THẬN TRỌNG
– Không có
-
CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện
- a) Nhân lực trực tiếp
– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng
– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
- b) Nhân lực hỗ trợ: không có
5.2. Thuốc: không có
5.3. Vật tư
– Găng tay
– Mũ giấy
– Khẩu trang y tế
– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
– Khăn lau tay
5.4. Trang thiết bị: không có
5.5. Người bệnh
– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …
– Tư thế người bệnh phải thoải mái, tốt nhất là ở tư thế nằm hoặc ngồi.
– Kiểm tra và bộc lộ vùng da điều trị.
5.6. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 1 giờ
5.8. Địa điểm thực hiện: phòng vận động trị liệu
5.9. Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…
-
TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Bước 1: Xác định các vấn đề của người bệnh trong thực hiện hoạt động hàng ngày:
– Phỏng vấn, hỏi người bệnh về những hoạt động hàng ngày như tự chăm sóc, khả năng lao động và thực hiện các hoạt động giải trí.
– Yêu cầu người bệnh liệt kê các hoạt động hàng ngày mà họ muốn thực hiện, cần phải thực hiện hoặc được kỳ vọng sẽ thực hiện bằng cách gợi ý họ mường tượng về một ngày điển hình. Sau đó hỏi xem hoạt động nào là khó thực hiện đối với họ.
Bước 2: Đánh giá mức độ quan trọng của từng hoạt động được xác định. Xếp hạng từ 1 đến 10: với 1= không quan trọng ⇒ 10= cực kì quan trọng
Đối với trẻ em, có thể dùng một định dạng thay thế: như mặt cười
Bước 3: Sử dụng thông tin trên, yêu cầu người bệnh gia đình hay người chăm sóc (trong trường hợp khách hàng không tự đưa ra được quyết định) chọn tối đa 5 vấn đề quan trọng nhất (điều này có thể được thực hiện bằng cách cho người bệnh xem các xếp hạng và yêu cầu họ xác nhận rằng các vấn đề được đánh giá cao nhất là quan trọng nhất).
Bước 4: Xếp hạng khả năng thực hiện hoạt động và mức độ hài lòng của người đó đối với mỗi (tối đa) 5 vấn đề quan trọng nhất. Đánh giá từng vấn đề riêng biệt.
Sự thực hiện: “Bạn đánh giá thế nào về cách bạn thực hiện hoạt động này bây giờ?
ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
với 1= rất kém, không thể làm ⇒ 10= làm rất tốt
Sự hài lòng: “Bạn hài lòng (hạnh phúc) như thế nào với cách bạn thực hiện hoạt động này hiện tại?
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
với 1= không hài lòng ⇒ 10= cực kì hài lòng
Bước 5: Xác nhận lại với người bệnh về các vấn đề quan trọng (tối đa là 5) và mức độ khách hàng đánh giá dựa trên khả năng thực hiện và sự hài lòng
Xác định điểm trung bình cho sự thực hiện và mức độ hài lòng của các hoạt động có vấn đề (tối đa là 5).
Bước 6: Ghi chép các thông tin vào hồ sơ bệnh án/ứng dụng trên máy tính
Cung cấp phương pháp điều trị phù hợp cho các hoạt động có vấn đề đã được xác định
-
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Theo dõi tình trạng tri giác, nhận thức và dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.
– Khi muốn đánh giá tiến bộ của người bệnh hoặc điều chỉnh chương trình điều trị, kỹ thuật viên có thể đánh giá lại bằng cách sử dụng COPM. Những thay đổi từ 2 điểm trở lên (đối với điểm trung bình của sự thực hiện và / hoặc điểm trung bình của mức độ hài lòng) được coi là quan trọng về mặt lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mary Law, Sue Baptiste, Mary Ann McColl et. al. The Canadian Occupational Performance Measure: An Outcome Measure for Occupational Therapy https://doi.org/10.1177%2F000841749005700207
- Mary Ann McColl, Margo Patterson, Diane Davies et. al. Validity and Community Utility of the Canadian Occupational Therapy Performance Measure https://doi.org/10.1177%2F000841740006700105
- Moira Toomey, Donna Nicholson, Anne Carswell . The Clinical Utility of the Canadian Occupational Performance Measure https://doi.org/10.1177%2F000841749506200503
- Linda Carpenter, Gus A. Baker, Barbara Tyldesley. The Use of the Canadian Occupational Performance Measure as an Outcome of a Pain Management Program https://doi.org/10.1177%2F000841740106800102
- Karen Enlow, Anne Fleischer, Leslie Hardman Acute-Care OT Practice: Application of the Canadian Occupational Performance Measure (COPM) in a Palliative-Care Program https://doi.org/10.5014/ajot.2020.74S1-PO7730
Phụ lục
MẪU PHẢN HỒI COPM
1.Thông tin chung
Họ và tên | |||
Tuổi: | Giới tính: | Số HS: | |
Tên người đại diện/chăm sóc:
Mối quan hệ: |
|||
Ngày lượng giá: | Ngày tái lượng giá/dự định tái lượng giá: | ||
Kỹ thuật viên: | |||
BS chỉ định: | |||
2. Các hoạt động quan trọng
Hoạt động/công việc/tác vụ | Mức độ quan trọng | |
TỰ CHĂM SÓC | ||
Chăm sóc cá nhân
(mặc/cởi quần áo, tắm, vệ sinh…) |
||
Di chuyển chức năng
(dịch chuyển, di chuyển trong nhà, ngoài trời …) |
||
Tiếp cận/tham gia vào cộng đồng
(tiếp cận phương tiện di chuyển công cộng, mua sắm, quản lý tài chính/tiền) |
||
CÔNG VIỆC/LAO ĐỘNG SẢN XUẤT/HỌC TẬP (HS-SV)/VUI CHƠI (TRẺ NHỎ) | ||
Việc làm
(Tìm kiếm công việc, tham gia công việc tình nguyện) |
||
Công việc nhà
(lau nhà, quét nhà, nấu ăn…) |
||
Học tập/vui chơi | ||
(làm bài tập về nhà, các kỹ năng chơi) | ||
CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ | ||
Hoạt động tiêu khiển nhẹ
(làm đồ thủ công, đọc sách, nghe nhạc…) |
||
Hoạt động giải trí chủ động
( chơi thể thao, hoạt động ngoài trời, du lịch…) |
||
Tương tác xã hội
(thăm người thân, gọi điện thoại cho bạn bè, tiệc tùng…) |
||
3. Lượng giá và tái lượng giá mức độ hoạt động và sự hài lòng của các hoạt động quan trọng
LƯỢNG GIÁ BAN ĐẦU | TÁI LƯỢNG GIÁ | |||
ĐIỂM SỐ | ||||
CÁC HOẠT ĐỘNG | SỰ THỰC HIỆN (1) | SỰ HÀI LÒNG (1) | SỰ THỰC HIỆN (2) | SỰ HÀI LÒNG (2) |
1. | ||||
2. | ||||
3. | ||||
4. | ||||
5. | ||||
ĐIỂM SỐ TRUNG BÌNH
= (TỔNG ĐIỂM SỰ THỰC HIỆN/HÀI LÒNG 1-5) : (TỔNG SỐ HOẠT ĐỘNG) |
||||
SỰ THAY ĐỔI TRONG SỰ THỰC HIỆN= ĐIỂM SỐ TB SỰ THỰC HIỆN (2) – ĐIỂM SỐ TB SỰ THỰC HIỆN (1)= | ||||
SỰ THAY ĐỔI TRONG SỰ HÀI LÒNG= ĐIỂM SỐ TB SỰ HÀI LÒNG(2) – ĐIỂM SỐ TB SỰ HÀI LÒNG (1)= |