Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

TỪ TRƯỜNG VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Chuyên ngành: Vật lý trị liệu
Các nghiên cứu liền xương tiến hành trong những năm 80 cần xem xét lại về phương pháp nghiên cứu. Các máy từ trường xung DK-800 /DKE-1500 hiện vẫn đang được sử dụng ở khoa PHCN viện 108.

- Bs Đỗ Thị Thúy Anh

ĐẠI CƯƠNG

Lịch sử phát triển điều trị từ trường

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng từ trường vào mục đích điều trị. Lịch sử ghi nhận người Ai Cập đã sử dụng các viên nam châm tự nhiên như là những “viên đá thần kỳ” để chữa bệnh. Trong tự nhiên, người ta cũng thấy có rất nhiều các viên đá có tính chất đặc biệt trong các tổ chim đại bàng ở trên núi cao, mà thực chất đó chính là các viên nam châm tự nhiên. Sau đó, nam châm tự nhiên đã
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, như là dụng cụ xe chỉ, kim la bàn… Tuy nhiên, mãi đến tận đầu thế kỷ XX, vấn để từ trường mới được nghiên cứu cơ bản và có những ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học, công nghiệp, nông nghiệp, y tế…

Về thiết bị, năm 1930 bắt đầu có máy điều trị từ trường tần số thấp theo nguyên lý điện từ của Bilekin, Eumi, Erenfen…, nay có thêm Magnetodiaflux, Magnetiser, Poliut, nam châm nhân tạo của Tanaka (Nhật Bản-1961), Ferit Bari (BaO.6Fe,O;).

Ở nước ta, vấn đề từ trường trong y học vẫn còn mới mẻ. Từ năm 1975, ở miền Nam xuất hiện vòng từ hạ huyết áp và viên nam châm nhân tạo Magnet của Nhật Bản. Đến năm 1980, Bệnh viện Gia Lâm (Hà Nội) nhận được máy chữa bệnh từ trường Magnetiser đầu tiên của hãng Kawasaki (Nhật Bản) trong lô hàng viện trợ nhân đạo, với các thông số: từ trường xoay chiều 50Hz, cường độ 800 gauss, hai đầu phát thẳng. Bác sĩ Trần Tuỳ đã ứng dụng điều trị đau và viêm cho hàng trăm bệnh nhân đạt kết quả tốt (1981-1982).

Năm 1985, Bệnh viện 108 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tặng một máy điều trị từ trường Poliut-1 của Liên Xô (cũ). Trên cơ sở đó, bác sĩ Đặng Chu Kỷ, Dương Xuân Đạm đã khởi xướng đề tài “Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng từ trường trong y học” với sự tham gia cộng tác của rất nhiều cơ sở nghiên cứu trong và ngoài quân đội như Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện công
nghệ TCKT, Viện khoa học Việt Nam, Nhà máy thiết bị bưu điện. Kể từ đó, kỹ thuật điều trị bằng từ trường đã có cơ sở để phát triển sâu rộng trong các cơ sở y tế, vật lý trị liệu trong nước và hiện đang được ứng dụng có hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực lâm sàng thuộc nội – ngoại – chuyên khoa.

Về thuật ngữ, xuất phát từ tên một địa danh ở Hy Lạp cổ, nơi phát hiện ra các viên đá có khả năng hút sắt từ hơn 2000 năm trước, là Magnet, có nghĩa là nam châm. Từ đó ra đời thuật ngữ điều trị bằng từ trường – Magnetotherapy.

Năm 1980, tại Vi-tep (Liên Xô cũ) đã diễn ra hội thảo đầu tên về “Từ trường y học”. Năm 1982, Viện hàn lâm Liên Xô (cũ) đã có “Thông báo hướng dẫn tiến hành các nghiên cứu khoa học về từ trường trong y tế”. Năm 1980 ở Việt Nam đã ra đời để tài “Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng từ trường trong y học” thuộc chương trình 66.03.03 của Bộ Quốc phòng, do Bệnh viện 108 chủ trì. Năm 1988 để tài được nghiệm thu. Năm 1993 Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo quốc gia lần thứ nhất, mở ra triển vọng ứng dụng hiệu quả hơn nữa từ trường trong lĩnh vực y học.

Các loại vật liệu từ

Từ trường có hai nguồn chính:

a. Tự nhiên

Từ trường vốn có nguồn gốc từ vật chất. Xét nguyên lý cấu trúc nguyên tử thì thấy sự vận động của các electron trên các quỹ đạo quanh hạt nhân nguyên tử với vận tốc cực lớn (hàng triệu kilomet/giây) tạo ra một “từ lực”, gọi là “mômen từ quỹ đạo”. Có bao nhiêu điện tử thì có bấy nhiêu “mômen từ”. Đồng thời bản thân mỗi electron lại tạo ra một “mômen từ” mới, gọi là “spin từ”. Các hiện tượng này chỉ xảy ra trong quá trình vận động liên tục không ngừng, bởi các mômen từ sẽ bị triệt tiêu khi các quá trình này ngừng lại. Các viên nam châm tự nhiên tồn tại dưới dạng Ferit sắt Fe3O4 (FeO.Fe2O3), còn gọi là Magnetit.

b. Nhân tạo

Người ta có thể sản xuất ra các loại nam châm nhân tạo trên quy mô công nghiệp, bao gồm các viên nam châm vĩnh cửu và các nam châm điện.

Các viên nam châm vĩnh cửu: được sản xuất từ các vật liệu từ cứng, có lực kháng từ lớn (Hc ≥ 105 A/m), gồm Ferit Bari (BaFe12O19), hợp kim AlNiCo, nam châm đất hiếm…

Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn như sau:

Các nam châm điện: dựa trên cơ sở của hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cho dòng điện đi qua một dây dẫn, nó sẽ tạo ra một từ trường cẩm ứng xung quanh sợi dây và ngược lại, khi có một từ trường sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng. Về cấu tạo, nam châm điện gồm có một lõi bằng thép có hàm lượng cacbon thấp và cuộn dây từ hoá. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây, từ trường sẽ xuất hiện trong lõi sắt. Vật liệu từ thuộc loại vật liệu mềm, có lực kháng từ nhỏ (Hc ≈ 10³ A/m). Các nam châm điện như vậy được gọi là các đầu phát từ (Magnetiser) sử dụng trong điều trị trực tiếp tại vùng tổn thương. Về mặt chế tạo, người ta thường thiết kế bộ phận điều khiển có thể cho ra nhiều loại từ trường với các đặc tính kỹ thuật khác nhau như xung hay liên tục, một chiều hay xoay chiều, cường độ lớn hay nhỏ… phù hợp với các tình trạng tổn thương bệnh lý khác nhau.

Các hiện tượng của từ trường

a. Cảm ứng điện từ

Hiện tượng từ thông qua ống dây thay đổi, làm xuất hiện một sức điện động cảm ứng gọi là “cảm ứng điện từ (B).

b. Tự cảm

Là hiện tượng xuất hiện sức điện động cảm ứng trong ống dây khi dòng điện đi qua ống dây thay đổi, làm cho từ trường của nó cũng thay đổi theo.

c. Từ tính của vật chất

Mỗi vật chất có một “từ trường cơ bản của nguyên tử” (ký hiệu Pm). Đó là tổng hợp các “từ lực” tạo ra bởi dòng vi mô của các điện tử quay xung quanh hạt nhân nguyên tử.

Chất thuận từ: là chất tăng cường từ trường ngoài. Điều kiện là Pm≠0. Ví dụ: chất sắt từ (sắt non, tôn silic).

Chất nghịch từ: là chất làm suy giảm từ trường ngoài. Điều kiện là Pm=0. Ví dụ: đa số các hợp chất hữu cơ trong cơ thể.

Từ trường của một số điều kiện tự nhiên:

  • Địa từ trường: B ≈ 10-5T
  • Tiếng ổn thành phố: B ≈ 10-7T
  • Cơ thể sống là một vật thể phát từ, tuy từ trường của nó vô cùng nhỏ bé và khó nhận thấy. Trường điện từ của não: B ≈ 10-13mT. Trường điện từ cơ thể: B ≈ 10-6 địa từ trường.

Sự biến động của từ trường bên ngoài sẽ dẫn tới những thay đổi về từ trường của cơ thể. Sự thay đổi từ trường cơ thể sẽ dẫn tới các quá trình bệnh lý. Ví dụ điển hình là trạng thái hệ thần kinh trung ương và tim mạch trước và trong các cơn bão từ có rất nhiều rối loạn theo hướng bất lợi, dẫn tới sự gia tăng trạng thái stress và các tai biến mạch máu… Ngoài ra, có thể thấy rõ điều này qua cấu trúc
xương thưa của những phi công vũ trụ đã ở lâu ngày trong khoảng không (môi trường phi từ).

Dựa vào nguyên lý sự thay đổi từ trường của các tổ chức cơ thể, về mặt chẩn đoán người ta đã thiết kế được các loại máy chẩn đoán rất nhạy cảm và hiện đại, gọ! là phương pháp chẩn đoán bằng “cộng hưởng từ hạt nhân” (Magnetic Resonance Imaging – MRI).

TƯƠNG TÁC TỪ TRƯỜNG – CƠ THỂ SỐNG

Cơ sở tác dụng

Trái đất là một nam châm khổng lổ, có cực địa từ không trùng với cực địa lý (là nơi giao nhau giữa trục từ của trái đất với mặt đất). Cực bắc địa từ cách cực bắc địa lý khoảng 800km, cực nam địa từ cách cực nam địa lý khoảng 1000km.

Từ trường trái đất mạnh – yếu tuỳ nơi, tuỳ điểm và tuỳ lúc:

  • Lớn nhất ở nam bán cầu: B ≈ 70.000nT
  • Bắc bán cầu: B ≈ 60.000nT
  • Xích đạo: B ≈ 35.000nT
  • Trung bình: B ≈ 50.000nT (5.10-5T)   (1nT = 10-5Oe)

Từ trường trái đất gồm có hai phần:

– Trường chính (là trường không đổi) chiếm 98% và hầu như cố định, chỉ thay đổi do những nguyên nhân bên trong của trái đất, có chu kỳ biến đổi chậm chạp, tính bằng hàng chục, hàng trăm năm, gọi là biến thiên thế kỷ.

– Trường biến thiên (là trường biến đổi) chiếm 2% giá trị trường toàn phần. Nguyên nhân là do các dòng điện tầng điện ly (ở khoảng cách 100-400km với mặt đất) và trong vũ trụ bao quanh trái đất dưới ảnh hưởng hoạt động của mặt trời và có thể tác động đối với cơ thể sống và con người.

Ỏ Việt Nam có các trạm ghi biến thiên từ trường ở Sa Pa, Phú Thuy (Hà Nội), Đà Lạt, Bạc Liêu.

Từ trường bao phủ và thâm nhập vào trong mọi tế bào của cơ thể sống, ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khoẻ của con người. Có thể nói rằng chúng ta hiện nay đang sống trong môi trường từ. Ngoài ra, cơ thể con người còn được cấu tạo bởi hơn 60 nguyên tố khác nhau như sắt, mangan, niken…, mà không ít trong đó do cấu tạo điện từ sẽ sản sinh ra dòng từ trường vi mô. Như đã biết, sự vận động của tế bào tạo ra dòng điện sinh học, mà đi kèm theo nó là từ trường. Do đó trong mỗi cơ quan, tổ chức đều tổn tại một “từ trường tự thân”, thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động của cơ thể. Nếu dùng một từ trường bên ngoài tác động vào cơ thể sẽ có thể làm thay đổi từ trường tự thân của tổ chức, dẫn tới điều chỉnh lại hoạt động của tổ chức cơ thể. Đó chính là nguyên lý tổng quát về vật lý – y học của cơ chế phòng và chữa bệnh bằng từ trường.

Cơ chế tác dụng của từ trường được phân tích trên hai khía cạnh:

  • Về mặt vật lý: coi từ trường như một dòng điện thứ cấp, tuy không trực tiếp gây nên các thay đổi cấu trúc tế bào, tổ chức hay dịch trong cơ thể, nhưng có thể ảnh hưởng tới mômen từ của nguyên tử, làm thúc đẩy hoạt động của tế bào và ảnh hưởng tới thuỷ động học các chất dịch (do giảm độ nhớt), dẫn tới tăng cường lưu thông máu và cải thiện tuần hoàn tại các vùng tác động từ trường.
  • Về mặt sinh học: từ trường kích thích tăng cường hoạt tính của các quá trình sinh hoá học và chuyển hoá trong cơ thể sống, dẫn tới điều hoà hoạt động chức năng, kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu và tác động trực tiếp đối với tế bào và dịch thể.

Ngoài ra, có tác giả còn mô phỏng “hiệu ứng áp-điện” như là một cơ chế vạn năng để giải thích mối quan hệ tương hỗ giữa các điện trường nội-ngoại sinh và các hệ sinh học, trong đó hiệu ứng áp-điện thuận được ví như sự hình thành cal xương dưới tác động của áp lực cơ học, còn hiệu ứng áp-điện nghịch giống như sự cảm nhận trường ngoài của các đại phân tử sinh học có cấu hình không gian đặc hiệu.

Dưới đây là sơ đồ cơ chế tổng quát của tác động từ trường đối với cơ thể sống:

Những thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá theo một chiều hướng nhất định dưới tác động của từ trường được giải thích bởi các lý do:

  • Các phân tử protein có cấu trúc gần giống như một phân tử từ.
  • Trong protein (đặc biệt ở tổ chức xương) có các collagen là chất phản ứng mạnh với từ trường ngoài, dẫn tới các biến đổi về thế năng điện sinh lý đặc trưng cho protein.
  • Một số đại phân tử cũng có phân cực từ, khi có sự tác động của từ trường bên ngoài sẽ xuất hiện các chuyển động quay vi mô, làm tái phân cực màng tế bào và định hướng lại các polyme sinh học, dẫn tới hiện tượng bán dẫn và để lộ ra các trung tâm hoạt tính (tăng hoạt tính men, thay đối tính chất các mối liên kết và các gốc hoá trị trong phân tử), làm thay đổi hoạt tính sinh học của phân tử.
  • Một số quá trình sinh hóa rất nhạy cảm với từ trường, như các gốc tự do oxy hoá hay các phản ứng có sự tham gia của các ion kim loại.

Tác giả Bay-um-go-lưt (Nga, 1936) cho rằng từ trường trái đất ảnh hưởng tới trạng thái tế bào và tạo nên sự xuất hiện sức điện động trong các tế bào, làm thay đổi đồng thời tính khả biến và các tính chất điện của tế bào và các cơ quan nội tạng, dẫn tới sự hình thành phản ứng thích nghi của cơ thể, làm thay đổi hoạt động hệ giao cảm adrenalin, dẫn tới thay đổi cảm ứng miễn dịch và hoạt động nội tiết.

Tác dụng sinh lý – hiệu ứng kích thích sinh học từ trường

– Tăng hoạt tính men, kích thích các quá trình sinh tổng hợp ADN và ARN.

– Tăng hoạt động của hệ bơm Na+-K+ làm tăng chuyển hoá tế bào.

– Tác động tới quá trình oxy hoá-khử, làm thay đổi tốc độ các phản ứng hoá học trong cơ thể.

– Kích thích tuỷ xương làm thay đổi hàm lượng các thành phần máu.

– Giảm độ nhớt các dịch thể, tác dụng làm tăng cường lưu huyết máu, giảm nhu cầu oxy tế bào, tăng cường trương lực thành mạch máu.

– Kích thích làm tăng cường hoạt động cơ tim.

– Tăng pH cục bộ, tác dụng kích thích tái tạo cal xương.

– Ức chế các phản xạ dương tính, dẫn tới giảm đau, giảm co thắt do sự nhạy cảm của hệ thần kinh – thể dịch với từ trường.

Đặc điểm tác động từ trường là nông (độ suy giảm từ trường là rất lớn theo khoảng cách), tăng nhiệt không nhiều, chỉ khoảng 0,3-0,4º, ta không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, hiệu ứng kích thích sinh học của từ trường lại được biểu hiện khá đa dạng trên một số cơ quan chức năng quan trọng trong cơ thể như:

– Đối với hệ thần kinh-thể dịch: rất nhạy cảm với từ trường, đặc biệt hệ hypothalamus (vùng dưới đồi), ảnh hưởng tới tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh, cắt các phân xạ (+), dẫn tới giảm đau (hệ thần kinh thực vật và bài tiết hormon).

– Hệ tìm mạch và máu ngoại vi:

+ Tăng cường hoạt động cơ tìm, thay đổi tính đàn hồi thành mạch, ảnh hưởng trên huyết áp.

+ Kích thích tuỷ xương, làm thay đổi hàm lượng các thành phần máu, thay đổi các trạng thái máu (giảm tính kết dính bể mặt tế bào), tăng lưu huyết và giảm độ nhớt của máu và các dòng dịch thể, làm giảm sự lắng đọng thành mạch.

+ Tác dụng giãn mạch: xuất hiện chậm nhưng bền lâu, thường xuất hiện sau điều trị từ 7-10 ngày và kéo đài trong vòng 6 tháng đến 2 năm.

+ Tái tạo tuần hoàn bàng hệ.

– Hệ xương: chịu sự tác động của từ trường mạnh nhất, do tác dụng làm tăng pH cục bộ, dẫn tới tăng tốc độ tạo màng và tăng tốc độ cal xương. Ngoài ra, theo giả thuyết của Barker Mather trong cấu trúc vỏ xương còn có oxyt sắt, là chất chịu tác động mạnh của từ trường bên ngoài.

– Quá trình chuyển hoá:

+ Tăng hoạt động của hệ bơm Na+-K+.

+ Tăng vận chuyển hemoglobin (Hb) (phần Fe trong hemoglobin).

+ Thay đổi quá trình hô hấp tế bào, làm tăng dinh dưỡng tế bào và làm trẻ hoá tế bào.

+ Tăng hoạt tính men trypsin, kích thích sinh tổng hợp ADN, ARN, kích thích tái tạo tổ chức (mô mềm, xương…)

CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

Điều trị bằng từ trường là một biện pháp an toàn, ít độc hại và có hiệu quả rộng rãi trong nhiều chuyên khoa. Một số chỉ định thường gặp là:

– Giảm đau: đau nhức xương khớp không đặc hiệu, đau do đụng giập, do co thắt, đặc biệt tốt với các điểm đau nhỏ và nông (đầu dưới xương quay, mỏm trên lồi cầu, mỏm cùng vai…).

– Chống viêm: từ các viêm nhỏ, nông (mụn, nhọt) đến các viêm nội tạng (viêm đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày – hành tá tràng…).

– Điều hoà trương lực thần kinh: hội chứng suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật…

– Tăng cường tuần hoàn cục bộ, kích thích tái tạo các đường tuần hoàn bàng hệ, tăng cường nuôi dưỡng tổ chức.

– Kích thích tái tạo tổ chức, đặc biệt với tổ chức xương. Đây là biện pháp bổ trợ rất hiệu quả trong ngoại khoa chấn thương, cho phép rút ngắn thời gian điều trị và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra do chậm liền xương.

– Chống đông tắc mạch sau phẫu thuật (đặc biệt là phẫu thuật tạo hình).

– Châm cứu bằng từ trường – từ châm.

Chống chỉ định:

  • U ác tính.
  • Phụ nữ có thai.
  • Sau nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh hệ thống và bệnh máu (máu chậm đông…).

KỸ THUẬT VÀ LIỀU LƯỢNG

Về liều lượng hiện nay còn chưa thật thống nhất. Theo các tác giả Liên Xô (cũ) thường sử dụng liều dưới 50mT là đủ để gây nên hiệu ứng sinh học từ trường, mặc dù chưa thấy có tác hại gì. Tuy nhiên các tác giá khác trên thế giới thường hay sử dụng liều cao hơn, ví dụ ở Nhật Bản dùng tới liều 50-100mT, Ấn Độ dùng tới 100-300mT…

Hiện nay ở Việt Nam còn chưa có một nghiên cứu nào mang tính khảo sát về liều điều trị từ trường trong lâm sàng. Do đó theo chúng tôi nên áp dụng một liều trung gian trong khoảng 20-70mT và có chế độ kiểm tra theo dõi sát trong quá trình ứng dụng từ trường, nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Các nghiên cứu cũng cho thấy từ trường xoay chiều có ảnh hưởng rõ nét hơn so với từ trường
một chiều.

Ngoài ra hầu như chưa có báo cáo nào về tác hại của từ trường trên lâm sàng, đặc biệt với liều dưới 60mT. Thực nghiệm trên chuột với liều 120mT liên tục 24 giờ, trong suốt 45 ngày cũng chỉ thấy hiện tượng xơ cứng mạch máu nhỏ và tình trạng thiếu oxy tổ chức rải rác ở não, tim, gan, thận…, nhưng không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chuột nghiên cứu.

Kỹ thuật điều trị khá đơn giản, chỉ cần đặt thiết bị điều trị (viên nam châm, đầu phát từ) vào đúng vị trí tổn thương và cố định lại. Lưu ý cần đảm bảo tiếp xúc tốt với da, vì từ trường suy giảm rất nhanh theo khoảng cách.

Với các viên nam châm, có thể lưu viên từ tại vị trí đau suốt cả ngày cho đến khi hết hẳn triệu chứng bệnh (thông thường 5-7 ngày). Đối với các loại đầu phát từ (máy tạo từ trường), có thể sử dụng một đầu phát hoặc hai đầu phát (đối cực), chế độ một chiều hoặc xoay chiều, từ trường liên tục hoặc xung, tần số biến đổi từ 25-50-70-100-150Hz, cường độ trong phạm vi quy ước 20-70mT, thời gian điều trị trung bình 15-20 phút một lần điều trị. Một ngày có thể điều trị 1-2 lần, đợt điều trị 10-15 ngày. Với những bệnh lý mạn tính có thể điều trị nhiều đợt.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG TỪ TRƯỜNG TRONG LÂM SÀNG VÀ THỰC NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUẦN ĐỘI 108

Thông báo về những kết quả đầu tiên dùng các viên nam châm để trị đau (Đặng Chu Kỷ, Dương Xuân Đạm 1981): tác giả dùng các viên nam châm nhân tạo chế tạo trong nước (Khoa Lý trường ĐHTH, 2179 TCKT) từ trường bề mặt 610G điều trị đau ở 17 bệnh nhân, đạt kết quả khỏi (hết đau) 7/17, đỡ nhiều 7/17, đỡ ít 2/17, không đỡ 1/17. Nhận xét thấy tác dụng tốt với vùng đau hẹp và nông. Chưa xác định rõ tác dụng của cực từ (nam hay bắc).

Thông báo về tác dụng giảm đau của nam châm nhân tạo trong viêm đau quanh lồi cầu ngoài cánh tay (Đặng Chu Kỷ, Dương Xuân Đạm 1988): tác giả dùng viên nam châm nhân tạo cường độ 400-500G (Viện KTQS sản xuất) dán trực tiếp vào điểm đau (lổi cầu ngoài) liên tục 5-7 ngày, đạt kết quả tốt 5/18, vừa 7/18 và kém 6/18 bệnh nhân. Nhận xét thấy những đau mới (trong vòng 1 tháng) kết quả điều trị tốt hơn. Các kết quả này có thể so sánh với điều trị giảm đau bằng điện xung.

Điều trị thăm đò từ trường vết thương gãy xương thực nghiệm (Dương Xuân Đạm, Nguyễn Thế Trang 1985): tác giả sử dụng máy tạo từ trường nhân tạo 50Hz, một đầu phát 400G áp vào vùng đùi chó bị bẻ gãy xương (đã nẹp cố định), điều trị 40 ngày, mỗi ngày 30 phút. Kết quả sau 40 ngày vết thương lành, xương liền chắc, chó đi lại vững. Trong khi bên chứng (không điều trị từ) chỗ gãy chưa
liền hắn, phát triển mô xơ, bẻ mạnh xương bị gãy lại.

Kết quả bước đầu ứng dụng từ trường chữa chậm liền xương (Dương Xuân Đạm, Nguyễn Văn Thuận 1987): tác giả nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân gãy xương chi trên (cánh, cẳng, bàn, ngón tay), trong đó 4 bệnh nhân được điều trị bằng viên nam châm chữ nhật 600-700G áp vào hai bên ổ gãy xương rồi băng (nẹp bột) lại, để cố định 30 ngày; 4 bệnh nhân khác điều trị hàng ngày bằng máy
tạo từ trường Magnemed (Viện Công nghệ – TCKT) 400G song cực 30 phút/ngày trong 20 ngày. Kết quả: nhóm dùng viên nam châm đạt 2/4 (ð0%) cal xương tốt, 2/4 (50%) tiến bộ không đáng kể; nhóm dùng từ trường máy có 3/4 (75%) cal xương tốt, 1/4 (25%) không kết quả. Nhận xét thấy từ trường có tác dụng tốt với liền xương, từ trường máy có vẻ rõ hơn.

Điều trị đợt viêm mũi xuất tiết bằng từ trường (Dương Xuân Đạm 1990): tác giả dùng hai viên nam châm đường kính 6mm, cường độ 500G dán đối cực liên tục vào hai bên mũi (huyệt thượng nghinh hương) trong 5-7 ngày. Kết quả: hết tắc mũi 8/16, vừa (hết tắc, còn chảy ít nước mũi) 5/16 và kém 3/16 bệnh nhân. Kết quả này có thể so sánh với điểu trị bằng sóng ngắn, nhưng đơn giản và an toàn hơn.

Ứng dụng từ trường trong viêm, đau các cơ quan nội tạng (Dương Xuân Đạm, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Trọng Lưu 1991): tác giả dùng viên nam châm nhân tạo cỡ lớn (đường kính 30mm), cường độ 60mT và máy tạo từ trường xoay chiều 50Hz, cường độ 42mT (Viện Công nghệ TCKT) điều trị cho các bệnh nhân bị đau dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày, loét hành tá tràng), viêm đại tràng mạn tính thể táo bón, viêm phần phụ và cổ tử cung. Nhận xét thấy kết quả điều trị là khả quan, giảm và cắt đau tốt, cải thiện triệu chứng cơ năng (ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, táo bón, tiết dịch…).

– Bước đầu sử dụng từ trường xoay chiều tần số thấp điều trị cơn đau dạ dày – hành tá tràng (Nguyễn Trọng Lưu 1993): tác giả sử dụng máy điện từ trường Poliut-1 (Liên Xô cũ) và máy điện từ trường đơn cực (Viện Công nghệ TCKT) có dạng đầu phát chữ U, cường độ 40-42mT/50Hz, điều trị ở vùng thượng vị cho các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng. Thời gian điều trị 20 phút/ngày, trong 15-20 ngày. Kết quả tốt 46/51 (90,2%), không tốt 5/51 (9,8%). Nhận xét thấy tác dụng giảm đau đạt được từ ngày thứ 5-7, mức độ đau giảm rõ, các triệu chứng được cải thiện tốt (ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, mất ngủ). Không có tai biến, biến chứng trong điều trị. Tác dụng có thể so sánh với điều trị bằng điện phân Novocain vùng thượng vị.

– Nghiên cứu ứng dụng từ trường nhân tạo điều trị thiểu năng tuần hoàn não (Nguyễn Trọng Lưu, Trịnh Ngọc Diệu 2002): tác giả sử dụng máy tạo từ trường xung DK-800 do Trung tâm Vật lý kỹ thuật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sản xuất, với các thông số kỹ thuật như: dạng từ trường xoay chiều, xung sin, đầu phát chữ U, cường độ 45-80mT, đặt hai bên cột sống cổ ở bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền, thời gian điều trị 20 phút/ngày, trong 10-15 ngày. Kết quả cải thiện rõ rệt cả về cơ năng (giảm đau nặng đầu, giảm chóng mặt, ù tai, giảm căng thẳng, cải thiện khả năng làm việc trí óc và cải thiện giấc ngủ…) và thực thể (lưu huyết não, điểm Hadjev). Nhóm điều trị giả từ trường (placebo) không có kết quả.

Ứng dụng từ trường xung điều trị thoái hoá xương khớp ở người lớn tuổi (Nguyễn Trọng Lưu, Trịnh Ngọc Diệu 2007).

Nghiên cứu sự phục hồi thần kinh và vận động ở bệnh nhân sau đột qui nhồi máu não được điều trị bằng từ trường nhân tạo (Nguyễn Trọng Lưu, Nguyễn Thị Phương Chị, Trịnh Ngọc Diệu).

CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU TRỊ BẰNG TỪ TRƯỜNG

Gồm có hai loại chính:

– Nam châm nhân tạo (Magnet): được chế tạo từ bột Ferit (sắt nhiễm từ BaFe12O19). Nam châm nhân tạo y học có rất nhiều dạng: từ các viên tròn dẹt, chữ nhật hay các loại vòng xuyến với kích cỡ khác nhau tuỳ theo yêu cầu điều trị, đến các dạng đặc biệt như đồng hồ từ tính, dép từ tính, đai lưng từ tính, cốc từ hóa nước… Các viên nam châm nhân tạo có thể được dùng dán trực tiếp lên các điểm
huyệt (theo Đông y) hay các điểm viêm, đau nhỏ (phần mềm, xương khớp…) cho tới khi có tác dụng. Ngoài ra các loại đồ dùng từ tính khác (đồng hồ từ, thắt lưng từ, dép từ, cốc từ, chăn đệm từ…) có thể được dùng trong sinh hoạt như là một phương pháp để dự phòng bệnh tật và tăng cường sức khoẻ, đang được nhiều nước quan tâm phát triển.

– Máy tạo từ trường nhân tạo (Magentiser): nguyên tắc tạo từ trường ở máy từ trường chữa bệnh giống như một nam châm điện thông thường, bao gồm một cuộn dây và lõi sắt từ, tạo thành đầu phát từ. Cường độ từ trường tỷ lệ với cường độ dòng điện, số vòng cuộn dây và hệ số từ thẩm của lõi sắt từ. Các đầu phát từ thông dụng là chữ U, chữ I, đầu phát thẳng, đầu phát hình móng ngựa, dạng
Solenoid, dạng Helmholtz… Để tạo ra các dạng từ trường khác nhau sử dụng theo những mục đích, yêu cầu điều trị riêng, người ta thiết kế hệ thống nguồn điều khiển có thể tạo ra các dạng từ trường hằng định (một chiều), từ trường biến đổi (xoay chiều), từ trường xung… với cường độ từ trường có thể điều chỉnh được và nhiều loại đầu phát từ khác nhau để phù hợp với những vùng, bộ phận của cơ thể như xương khớp, phần mềm, cơ quan nội tạng…

Xin giới thiệu một số sản phẩm và thiết bị điều trị từ trường tiêu biểu do Việt Nam sản xuất trong chương trình “Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng từ trường trong y học” (đề tài liên viện: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện Vật lý Việt Nam). .

1. Máy tạo từ trường xung DK-800 /DKE-1500

Là sản phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Trung tâm Vật lý kỹ thuật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Máy có các đặc điểm kỹ thuật như:

– Hai đầu phát từ trường, dạng chữ U

– Dòng (Imax) ≅ 1,8A

– Tần số: 25-50-75-100-150Hz

– Dạng từ trường: xung sin, xoay chiều

– Cảm ứng từ ra: 600-1200Gauss (400-800G với DK-800)

– Công suất tiêu thụ: 120W

– Nguồn nuôi: 220V/50-60Hz

– Trọng lượng: 4kg (DK-800), 10kg (DK-1500)

Máy được ứng dụng điều trị cho hầu hết các bệnh có chỉ định điều trị từ trường, đặc biệt là các đau xương khớp thoái hoá, chậm liền xương, viêm đau cơ quan nội tạng (dạ dày, đại tràng, phần phụ…), rối loạn tuần hoàn ngoại biên (viêm tắc động-tĩnh mạch chỉ, thiểu năng tuần hoàn não…).

2. Các viên nam châm chữa bệnh Φ6, Φ10 (Magnetic press pallet)

– Tác dụng: chữa viêm, đau cục bộ nông, điều trị trên huyệt (từ châm).

– Đặc điểm: dạng viên tròn đường kính 6mm và 10mm, cường độ 400-500Gauss, cực bắc-nam.

3. Đồng hồ từ tính (Magnetic timer)

– Tác dụng tăng cường sức khoẻ, điều hòa hoạt động chức năng cơ thể, điều hòa huyết áp động mạch, kết hợp để xem giờ.

– Đặc điểm: sử dụng viên nam châm Ferit Bari lưỡng cực, cường độ 520-650Gauss gắn vào mặt sau của đồng hồ xem giờ. Khi sử dụng đeo vào cổ tay như bình thường.

4. Gối từ tính (Magnetic pilow)

– Tác dụng: điều hoà lưu thông tuần hoàn máu lên não, giảm đau đầu, tạo thư giãn thần kinh, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, phòng và chữa đau mỏi vùng gáy, thoái hoá đốt sống cổ.

– Đặc điểm: sử dụng 24 viên nam châm Ferit Bari, cường độ 650-750Gauss gắn vào các vị trí đặc biệt trên gối, tương ứng với vị trí cột sống cổ. Sử dụng làm gối đầu khi nằm ngủ.

5. Đai lưng từ tính (Magnetic body belt)

– Tác dụng: phòng và chữa đau lưng và một số bệnh lý mạn tính của cơ quan nội tạng như dạ dày, đại tràng…

– Đặc điểm: sử dụng 4 khối từ Ferit Bari đơn cực Φ18, cường độ 650-750Gauss gắn vào các vị trí đặc biệt trên đai lưng làm bằng sợi tổng hợp co giãn. Khi đeo vào, các viên nam châm sẽ tương ứng với các huyệt vị quan trọng ở vùng thắt lưng.

6. Lót giày từ tính (Magentic sheet slipper)

– Tác dụng: phòng và chữa chứng tê thấp đau nhức, thoái hoá các khớp ở bàn chân, viêm tắc mạch bàn chân, suy nhược thần kinh, điều hòa huyết áp…

– Đặc điểm: gồm 9 viên nam châm Φ10, cường độ 400-500Gauss, gắn vào mặt lót giày, tương ứng các huyệt vị quan trọng của bàn chân. Sử dụng khi đi giày.

7. Mũ từ tính (Magnetic hat)

– Tác dụng: tăng cường tuần hoàn máu lên não, hạn chế mệt mỏi, đau đầu khi lao động, hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng, dự phòng và chữa hội chứng suy nhược thần kinh.

– Đặc điểm: gồm 7 viên nam châm lưỡng cực Φ10 và Φ18 gắn vào mặt trong của mũ, tương ứng với các huyệt vị quan trọng của vùng đầu.

8. Cốc từ tính (Magnetic cup)

– Tác dụng: từ hoá nước làm tăng hoạt tính của nước uống, giúp tăng cường và bảo vệ sức khoẻ, góp phần điều hoà từ trường nội sinh của cơ thể và hạn chế một số chứng bệnh về tiêu hoá, mạch máu….

– Đặc điểm: ruột cốc làm bằng gốm sứ tráng men, dung tích 250ml, được đặt trong một khối nam châm vĩnh cửu có cường độ đủ mạnh để từ hoá nước (cường độ từ trường bề mặt trong lòng ruột cốc đạt 360Gauss).