Tài liệu Y học

Thư viện tài liệu học tập Y học

Lọc nâng cao

Chuyên ngành

Tiếng Việt

DÒNG GANVANIC

Chuyên ngành: Vật lý trị liệu
Đây là bài số 20 phần 1, sách Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, năm 2010 (bản đầu tiên là 2002).

- Bs Đỗ Thị Thúy Anh chỉnh lý

Dòng Ganvanic là dòng điện một chiều đều, nghĩa là dòng điện không thay đối về cường độ và chiều vận động của điện tử. Nguồn phát dòng Ganvanic có thể là pịn, bình ắc quy. Các máy phát hiện đại sử dụng nguồn điện xoay chiều của thành phố, chỉnh lưu thành dòng điện một chiều để dùng cho bệnh nhân.

NGUYÊN TẮC CHUYỂN THÀNH DÒNG ĐIỆN MỘT CHIẾU

Đèn hai cực

Đèn hai cực dùng để biến dòng điện xoay chiều thành một chiều với nguyên tắc điện tử chỉ di chuyển một chiều từ cực âm đến cực dương. Đèn hai cực gồm một bầu thủy tinh mà trong là chân không, gồm có : (i) Catot còn gọi là tuyến cực, là dây tungsten f, được đốt nóng bởi một nguồn điện 6.3 V giữa hai đầu FF”. Dòng điện này là dòng xoay chiều, được cung cấp bởi máy hạ thế. (ii) Anot hay bản cực P là một tấm kim loại bao quanh tuyến cực.

Sau khi đốt nóng dây tungsten, các điện tử sẽ bức xạ và di chuyển về bản cực nếu nó có điện thế dương. Nói khác đi, điện tử chỉ có thể đi qua đèn theo một chiều từ f đến P. Kết quả là ta có được một dòng điện xung một chiều. Đèn hai cực (diod) là bộ phận điện nửa sóng. Ta có thể nắn điện toàn sóng nhờ hai diod hay một diod kép.

Mạch điện cơ bản

Hình: Dòng điện thành phố qua biến thế (1). Từ biến thế sẽ có cuộn thứ cấp hạ thế (2) cung cấp điện áp 6.3 V cho tuyến cực (tim đèn) và cuộn thứ cấp (3) cho hai bản cực. Hai bản cực này luân phiên nhau nhận điện thế dương của mạch điện nên điện tử qua đèn hai cực (4) liên tục. Dòng điện xoay chiều (A) đã được nắn thành dòng một chiều nhưng chưa đều vì cường độ còn thay đối (B). Sau khi qua bộ lọc (5) gồm hai tụ điện C1 và C2 và một cuộn cảm L thì dòng điện trở nên phẳng (C). Ở chiết áp (6) ta lấy ra được một phần điện thế một chiều dùng cho bệnh nhân. Đồng hồ đo mA (7) cho biết cường độ dòng điện qua bệnh nhân.

TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG GANVANIC

Cơ thể người có thể được xem như một vật thể xốp, thấm một dung dịch hỗn hợp nhiều chất điện giải, trong đó muối ăn NaCl chiếm một tỷ lệ cao nhất. Tác dụng sinh lý của dòng Ganvanic được thể hiện :

Tác dụng trên sự tập trung của các ion

Khi dòng Ganvanic qua cơ thể, giữa các điện cực có một điện trường hằng động làm cho tất cả các chất dưới dạng ion di chuyển, đồng thời có sự vận động của phần tử nước. Các lon mang điện tích dương gọi là cation đi về âm cực (catot), các ion âm tức anion đi về dương cực (anot).

Các ion di chuyển với những vận tốc khác nhau. Vận tốc di chuyển của ion phụ thuộc vào sự thăng bằng của các ion trong các tổ chức, sẽ bị phá huỷ dưới tác dụng của dòng Ganvanic, dẫn đến kết quả là có sự tập trung của các lon ở ranh giới giữa các tổ chức, kế cả ở màng tế bào. Ngoài ra, dòng Ganvanic cũng ảnh hưởng đến sự thẩm thấu nước qua màng tế bào. Hiện tượng này gọi là điện thẩm. Các sự thay đổi này gây nên các phản ứng kiểu phản xạ và các phản ứng do thay đối tính chất thể dịch của cơ thể. Đây chính là mục đích điều trị mà ta nhằm thực hiện.

Tác dụng vận mạch

Dòng Ganvanic tạo nên một hậu quả co mạch trong một giai đoạn ngắn rồi chuyển qua quá trình giãn mạch rõ rệt ở giữa hai điện cực. Hiện tượng này tổn tại trong vài giờ rồi sau đó mất hẳn. Quá trình giãn mạch không phải chỉ xuất hiện trên bề mặt da, mà còn xuất hiện ở các mạch máu nằm sâu trong các lớp cơ. Tác dụng giãn mạch của dòng Ganvanic không phải là tác dụng gây nóng trên thành mạch, mà là tác dụng trên hệ thống thần kinh vận mạch và đây là một tác dụng trực tiếp.

Tác dụng này dẫn đến một kết quả xa hơn là điều trị nhanh chóng đối với những trường hợp teo da do thiểu năng dinh dưỡng, đối với những vết loét lâu lành. Ngoài ra, do sự gia tăng tuần hoàn mà các biểu hiện viêm nhiễm và phù nề giảm bớt, triệu chứng đau cũng thoái triển. Hơn nữa, dòng Ganvanic còn có giá trị kích thích dinh dưỡng đối với các chi bại liệt, teo nhỏ…

Tác dụng lên thần kinh cảm giác

Với các kích thích nhỏ và đều đặn như kim châm của dòng Ganvanic, nó có tác dụng làm ức chế các đầu thần kinh thụ cảm ở da. Ngoài ra, với các kích thích nhỏ này còn có thể làm thoái triển được các kích thích mạnh do các quá trình bệnh lý tạo nên.

Dòng Ganvanic có cường độ không đổi nên không gây những thay đổi lớn trong cơ thể. Vì thế, nó được sử dụng như một phương pháp điều trị ôn hoà trong những trường hợp viêm rễ thần kinh cấp và đau dây thần kinh. Tác dụng giảm đau thấy ở dưới hai điện cực nhưng bị hạn chế nhiều ở âm cực.

CÁC PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG

Dòng Ganvanic với điện cực tấm

Điện cực : Điện cực là những tấm mềm mại dễ uốn bằng chì hay kẽm, dày khoảng 0,3 – 1mm. Các góc điện cực được cắt tròn để điện không tập trung.
Các vật đệm dưới điện cực làm bằng nguyên liệu thấm nước tốt. Thường dùng vải hay gạc xếp làm nhiều lớp dày khoảng 1 – 2cm hoặc những tấm bọt biển. Sau khi điều trị thì các tấm chì được là (ủi) cho thẳng và các tấm lót phải được giặt sạch dưới một nguồn nước lưu chuyển để loại bỏ các lon tích tụ ở trong.

Sau khi điều trị nhiều lần, bề mặt chì sẽ bị một lớp oxyd hoặc muối bao phủ làm độ dẫn điện kém. Vì thế, khoảng 1-2 tháng cần dùng giấy nhám đánh bóng lại một lần.

Các vật đệm phải được chuẩn bị tốt để tránh lây lan bệnh ngoài da. Vật đệm phải dài hơn 1-2cm so với mỗi chiều dài của điện cực để hạn chế sự chạm trực tiếp điện cực lên da. Đây là một sai sót có thể gây nên bỏng hoá học ở da do quá trình điện ly dưới điện cực. Ở cực dương, bỏng do tác dụng của acid (HC]) và ở cực âm do ảnh hưởng của chất kiềm (NaOH).

Các điện cực có thể đặt đối diện trực tiếp, đặt chéo hay đặt đồng diện tuỳ theo ta muốn có sự phân bố của điện trường. Hai điện cực nên bằng nhau để tránh sự tập trung điện trường ở điện cực nhỏ. Khoảng cách giữa hai điện cực không được nhỏ hơn so với kích thước của điện cực. Trong những trường hợp bất khả kháng thì khoảng cách không được dưới 3cm.

Hình: Phân bố các đường sức điện

 

 

 

 

Liều lượng

Cường độ : Cường độ dòng điện cho phép là 0,2mA/cm² điện cực hay 0.5 – 2mA/10cm² điện cực và không được cao hơn. Nếu không sẽ gây nên hiện tượng đốt điện và một cảm giác đau buốt.

Cường độ dòng điện được tiêu chuẩn hoá chặt chế giữa hai yếu tố: quá trình bệnh lý và sự nhạy cảm của bệnh nhân đối với dòng điện. Nói chung, trong quá trình bệnh cấp thì dùng liều nhỏ và ngược lại. Đối với bệnh nhân thì một liều trung bình sẽ cho cảm giác châm chích và nóng nhẹ. Sau điều trị sẽ có một vùng đỏ da nhẹ và đồng đều dưới hai điện cực.

Diện tích điện cực phải lớn nhằm mục đích khắc phục sức để kháng của da, vì đường dẫn điện vào cơ thể chủ yếu là do các tuyến mồ hôi. Khả năng dẫn điện của da phụ thuộc vào sự bài tiết của các tuyến mồ hôi, sự lưu thông máu ở dưới da, sự tăng nhiệt độ da và sự tổn thương bệnh lý của da. Để làm giảm bớt điện trở của da, cần chuẩn bị tốt bằng cách làm nóng da, thấm nước tốt các vật đệm dưới điện cực.

Muốn có tác dụng sâu, diện tích điện cực phải lớn, để bù lại những tổn thất của các đường sức điện, do sự phân tán ở các bờ điện cực. Sự phân tán làm giảm mật độ điện trường ở các mô sâu. Ngoài ra, điện cực lớn còn cho phép ta sử dụng cường độ dòng điện lớn hơn, nhằm bù đắp lại sự giảm cường độ qua việc khắc phục sức đề kháng của da.

Thời gian: có thể kéo dài từ 5-30 phút, và nếu muốn thu được kết quả tốt trong điều trị với cường độ thấp, thì thời gian đương nhiên phải dài hơn. Có thể điều trị hàng ngày.

Tắm ganvanic

Tắm ganvanic có thể là từng phần hay toàn thân. Tắm ganvanic từng phần chủ yếu là dùng cho các chi. Bồn tắm là các bình rộng bằng sứ cách điện với các điện cực ngâm trong nước bằng than. Tắm ganvanic toàn thân, bồn rộng hơn làm bằng gỗ hay chất dẻo với các điện cực tấm lớn bằng than.

Sử dụng phương pháp tắm ganvanic có điểm thuận lợi là sự phân bố các đường sức điện đồng đều hơn. Chúng ta có thể dùng cường độ lớn hơn. Ngoài ra tắm ganvanic còn được hỗ trợ bằng áp lực thuỷ tĩnh và nhiệt độ của nước.

Cần lưu ý là trong tắm ganvanic từng phần, các điện cực được đặt sao cho các đường sức điện không đi qua tim.

Điện phân dẫn thuốc

Là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể bằng dòng điện một chiều. Phương pháp này nhằm kết hợp tác dụng của dòng Ganvanic và tác dụng của các ion thuốc sẵn có. Nguyên tắc chính là các thuốc phân ly dưới dạng ion sẽ được di chuyển đến các điện cực trái dấu. Phương pháp này cũng có ích trong mục đích loại bỏ bớt các ion có hại trong cơ thể.

Khi sử dụng phương pháp điện phân thuốc, cần phải biết là dung dịch thuốc có thể dùng dòng Ganvanic để phân thành ion có tác dụng chữa bệnh hay không và phải xác định xem ion mang điện tích gì để đặt đúng điện cực.

Vì liều lượng thuốc vào cơ thể chúng ta không biết được một cách chính xác, nên điện phân thuốc chỉ áp dụng đối với mục đích tại chỗ. Muốn có tác dụng toàn thân thì phương pháp này sẽ rất nguy hiểm hoặc không đạt được kết quả gì. Do đó sử dụng thuốc bằng đường uống và đường tiêm tốt hơn.

KỸ THUẬT TRỊ LIỆU

Thử máy

Cần kiểm tra máy trước khi điều trị. Các dây dẫn phải tốt và sự tiếp xức giữa dây và ổ cắm phải hoàn hão. Vặn nút cường độ về vị trí zero. Nối dây dẫn ra bệnh nhân với điện cực có cả vật đệm. Đặt hai lớp vải đệm sát nhau. Bật nút cho điện vào máy, tăng cường độ dòng điện lên từ từ. Kim đồng hồ mA phải tăng lên đều đặn. Nếu kim đồng hồ nhảy lên xuống là không tốt. Hạ dần cường độ dòng điện
và tắt máy để chuẩn bị điều trị cho bệnh nhân.

Chuẩn bị bệnh nhân

Bệnh nhân trong tư thế thoải mái và vững chắc. Nơi đặt điện cực phải được bộc lộ. Nếu da quá khô, ta có thể sưởi nóng trước. Bệnh nhân được cho biết trước cảm giác đồng điện khi vào cơ thể. Đó là cảm giác tê, nóng nhẹ và cần thông báo ngay nếu có cảm giác nóng rát hay đau buốt, hoặc có các biểu hiện khó chịu. Dặn kỹ bệnh nhân không được chạm trực tiếp vào điện cực để tránh bỏng hay vào các vật dẫn điện, như ống nước, có thể bị tai nạn do điện giật.

Điện cực

Đặt điện cực cách da bằng vật đệm và cố định bằng dây cao su to bản hoặc túi cát. Các vật đệm phải được thấm nước tốt và khử trùng đúng quy cách. Vật đệm phải lớn hơn điện cực mỗi bề 1-2cm để tránh gây bỏng. Nếu điện phân dẫn thuốc thì các lon thuốc phải đặt đúng điện cực. lon âm đặt ở cực âm, ion dương đặt ở cực dương và cực có thuốc đặt ở vùng cần điều trị.

Đóng, mở máy

Chỉ đóng mở máy khi nút cường độ ở vị trí 0 để tránh thay đổi cường độ đột ngột gây giật. Cường độ phải tăng từ từ cho đến khi có cảm giác châm chích nhẹ.
Không được vượt quá cường độ cho phép. Không được đổi cực đột ngột khi đang điều trị.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chỉ định

(i) Giảm và cắt đau trong các hội chứng đau và viêm do nguyên nhân thần kinh, chấn thương…

(ii) Tăng cường tuần hoàn tại chỗ hay toàn thân, tăng tái sinh tổ chức bị tổn thương trong viêm thần kinh, kích thích sinh dưỡng các chi thể teo.

(iii) Chống viêm, nhất là các loại viêm mạn tính.

(iv) Khi cần đưa một số ion thuốc vào cơ thể hay lấy ra các ion có hại.

(v) Điều hoà các quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương.

(vi) Dùng để đốt các nốt ruồi, mụn cơm…

Chống chỉ định

Viêm da, chàm các loại, viêm cấp có mủ, các u (u độc hoặc u lành), xơ mỡ động mạch ở giai đoạn nặng, suy tim độ 3, bệnh nhân tâm thần kích động, trẻ em quá nhỏ.