ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁC DÒNG ĐIỆN XUNG
Trong thực hành điều trị vật lý (vật lý trị liệu) có rất nhiều các loại dòng điện xung khác nhau, cả những dòng kinh điển và các dòng mới xuất hiện. Việc lựa chọn dòng sử dụng sẽ trở nên phức tạp rất nhiều nếu không xác định đúng mục đích, yêu cầu của việc điêu trị, cũng như hiểu biết đầy đủ về những đặc điểm, tác dụng của các loại dòng điện xung khác nhau.
Để đáp ứng yêu cầu khai thác tốt các thiết bị điều trị hiện có, chúng tôi xin giới thiệu một số dòng điện xung đang được phổ biến hiện nay và những ứng dụng điều trị của chúng…
1. DÒNG FARADIC MỚI (Neo-Faradic)
Dòng Faradic mới bao gồm các dòng điện xung hình chữ nhật (galvanic nhịp) và dòng điện xung hình tam giác có chung các đặc điểm về thông số kích thích (tần số và thời gian xung). Đây là các dòng điện xung kinh điển, được ứng dụng đầu tiên, từ cuối thê kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, do các tác giả Galvani (Ý) và Faraday (Anh) phát hiện và đề xuất.
Dòng Faradic mới có đặc điểm là hình dạng xung khá nhọn, với thời gian xung quy ước là 1ms và khoảng nghỉ là 19ms, tạo thành tần số 50Hz. Về mặt thực hành, nó đáp ứng được khoảng tần số gây co rút cơ dễ chịu (từ 40-80Hz).
Hình 1: Co rút cơ tetanic (không đẳng trương) bằng cách tăng tần số kích thích
Dòng Faradic được ứng dụng cả cho chẩn đoán lẫn điều trị.
Về chẩn đoán, được dùng để đánh giá phản ứng nhược cơ, phản ứng tăng trương lực cơ, xác định vị trí nghẽn (block) do liệt thần kinh mà không có thoái hoá ngoại vi.
Về điều trị, dòng xung được dùng dưới dạng kích thích chức năng (Functional Electro- Stimulation) trong các trường hợp mất khả năng co cơ chủ động sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương, giai đoạn sớm trong phục hồi phân bố (chi phối) thần kinh, teo cơ sau bất động kéo dài, bại liệt…
Người ta sử dụng một dòng xung nền có tần số nằm trong khoảng từ 40 – 80 Hz (trung bình là 50 Hz) được điều biến thành các nhịp uốn sóng, tạo ra các chuỗi co cơ theo nhịp, có thể điều chỉnh được, từ 1 đến 10 lần/ phút, tùy theo tình trạng cụ thể của cơ. Phương pháp kích thích này tạo nên hiệu quả hồi phục cơ rất cao. Ngoài ra theo quan điểm tần số dòng faradic không chỉ thích hợp cho kích thích cơ, mà với một cường độ vừa đủ (ngưỡng cảm giác) nó còn có tác dụng tốt trong cắt đau.
2. DÒNG ĐIỆN XUNG HÌNH LƯỠI CÀY (Exponentiel)
Nếu ta cho cường độ của một dòng galvanic lên đúng “thềm” kích thích, thì cơ sẽ co giật. Nhưng nếu cho dòng điện đó lên từ từ, thì cơ sẽ không giật nữa. Như vậy, nếu thời gian và cường độ không thay đổi, sự kích thích chỉ có hiệu quả co giật nếu điện lên từ 0 đến cường độ “thềm” một cách rất nhanh.
Loại dòng điện có cường độ từ từ vậy được gọi là “dòng điện tăng dần” (courant progressif) hay
dòng điện xung hình lưỡi cày (do hình dạng xung giống như chiếc lưỡi cày).
Dòng điện xung hình lưỡi cày có đặc điểm là độ dốc lên xung rất từ từ và có thể thay đổi được. Tần số dòng biến đổi từ 50-5000Hz. Thời gian xung tương đối dài từ 1,6 đến 60 ms, phù hợp với tính kích thích đã bị giảm sút do cơ bị bệnh thoái hóa cơ. Ta biết rằng những cơ này là những cơ chậm (slow twitch). Muốn làm cho nó co với dòng galvanic lên nhanh như dạng sóng chữ nhật chẳng hạn, thì phải cần một cường độ rất cao, mà các cơ lành bên cạnh chưa bị thoái hóa không thể chịu được. Nhưng với dòng “tiến dần” thì cơ bệnh có thể co với một cường độ kích thích cao nhưng cơ lành (do tính thích ứng) sẽ không co. Tính chất đặc biệt này giúp cho chẩn đoán cổ điển một phương pháp rất hay để nghiên cứu các cơ thoái hóa.
Với một cơ bình thường, chỉ cho vào 2 microfarads thì nó co. Nhưng với một cơ thoái hóa có khi cho vào hàng chục microfarads nó mới co giật. Nếu cho xung tăng từ từ, cơ lành sẽ không co. Phương pháp này không những dùng trong chẩn đoán cơ mà còn được áp dụng trong điều trị. Nhờ đó ta có thể luyện tập cho những cơ đã bị thoái hóa nặng co giật với những cường độ cao mà không làm co giật hoặc mệt mỏi những cơ lành bên cạnh.
3. DÒNG ĐIỆN XUNG HÌNH SIN (Dyadynamic)
Là dòng điện xung được Bernard đề xuất và áp dụng từ năm 1943. Ban đầu chỉ gồm có hai dạng dòng cơ bản là:
- Dòng 1 pha cố định (Monophase Fixe) có tần số 50 Hz không đổi, gây ra cảm giác rung mạnh và co rút cơ
- Dòng 2 pha cố định (Diphase Fixe) có tần số 100Hz không đổi, gây ra cảm giác ngứa hay kiến bò nhẹ trên da. Chỉ gây co cơ khi cường độ dòng đã khá cao. Là dòng dễ chịu nhất trong các dòng điện xung hình sin.
Vấn đề với hai dạng dòng này là hiện tượng quen khá nhanh chỉ sau một thời gian kích thích ngắn (1-2 phút) làm cho kích thích trở nên kém hiệu quả. Có hai cách khắc phục, đó là tăng cường độ dòng hoặc là biến đổi tần số kích thích. Cách thứ nhất có thể gây ra nguy hiểm. Cách thứ hai thì dẫn tới sự ra đời của ba dạng dòng mới, còn gọi là dòng biến điệu, đó là:
– Dòng biến điệu chu kỳ dài (Longues Periods): là dòng có sự biến đổi chậm, luân phiên giữa dòng DƑ và dòng MF theo từng nhịp 6 giây. Dòng này kích thích mạnh hơn dòng DE đôi chút và gây co rút cơ nhẹ trong pha MF.
– Dòng biên điệu chu kỳ ngắn (Courtes Periods): là dòng có sự biến đổi nhanh, luân phiên giữa dòng DF và MF theo từng nhịp 1 giây. Dòng này kích thích nhẹ hơn dòng ME đôi chút, nhưng mạnh hơn hẳn dòng LP hay dòng DF. Trong pha MF có thể gây co rút cơ nhẹ.
– Dòng một pha gián đoạn (Rythme Syncope): trên cơ sở của dòng MF tạo ra các khoảng nghỉ xen kẽ với thời gian có xung theo từng nhịp 1 phút, làm cho dòng rất khó bị quen và duy trì được khả năng kích thích cơ rất mạnh.
– Dòng CPid: đây là dòng được phát triển trên cơ sở của dòng CP, chỉ khác là cường độ trong pha DF cao hơn pha MF 10%. Như vậy sẽ làm mất đi sự khác biệt về cảm giác giữa pha DF và MF.
Hình 2: Từ trên xuống Dòng DF→Dòng MF→Dòng LP→ Dòng CP
Các dòng điện xung hình sin thường dược dùng vào mục đích giảm đau nói chung (đau gân, cơ, khớp, thần kinh…) khá hiệu quá. Ngoài ra, còn được áp dụng điều trị các rối loạn thực vật, chống có thắt, giảm phù nề, kích thích cơ (thể dục điện)…
Trong thực hành điều trị, cần lưu ý hai vấn đề: khả năng kích thích của dòng và tình trạng tổn thương bệnh lý. Với cùng một cường độ, khả năng kích thích của các dòng điện xung hình sin được sắp xếp theo thứ tự mức độ từ nhẹ đến mạnh như sau:
DF → LP → CP → CPid → MF
Nguyên tắc ứng dụng là: đối với các rối loạn bệnh càng nặng (bệnh cấp tính) thì sử dụng dòng càng êm dịu (DE/LP); ngược lại, rối loạn càng nhẹ (bệnh mạn tính) thì sử dụng dòng kích thích càng mạnh (CP /CPid / MF). Trên thưc tế, do dòng MF kích thích rất mạnh, nên hầu như không được sử dụng trong trường hợp nào cả. Dòng RS chỉ dùng cho kích thích cơ (thể dục điện). Dòng DF êm dịu nhất, nên thường được sử dụng trong những lần điều trị đầu tiên để bệnh nhân làm quen trước khi bắt đầu điều trị bằng những dòng kích thích mạnh hơn.
Xin giới thiệu cách lựa chọn phác đồ điều trị bằng các dòng điện xung hình sin như sau:
4. DÒNG ĐIỆN XUNG 2-5 (Trabert, Ultra-reiz)
Dòng 2-5 được để xuất và phát triển dựa trên kinh nghiệm của Trabert, với một số đặc điểm, đó là dòng xung vuông một chiều, có thời gian xung là 2ms và khoảng nghỉ là 5ms, tần số dòng vào khoảng 143Hz, rất thích hợp cho việc kích thích chọn lọc các sợi thần kinh dày (Aδ) với tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh chóng và kéo dài trong vài giờ đồng hồ sau khi điều trị.
Hình 3: Dòng 2-5
Đặc biệt, dòng 2-5 rất thích hợp cho việc tác động theo tiết đoạn tuỷ, gây ảnh hưởng điều trị trên cả một vùng rộng.
Trabert đã đề xuất bốn vị trí đặt điện cực rất điển hình, là:
- Vị trí EL I: điều trị cho vùng chẩm, vùng cổ và vai.
- VỊ trí EL lI: điều trị cho vùng ngực và cánh tay.
- VỊ trí EL III: điều trị cho vùng ngực và lưng.
- VỊ trí EL III: điều trị cho vùng thắt lưng và chân.
Hình 4: Vị trí đặt điện cực của Trabert (EL: Electrode Localisation)
Hiện nay, hầu hết các liệu trình điều trị đều bắt đầu bằng một trong bốn vị trí kể trên tuỳ theo vùng tiết đoạn tuỷ chi phối bệnh, sau đó mới điều trị tiếp tại chỗ bị tổn thương.
Điểm đáng lưu ý trong thực hành vì đây là dòng có thông số không thay đổi, do đó hiện tượng quen xảy ra rất nhanh, cần khắc phục bằng cách liên tục tăng cường độ dòng theo phác đồ dưới đây:
5. DÒNG ĐIỆN XUNG GIAO THOA (Interferentiel)
Dòng giao thoa do Nemec đề xuất và phát triển từ những năm 1950, là một dòng vừa có tác dụng của tần số thấp một chiều, vừa ít kích thích da do tác dụng của các dòng xoay chiều tần số trung bình hoặc cao hơn.
Giao thoa là hiện tượng xảy ra khi có hai hoặc nhiều sóng xoay chiều trùng khớp với nhau tại cùng một điểm hoặc một loạt điểm trong môi trường, chẳng hạn như sóng ánh sáng, sóng âm thanh và các dòng xoay chiều.
Liệu pháp giao thoa được áp dụng trong điều trị bằng cách cho hai dòng xoay chiều tần số trung bình tương tác lẫn nhau, một dòng có tần số cố định 4000Hz, trong khi tần số của dòng kia có thể điều chỉnh được từ 4000 đến 4250Hz. Kết quả của sự tương tác đó là xuất hiện một dòng xoay chiều tần số trung bình mới, có biên độ dòng tăng-giảm một cách nhịp nhàng. Sự biến đổi biên độ như vậy được gọi là “nhịp điều biến biên độ”, hay nhịp AMF (Amplitute Modulated Frequency). Nhịp AMF tương ứng với sự chênh lệch về tần số của hai dòng nguyên thuỷ (0-250Hz) và được coi là tần số kích thích chính trong điều trị.
Hình: Sự giao thoa của hai dòng xoay chiều tần số trung bình và tạo ra dòng AMF.
Trong ứng dụng điều trị, ngoài những chỉ định chung giống như các dòng điện xung khác, dòng giao thoa còn được coi là một dòng lý tưởng cho kích thích cơ (thể dục điện) và điều trị các tổn thương bệnh lý ở trong sâu, bởi có thể dùng cường độ khá dòng cao, mà vẫn không gây ra cảm giác kích thích khó chịu ở dưới các điện cực, nơi có các tận cùng thần kinh cảm giác (do sóng mang có tần số trung bình). Hơn nữa, đây lại là dòng xoay chiều không có hiện tượng phân cực, bởi vậy không gây ra tác dụng điện phân, nên không sợ tốn thương da như các dòng một chiều.
Điểm đáng lưu ý trong thực hành điều trị là ở chỗ đây là dòng có khá nhiều thông số và kỹ thuật áp dụng, nên việc lựa chọn sao cho đúng với mục đích yêu cầu điều trị đặt ra đôi khi cũng là vấn đề khá phức tạp. Những thông số chính của một dòng giao thoa bao gồm:
– Tần số kích thích. Chính là tần số AMF (trước đây còn gọi là xung bọc), có thể điều chỉnh được theo yêu cầu điều trị. Thường chia thành hai nhóm chính:
+ Tần số AMF cao (80-200Hz): cảm giác kích thích êm dịu, thường áp dụng điều trị trong giai đoạn đầu và các bệnh lý cấp tính, có đau nhiều và tăng cảm da.
+ Tần số AMF thấp (dưới 50Hz): cảm giác kích thích thô, sâu và mạnh hơn, thường áp dụng điều trị bệnh lý bán cấp tính và mạn tính, có cảm giác đau nhẹ hơn, hoặc để tạo ra các co rút cơ (thể dục điện).
– Tần số điều biến và khoảng điều biến tần số. Nhược điểm của dòng AMF liên tục (đặc biệt khi tần số trên 100Hz) là bệnh nhân rất chóng quen, làm giảm tác dụng kích thích. Khoảng điều biến tần số được thiết kế để tránh quen bằng cách chồng thêm một tần số phụ (tần số điều biến, có thể thay đổi được) lên trên tần số AMF nền. Khoảng điều biến sẽ biến đổi tần số của nó từ “0” cho tới giá trị tần số cao nhất đã được đặt theo một nhịp cho trước. Ngoài ra, nó còn cho phép điều chỉnh tần số kích thích được đúng với tình trạng tổn thương bệnh lý. Khoảng điều biến tần số rộng (50-100Hz) thích hợp cho các bệnh lý cấp tính; trong khi khoảng điều biến hẹp (10-40Hz) thường áp dụng cho các bệnh lý bán cấp và mạn tính.
Chương trình điều biến: Biểu thị tỷ lệ thời gian giữa tần số AMF nền với tần số điều biến (tính bằng giây). Có nhiều chương trình điều biến, như 1/ 1, 1/51/5, 6/6, 1/30/1/30… tùy theo mục đích điều trị khác nhau. Những chương trình điều biến nhẹ nhàng, thời gian kéo dài (6/6, 1/20/1/20) thích hợp cho bệnh cấp tính. Chương trình điều biến đột ngột, thời gian ngắn (1/1) thích hợp cho bệnh mạn tính.
Hình 7: Một số dạng chương trình điều biển
– Độ sâu điều biến. Trong trạng thái lý tưởng, biên độ dòng sẽ biến đổi từ “0” cho tới cực đại, tạo nên các độ sâu điều biến khác nhau tuỳ theo kỹ thuật được sử dụng. Độ sâu điều biến 100% được coi là tối ưu, vì có tác dụng kích thích mạnh và chống quen.
– Tần số sóng mang: Là trung bình cộng của các tần số dòng nguyên thuỷ đã tạo ra dòng giao thoa đó {F = (F1 + F2)/2}. Trong giảm đau thường dùng tần số sóng mang từ 4000Hz trở lên; để kích thích cơ thì dùng tần số từ 2000-2500Hz.
– Cường độ dòng. Với mục đích giảm đau, thường chỉ dùng cường độ dòng tương đối thấp; còn kích thích cơ lại phải dùng cường độ dòng khá cao đề tạo ra các co rút cơ mạnh. Trong điều trị bệnh lý cấp tính cũng chỉ dùng cường độ đòng thấp; ngược lại, trong bệnh mạn tính dùng cường độ dòng cao hơn.
– Kỹ thuật áp dụng trong điều trị:
Có ba phương pháp điều trị giao thoa là:
+ Phương pháp hai điện cực: sử dụng hai điện cực. Sự giao thoa xảy ra ở bên trong máy và dòng ra khỏi máy là dòng đã được điều biến hoàn chỉnh, với độ sâu điều biến luôn luôn là 100%, nên tác dụng kích thích rất mạnh. Là phương pháp lý tưởng cho kích thích cơ.
+ Phương pháp bốn điện cực: sử dụng hai cặp điện cực. Trong phương pháp này, có hai dòng chưa được điều biến ra khỏi máy và sự giao thoa xảy ra ngay trong tổ chức cơ thể, nên tác dụng rất sâu và ít kích thích da. Tuy nhiên, độ sâu điều biến có thể biến đổi từ 0 cho tới 100%.
+ Phương pháp quét vector động học: được dùng đề làm tăng thêm diện tích vùng kích thích có hiệu quả.
6. DÒNG TENS
TENS là tên viết tắt từ thuật ngữ Transcutaneous Electro-Neuro Stimulation, có nghĩa là phương pháp kích thích thần kinh qua da bằng tác nhân điện nhằm mục đích trị liệu và được coi là phương pháp điều trị điện tần số thấp từ năm 1965. Ngoài ra, còn một số tên gọi khác, như TES, TNS, ENS…
Về cơ bản, TENS là một dòng điện xung hình chữ nhật xoay chiều tần số thấp, phù hợp với thuyết “kích thích chọn lọc” và được áp dụng có hiệu quả cho những trường hợp không còn đáp ứng với những dạng trị liệu khác (đặc biệt là giảm đau). Dòng TENS có rất nhiều ưu điểm do nó hầu như không có biến chứng, không gây cảm giác khó chịu, thiết bị tương đối rẻ tiền, nhiều thông số có thể thay đổi được và người bệnh có thể tự điều trị tại nhà được….
Dòng TENS có ba dạng xung cơ bản, có thể lựa chọn tuỳ theo mục đích điều trị:
Hình 9: a) Xung chữ nhật hai pha đối xứng —› kích thích cơ; b) Xung chữ nhật hai pha không
đổi xứng —> giảm đau; c) Xung chữ nhật xoay chiều —› làm liền vết thương
Các xung dòng TENS có đặc điểm là độ dốc xung nhanh, kết hợp hiện tượng đảo cực (hai pha), nên rất khó quen dòng và tránh được tác dụng galvanic khi điều trị kéo dài. Dạng TENS thông dụng nhất là xung chữ nhật hai pha không đối xứng.
Cho đến nay, có ba loại dòng TENS hay được áp dụng điều trị là:
– TENS thông thường. Đặc điểm là có tần số cao (80-100Hz) và cường độ dòng thấp, được dùng phổ biến nhất trong các loại dòng TENS, có hiệu quả rất nhanh trong điều trị chứng tăng cảm và bỏng buốt do tổn thương thần kinh ngoại biên, đau ảo (chi ma), đau do sẹo và đau sau phẫu thuật. Có thể có kết quả tốt trong điều trị chứng đau lưng (thắt lưng).
– TENS châm cứu. Đặc điểm là có tần số thấp (dưới 10Hz) và cường độ dòng cao, được dùng để tác động lên các huyệt vị châm cứu, điều trị các chứng đau mạn tính có hiệu quả.
– Burst-TENS. Là một dạng sửa đổi từ dòng TENS châm cứu theo kiểu điều biến tần số đặc biệt thành từng chuỗi xung (burst) với tần số chuỗi từ 1-5Hz. Điều này dẫn đến sự phóng thích Endorphin ở mức trung ương, gây tác dụng giảm đau rất mạnh. Dòng Burst-TENS được dùng khi dòng TENS thông thường không có hiệu quả và nó đặc biệt thích hợp cho điều trị những vùng đau nằm ở sâu (đau cân, cơ) và những trường hợp đau mạn tính. Tác dụng giảm đau thường xuất hiện muộn (sau 20-30 phút), nhưng có thể kéo dài sau khi kích thích đã kết thúc.
Bảng sau đây tóm tất các loại dòng TENS:
Phác đồ điều trị dòng TENS:
7. DÒNG KÍCH THÍCH NGA (Russian Stimulation)
Là một dạng ứng dụng đặc biệt của dòng có tần số trung bình, do Kots đề xuất và áp dụng tập luyện nhằm làm tăng cường sức cơ cho các vận động viên và các nhà du hành vũ trụ Nga. Các kết quả được báo cáo lần đầu tiên tại cuộc Hội thảo trao đổi kinh nghiệm về kích thích điện hệ cơ-xương giữa Nga và Canada năm 1977.
Đặc điểm là một dòng xung hình sin xoay chiều tần số 2500Hz, được ngắt quãng 50 lần trong một giây, tạo ra một chuỗi xung giống như dòng Busrt-TENS. Tổng thời gian chuỗi xung là 20ms, tý lệ thời gian xung/khoảng nghỉ là 1/1 hoặc 1/5. Tần số chuỗi 50Hz nắm ở khoảng giữa của dải tần số được cho là có tác dụng kích thích cơ mạnh nhất (40-80Hz).
Hình : Dòng kích thích Nga
Trong kỹ thuật này, nên tăng cường độ dòng cho tới khi tạo ra được co rút cơ mạnh, nghĩa là từ mức kích thích vận động cho tới mức giới hạn chịu được. Kích thích co cơ tối đa trong 10 giây (nếu kéo dài hơn thì cơ sẽ mệt), sau đó ngừng kích thích trong 50 giây đê tạo điều kiện cho quả trình tái cực (hồi phục cơ) sau một điện thế hoạt động (thời gian nghỉ ngắn hơn sẽ không đủ để tạo ra co cơ tối đa sau đó, vì cơ vẫn còn trong giai đoạn trơ). Lặp lại toàn bộ 10 lần co cơ theo chu trình trên trong 10 phút, tạo thành công thức “10:50:10” (thể hiện tương quan thời gian co cơ / thời gian nghỉ / số lần co cơ). Việc điều trị được tiến hành hàng ngày trong 5 ngày, nghỉ 2 ngày, rồi điều trị tiếp. Tổng số là 25-35 lần điều trị trong 5-7 tuần.
Một số kết quả đạt được là: tốc độ co cơ đạt tối đa sau 10-15 lần điều trị, lực đẳng trường tăng 10-30% so với co cơ chủ động, sức cơ tăng 40% sau 20-25 lần điều trị, sức bền cơ đạt tối đa sau 35 lần điều trị, có hiện tượng phì đại cơ, nhưng giảm nhanh. Ngoài ra, một số tác giả khác còn đề nghị công thức tính tỷ lệ thời gian co cơ/thời gian nghỉ là 2,5/2,5; 2,5/5; 5/10; 7/25; 20/80…
8. DÒNG MỘT CHIỀU TẦN SỐ 8000Hz
Cho tới nay, thực tế là liệu pháp ion hoá (điện phân thuốc – Iontophoresis) chỉ được ứng dụng với dòng một chiều đều (dòng Galvanic).
Khi dòng một chiều bị ngắt quãng với tần số 8000Hz sẽ tạo ra một loại dòng mới: dòng một chiều tần số trung bình. Với khoảng nghỉ 5μs và thời gian xung là 125μs, chu kỳ hoạt động 95%, tạo ra một dòng mà trên thực tế là giống hệt với dòng Galvanic. Tuy nhiên, có một sự khác biệt chủ yếu, đó là tần sô trung bình của dòng này làm cho nó trở nên “thân thiện” với người bệnh hơn (ít gây ăn mòn da
hơn so với dòng Galvanic).
Liều lượng thuốc đưa vào có thể tính toán theo công thức dùng cho dòng một chiều:
Trong đó: m là khối lượng thuốc được đưa vào (kg)
I là cường độ dòng (A)
t là thời gian có dòng điện (s)
M là khối lượng phân tử gam (kg/mol)
N là hoá trị của chất được đưa vào
Còn lại là hằng số
Mật độ dòng tối đa tại điện cực tác dụng không nên vượt quá 0,2 mA/cm² đề phòng tác dụng ăn mòn da của các dòng một chiều.
Ngoài liệu pháp ion hoá, bằng ảnh hưởng trên hệ thần kinh giao cảm, dòng một chiều tần số 8000Hz còn có thể được dùng đề điều trị đau dây thần kinh, ra nhiều mồ hôi chân tay, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, làm lành vết thương và điều trị những vùng da bị tăng cảm….
9. DÒNG XUNG ĐIỆN THẾ CAO (High Voltage Pulsed Current)
Đặc điểm là dòng xung một chiều dạng chuỗi hai đỉnh liên tiếp nhau (nhịp ngắn), điện thế cao, viết tắt là HVPC.
Trong thực hành điều trị, thường sử dụng cực âm (—) đề kích thích vào vùng bị bệnh, chế độ xung liên tục, tần số 100Hz (thời gian xung 100μs; khoảng nghỉ 9900μs). Biên độ dòng được hiện thị bằng đơn vị điện áp, lên tới 500Volt. Thời gian điều trị thông thường 15 phút.
Chỉ định trong trường hợp cần thư giãn cơ (tăng trương lực cơ, mệt cơ…) hoặc tăng cường tuần hoàn trong thiếu máu cục bộ.
10. VI DÒNG (Micro Current)
Là dòng điện có cường độ dưới 1mA (dưới ngưỡng cảm giác), được tác giả O. Becker đề xuất và phát triển từ những năm 1960.
Theo Becker khi bị chấn thương hay bị bệnh trong các mô sẽ xuất hiện một dòng điện có cường độ rất nhỏ, cỡ mlcroampere, giống như là một dòng điện nội sinh, còn gọi là “dòng tổn thương” có vai quan trọng trong hồi phục các mô mềm.
Vi dòng có đặc điểm là một một dòng xung vuông một pha liên tục và có thể đảo cực được, tần số dưới 3Hz.
Trong thực hành điều trị, vi dòng được chỉ định cho một số trường hợp như:
- Làm liền vết thương: sử dụng tần số cực thấp, dưới 1Hz (0,3Hz), với cường độ cũng cực thấp (cỡ 10-80μA).
- Giảm đau: sử dụng tần số cao hơn (3-30Hz), với cường độ từ 150-600μA. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với tần số 3-30Hz, thì nên điều chỉnh lên tới dải tần số 300-990Hz.
Một số gợi ý trong ứng dụng điều trị như sau:
a) Về tần số:
– 0,1-300Hz là dải tần số chung
– 0,3Hz: liền vết thương
– 3Hz: châm cứu
– 30Hz: kiểm soát đau
– 300Hz: tác dụng trên bạch huyết, giảm phù nề.
b) Về cực tác dụng:
– Cực dương (+): co mạch, giảm đau mạnh hơn. Chỉ định: đau rễ thần kinh, giảm phù nề, bệnh cấp tính, điểm đau (trigger point).
– Cực âm (-): giãn mạch, làm mềm mô sợi, tăng cường tuần hoàn. Chỉ định: sẹo xơ, đau mạn tính, viêm dính…
c) Thời gian điều trị: ”
– Tôn thương mô mềm nói chung: 20-30 phút.
– Đau rễ thần kinh, đau lưng: 30-60 phút.
d) Theo tổn thương bệnh lý:
Tham khảo bài 24 sách Phục hồi chức năng- Vật lý trị liệu, năm 2010.